Sau bộ phim “Daredevil” (2003), Ben Affleck tuyên bố sẽ không bao giờ vào vai siêu nhân nữa. Ben nói bộ phim Daredevil chỉ mang lại những điều tồi tệ và cảm giác chế nhạo cho anh. Nhân vật chính được xây dựng một cách lỏng lẻo, tiết tấu phim rời rạc và diễn xuất của Ben bị đánh giá là quá cứng nhắc. Vào thời điểm năm 2003, bộ phim Hulk quả thật là một trong những quả bom tấn bị “xịt” thảm hại nhất của mùa hè với lối dẫn chuyện lê thê, tình tiết nghèo nàn, nhân vật siêu anh hùng không thể hiện được hết độ hoành tráng… khiến không ít khán giả đứng dậy ra về trước khi bộ phim kết thúc. Nếu như những bộ phim về anh hùng khác có lý tưởng rất cao cả và nhân văn thì “Catwoman” (2004) lại cực kỳ ... ngớ ngẩn khi chỉ chăm chăm vào việc trả thù kèm theo những màn xuất hiện rất gợi cảm của nhân vật chính. Berry thậm chí đã phải nhận danh hiệu Nữ diễn viên tệ nhất trong năm cho vai diễn siêu anh hùng mà cô đóng.
Tiếp nối bộ phim “Daredevil”, “bom tấn” Elektra ra mắt năm 2005 với sự tham gia của nữ diễn viên Jennifer Garner (vợ của Ben Affleck) trong vai chính là nữ siêu nhân Elektra cũng nhận được chê nhiều hơn khen. Bộ phim “Fantastic Four” (2005) đã trở thành bộ phim có thành công nhất về mặt thương mại của Jessica Alba nhưng vai diễn người đẹp tàng hình cũng mang đến cho cô nàng bốc lửa nhiều thăng trầm, trái với luồng lợi nhuận cao ngây ngất thì nhân vật Sue Storm lại bị chê tơi bời và thậm chí Jessica còn được đề cử cho hạng mục “Nữ diễn viên tệ nhất” cho giải “Mâm Xôi Vàng” năm 2005. “Superman Returns” (2006) là một phim có doanh thu không quá thấp nhưng vẫn bị coi là thất bại. Đây là một bộ phim về siêu anh hùng rất được mong đợi hồi năm 2006, nhất là khi những phần trước đó của phim rất thành công, nhưng đa phần khán giả của bộ phim đều cho rằng có lẽ khó xem lại lần hai. Sau 3 phần đầu của bộ phim Dị nhân X-men (2000, 2003, 2006) rất thành công khi được tung ra, các nhà sản xuất đã tiếp tục khai thác về đề tài này. Và “X Men Origins: Wolverine (2009)” được các nhà làm phim vô cùng ưu ái lại có hình tượng siêu anh hùng thất bại thảm hại. Ngay khi ra mắt, phim "The Last Airbender" (2010) đã làm người xem "phát nản" vì độ "dở quá mức" của mình. Suốt chiều dài 103 phút, khán giả không phải đang thưởng thức một bộ phim mà là chứng kiến các trường đoạn được chắp nối với nhau một cách tuỳ tiện. Rời rạc, vô vị, không đầu không cuối, The Last Airbender xứng đáng với danh hiệu "thảm hoạ điện ảnh của năm 2010".“The Green Hornet” là bộ phim hài hành động về siêu anh hùng phát hành năm 2011, dựa theo nhân vật cùng tên bắt nguồn từ một chương trình radio những năm 1930. Bộ phim được đánh giá là không quá tệ nhưng diễn xuất của nhân vật siêu anh hùng được đánh giá là yếu tố gây nên “điểm trừ” cho bộ phim. “Green Lantern” (2011) có sự tham gia của tài tử điển trai Ryan Reynolds và mỹ nhân Blake Lively vừa ra mắt đã bị đánh giá là một “bom xịt”. Bộ phim có nguồn kinh phí đầu tư khổng lồ, gắn liền với nhiều kỳ vọng, nhưng lại khiến khán giả và giới phê bình thất vọng.
Sau bộ phim “Daredevil” (2003), Ben Affleck tuyên bố sẽ không bao giờ vào vai siêu nhân nữa. Ben nói bộ phim Daredevil chỉ mang lại những điều tồi tệ và cảm giác chế nhạo cho anh. Nhân vật chính được xây dựng một cách lỏng lẻo, tiết tấu phim rời rạc và diễn xuất của Ben bị đánh giá là quá cứng nhắc.
Vào thời điểm năm 2003, bộ phim Hulk quả thật là một trong những quả bom tấn bị “xịt” thảm hại nhất của mùa hè với lối dẫn chuyện lê thê, tình tiết nghèo nàn, nhân vật siêu anh hùng không thể hiện được hết độ hoành tráng… khiến không ít khán giả đứng dậy ra về trước khi bộ phim kết thúc.
Nếu như những bộ phim về anh hùng khác có lý tưởng rất cao cả và nhân văn thì “Catwoman” (2004) lại cực kỳ ... ngớ ngẩn khi chỉ chăm chăm vào việc trả thù kèm theo những màn xuất hiện rất gợi cảm của nhân vật chính. Berry thậm chí đã phải nhận danh hiệu Nữ diễn viên tệ nhất trong năm cho vai diễn siêu anh hùng mà cô đóng.
Tiếp nối bộ phim “Daredevil”, “bom tấn” Elektra ra mắt năm 2005 với sự tham gia của nữ diễn viên Jennifer Garner (vợ của Ben Affleck) trong vai chính là nữ siêu nhân Elektra cũng nhận được chê nhiều hơn khen.
Bộ phim “Fantastic Four” (2005) đã trở thành bộ phim có thành công nhất về mặt thương mại của Jessica Alba nhưng vai diễn người đẹp tàng hình cũng mang đến cho cô nàng bốc lửa nhiều thăng trầm, trái với luồng lợi nhuận cao ngây ngất thì nhân vật Sue Storm lại bị chê tơi bời và thậm chí Jessica còn được đề cử cho hạng mục “Nữ diễn viên tệ nhất” cho giải “Mâm Xôi Vàng” năm 2005.
“Superman Returns” (2006) là một phim có doanh thu không quá thấp nhưng vẫn bị coi là thất bại. Đây là một bộ phim về siêu anh hùng rất được mong đợi hồi năm 2006, nhất là khi những phần trước đó của phim rất thành công, nhưng đa phần khán giả của bộ phim đều cho rằng có lẽ khó xem lại lần hai.
Sau 3 phần đầu của bộ phim Dị nhân X-men (2000, 2003, 2006) rất thành công khi được tung ra, các nhà sản xuất đã tiếp tục khai thác về đề tài này. Và “X Men Origins: Wolverine (2009)” được các nhà làm phim vô cùng ưu ái lại có hình tượng siêu anh hùng thất bại thảm hại.
Ngay khi ra mắt, phim "The Last Airbender" (2010) đã làm người xem "phát nản" vì độ "dở quá mức" của mình. Suốt chiều dài 103 phút, khán giả không phải đang thưởng thức một bộ phim mà là chứng kiến các trường đoạn được chắp nối với nhau một cách tuỳ tiện. Rời rạc, vô vị, không đầu không cuối, The Last Airbender xứng đáng với danh hiệu "thảm hoạ điện ảnh của năm 2010".
“The Green Hornet” là bộ phim hài hành động về siêu anh hùng phát hành năm 2011, dựa theo nhân vật cùng tên bắt nguồn từ một chương trình radio những năm 1930. Bộ phim được đánh giá là không quá tệ nhưng diễn xuất của nhân vật siêu anh hùng được đánh giá là yếu tố gây nên “điểm trừ” cho bộ phim.
“Green Lantern” (2011) có sự tham gia của tài tử điển trai Ryan Reynolds và mỹ nhân Blake Lively vừa ra mắt đã bị đánh giá là một “bom xịt”. Bộ phim có nguồn kinh phí đầu tư khổng lồ, gắn liền với nhiều kỳ vọng, nhưng lại khiến khán giả và giới phê bình thất vọng.