Một tuần ở Bắc Kinh tham dự sự kiện Festival Thanh thiếu niên thế giới cùng với những diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc Bông Sen, Linh Nga đã có cuộc thám hiểm trở ngược về với tuổi thơ. Học viện múa Bắc Kinh chính là nơi “chim công” làng múa theo học nghề. Cô rất vui khi được trở lại nơi này, nơi gắn một thời tuổi thơ xa gia đình, chỉ sống với sàn tập, những giờ tập luyện nghiêm khắc.
Chính ở nơi đây, Linh Nga đã được học nghề một cách nghiêm túc nhất. Trong dịp trở lại này, Linh Nga chia sẻ, điều cô vui sướng nhất là đã được khắc tên mình ở Học viện múa Bắc Kinh, cái nôi đầu tiên của nghệ thuật múa.
Linh Nga thảnh thơi đi dạo lại trên những con đường quen cô từng đi trước đây. Cô là một trong số không nhiều nghệ sĩ múa “sống được bằng nghề múa”. Sau khi trở về từ Bắc Kinh, Linh Nga đã ghi dấu ấn với người yêu múa bằng “Vũ”. Sau đó liên tiếp là Sen và Sắc Sen, những show múa chuyên nghiệp và có chất lượng nghệ thuật cao.
Linh Nga trong nhà hát của học viện, nơi cô từng luyện tập trước đây.
Linh Nga mang đến Bắc Kinh các tiết mục đã thành công ở Việt Nam như Giấc mơ trưa, Một thoáng Việt Nam với hình ảnh một Việt Nam đầy màu sắc.
Được trở về nơi “bắt đầu”, Linh Nga không giấu nổi niềm vui được gặp lại nhiều bạn bè cùng học và vinh dự chia sẻ với họ rằng mình vẫn múa. Cô cho biết, bạn bè từ khắp các nơi, từng học chung đã tặng cho cô tập giấy, chiếc bút và cả những món quà nhỏ cho con gái của mình. Cô rất vui và hạnh phúc.
Linh Nga từng chia sẻ, khi dời trường cô chỉ sợ không có dịp quay lại và không có dịp nói với các bạn đồng nghiệp là mình vẫn theo nghề. Vì bản thân cũng chẳng biết có đủ nghị lực để đi tiếp nữa không. Nhưng sau 5 năm cô đã có rất nhiều câu chuyện để kể với các bạn. Cô chụp ảnh bên một nghệ sĩ nhỏ. Cô cũng từng ước con gái Lunna sẽ theo nghiệp của mình.
Linh Nga hạnh phúc khoe với bạn bè về những thành công mình đạt được.
Ảnh: Linh Nga cung cấp.
Một tuần ở Bắc Kinh tham dự sự kiện Festival Thanh thiếu niên thế giới cùng với những diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc Bông Sen, Linh Nga đã có cuộc thám hiểm trở ngược về với tuổi thơ. Học viện múa Bắc Kinh chính là nơi “chim công” làng múa theo học nghề. Cô rất vui khi được trở lại nơi này, nơi gắn một thời tuổi thơ xa gia đình, chỉ sống với sàn tập, những giờ tập luyện nghiêm khắc.
Chính ở nơi đây, Linh Nga đã được học nghề một cách nghiêm túc nhất. Trong dịp trở lại này, Linh Nga chia sẻ, điều cô vui sướng nhất là đã được khắc tên mình ở Học viện múa Bắc Kinh, cái nôi đầu tiên của nghệ thuật múa.
Linh Nga thảnh thơi đi dạo lại trên những con đường quen cô từng đi trước đây. Cô là một trong số không nhiều nghệ sĩ múa “sống được bằng nghề múa”. Sau khi trở về từ Bắc Kinh, Linh Nga đã ghi dấu ấn với người yêu múa bằng “Vũ”. Sau đó liên tiếp là Sen và Sắc Sen, những show múa chuyên nghiệp và có chất lượng nghệ thuật cao.
Linh Nga trong nhà hát của học viện, nơi cô từng luyện tập trước đây.
Linh Nga mang đến Bắc Kinh các tiết mục đã thành công ở Việt Nam như Giấc mơ trưa, Một thoáng Việt Nam với hình ảnh một Việt Nam đầy màu sắc.
Được trở về nơi “bắt đầu”, Linh Nga không giấu nổi niềm vui được gặp lại nhiều bạn bè cùng học và vinh dự chia sẻ với họ rằng mình vẫn múa. Cô cho biết, bạn bè từ khắp các nơi, từng học chung đã tặng cho cô tập giấy, chiếc bút và cả những món quà nhỏ cho con gái của mình. Cô rất vui và hạnh phúc.
Linh Nga từng chia sẻ, khi dời trường cô chỉ sợ không có dịp quay lại và không có dịp nói với các bạn đồng nghiệp là mình vẫn theo nghề. Vì bản thân cũng chẳng biết có đủ nghị lực để đi tiếp nữa không. Nhưng sau 5 năm cô đã có rất nhiều câu chuyện để kể với các bạn.
Cô chụp ảnh bên một nghệ sĩ nhỏ. Cô cũng từng ước con gái Lunna sẽ theo nghiệp của mình.
Linh Nga hạnh phúc khoe với bạn bè về những thành công mình đạt được.
Ảnh: Linh Nga cung cấp.