Bài thơ Bên kia sông Đuống được Hoàng Cầm viết tại tòa soạn báo Quân Việt Bắc ở làng Thượng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, vào một đêm rét nàng Bân giữa tháng 4/1948.Đêm đó, nghe tin dữ về quê hương, trong “niềm căm giận và niềm cảm thương sâu sắc”, Hoàng Cầm đã viết liền từ 12 giờ đêm cho đến sáng hôm sau để hoàn thành bài thơ Bên kia sông Đuống.Sau này Hoàng Cầm kể lại: “Dường như tôi viết không kịp. Phải cố gắng lắm tôi mới theo đuổi được những câu thơ, ý thơ dồn dập, trào lên ngọn bút. Chưa bao giờ tôi thấy quê hương lại cụ thể, máu thịt xót xa dường ấy. Toàn thân tôi run lên… Cứ như thế, cho đến khi tôi viết câu thơ cuối cùng “Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh” thì cũng là lúc trời rạng sáng”.Một số tài liệu cho rằng, khi viết bài thơ, Hoàng Cầm đã nức nở khóc. Tuy nhiên, nhà thơ xứ quan họ cho biết, khi sáng tác Bên kia sông Đuống ông không khóc. Thay vào đó, người khóc là độc giả đầu tiên của Bên kia sông Đuống. Người này chính là nhà văn Nguyên Hồng.Hoàng Cầm nhớ lại lúc viết xong ông đánh thức nhà văn Nguyên Hồng dậy và đọc cho Nguyên Hồng nghe. Mới nghe đến câu thứ năm, Nguyên Hồng đã bật khóc và cứ thế thổn thức cho đến khi ông đọc hết bài thơ dài. “Bây giờ nhớ lại cảm giác khi Nguyên Hồng nức nở khóc, tôi biết, tôi đã làm được một chút gì đó cho quê hương yêu dấu của tôi”.Bài thơ sau đó được đăng tải trên báo và nhanh chóng tạo ra sức hút mãnh liệt. Lý giải việc đặt tên Bên kia sông Đuống chứ không phải Bên dòng sông Đuống, nhà thơ cho biết, “Bên này” là vùng đất tự do, nơi ông đang công tác. “Bên kia” là quê hương ông, vùng đất thân thương, giàu truyền thống nhưng đang bị giặc chiếm đóng và giày xéo.Còn một điều đặc biệt sau này mà sau các bạn thơ của ông mới phát hiện ra, đó là trước Bên kia sông Đuống, dường như Hoàng Cầm chưa viết về quê hương. Bên kia sông Đuống đánh dấu sự bừng thức của Hoàng Cầm về quê hương. Hóa ra, dòng sông quê hương với tranh Đông Hồ, với “những cô nàng môi cắn chỉ quết trầu”, “mặc yếm thắm”, “thắt lụa hồng”…đã ẩn rất sâu vào tâm hồn ông.Sau Bên kia sông Đuống, dòng thơ về quê hương của Hoàng Cầm bắt đầu tuôn chảy. Ông sáng tác nhất nhiều tác phẩm về quê hương như Tiếng hát quan họ, Mưa Thuận Thành và đặc biệt là “Về Kinh Bắc”.Tác phẩm Về Kinh Bắc được ví như một bách khoa thư về Kinh Bắc. Ở đó có chuyện “Trai đời Trần’, “Gái Hậu Lê”, chuyện Mỵ Châu, Ỷ Lan, Đặng Thị Huệ, Chiêu Hoàng, Ngọc Hân, chuyện “Khói Yên Thế”, “Nước sông Thương”, “Mưa Thuận Thành”, chuyện chùa Dâu, Phật Tích…. Mời độc giả xem video: 5 RICH KID Việt Có Độ Sang Chảnh Bậc Nhất: Người Di Chuyển Bằng Phi Cơ Riêng. Nguồn: Bản Tin Showbiz Việt/Yan.
Bài thơ Bên kia sông Đuống được Hoàng Cầm viết tại tòa soạn báo Quân Việt Bắc ở làng Thượng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, vào một đêm rét nàng Bân giữa tháng 4/1948.
Đêm đó, nghe tin dữ về quê hương, trong “niềm căm giận và niềm cảm thương sâu sắc”, Hoàng Cầm đã viết liền từ 12 giờ đêm cho đến sáng hôm sau để hoàn thành bài thơ Bên kia sông Đuống.
Sau này Hoàng Cầm kể lại: “Dường như tôi viết không kịp. Phải cố gắng lắm tôi mới theo đuổi được những câu thơ, ý thơ dồn dập, trào lên ngọn bút. Chưa bao giờ tôi thấy quê hương lại cụ thể, máu thịt xót xa dường ấy. Toàn thân tôi run lên… Cứ như thế, cho đến khi tôi viết câu thơ cuối cùng “Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh” thì cũng là lúc trời rạng sáng”.
Một số tài liệu cho rằng, khi viết bài thơ, Hoàng Cầm đã nức nở khóc. Tuy nhiên, nhà thơ xứ quan họ cho biết, khi sáng tác Bên kia sông Đuống ông không khóc. Thay vào đó, người khóc là độc giả đầu tiên của Bên kia sông Đuống. Người này chính là nhà văn Nguyên Hồng.
Hoàng Cầm nhớ lại lúc viết xong ông đánh thức nhà văn Nguyên Hồng dậy và đọc cho Nguyên Hồng nghe. Mới nghe đến câu thứ năm, Nguyên Hồng đã bật khóc và cứ thế thổn thức cho đến khi ông đọc hết bài thơ dài. “Bây giờ nhớ lại cảm giác khi Nguyên Hồng nức nở khóc, tôi biết, tôi đã làm được một chút gì đó cho quê hương yêu dấu của tôi”.
Bài thơ sau đó được đăng tải trên báo và nhanh chóng tạo ra sức hút mãnh liệt. Lý giải việc đặt tên Bên kia sông Đuống chứ không phải Bên dòng sông Đuống, nhà thơ cho biết, “Bên này” là vùng đất tự do, nơi ông đang công tác. “Bên kia” là quê hương ông, vùng đất thân thương, giàu truyền thống nhưng đang bị giặc chiếm đóng và giày xéo.
Còn một điều đặc biệt sau này mà sau các bạn thơ của ông mới phát hiện ra, đó là trước Bên kia sông Đuống, dường như Hoàng Cầm chưa viết về quê hương. Bên kia sông Đuống đánh dấu sự bừng thức của Hoàng Cầm về quê hương. Hóa ra, dòng sông quê hương với tranh Đông Hồ, với “những cô nàng môi cắn chỉ quết trầu”, “mặc yếm thắm”, “thắt lụa hồng”…đã ẩn rất sâu vào tâm hồn ông.
Sau Bên kia sông Đuống, dòng thơ về quê hương của Hoàng Cầm bắt đầu tuôn chảy. Ông sáng tác nhất nhiều tác phẩm về quê hương như Tiếng hát quan họ, Mưa Thuận Thành và đặc biệt là “Về Kinh Bắc”.
Tác phẩm Về Kinh Bắc được ví như một bách khoa thư về Kinh Bắc. Ở đó có chuyện “Trai đời Trần’, “Gái Hậu Lê”, chuyện Mỵ Châu, Ỷ Lan, Đặng Thị Huệ, Chiêu Hoàng, Ngọc Hân, chuyện “Khói Yên Thế”, “Nước sông Thương”, “Mưa Thuận Thành”, chuyện chùa Dâu, Phật Tích….
Mời độc giả xem video: 5 RICH KID Việt Có Độ Sang Chảnh Bậc Nhất: Người Di Chuyển Bằng Phi Cơ Riêng. Nguồn: Bản Tin Showbiz Việt/Yan.