Trong video được kênh quân sự "Army TV" của Ukraine đăng tuần trước, Trung tá Serhiy Misyura đã có đánh giá về một chiếc xe tăng T-62M lắp "giáp mai rùa" của Nga mà họ đã bắt giữ.Trung tá Misyura chỉ ra rằng việc xe tăng T-62M lắp "giáp mai rùa" khiến kíp lái hầu như không thể quan sát xung quanh, bất lợi khi xung trận.Phía Ukraine cũng phát hiện ra tháp pháo bị hàn cố định vào thân xe và pháo chính không thể khai hỏa."Nhược điểm chính của thiết kế này là xe tăng sẽ mất đi hỏa lực, tháp pháo không thể quay hay khai hỏa nên chỉ có thể dùng làm phương tiện vận chuyển", Trung tá Misyura cho hay.Theo Trung tá Misyura, "giáp mai rùa" của chiếc T-62M được ghép lại từ sắt tấm và các vật liệu lực lượng Nga thu được trên chiến trường.Theo binh sĩ Ukraine, thiết bị hiện đại hiếm hoi trên chiếc xe tăng T-62M "giáp mai rùa" này là bộ đàm đời mới và một bộ gây nhiễu cầm tay dùng để chống thiết bị bay không người lái tự sát.Tuy nhiên, binh sĩ Ukraine cho rằng, thiết bị gây nhiễu này này đã không thể ngăn lực lượng Kiev sử dụng drone tập kích vào những chiếc xe tăng trang bị "giáp mai rùa".Thực tế chiến trường cho thấy, quân đội Ukraine đã không ít lần dùng drone tiêu diệt xe tăng lắp "giáp mai rùa" của Nga.Chiến thuật áp dụng là đầu tiên binh sĩ Ukraine sẽ điều drone thả đầu nổ để vô hiệu hóa khả năng di chuyển của xe tăng, sau đó triển khai drone góc nhìn thứ nhất (FPV) tự sát tung đòn kết liễu.Lực lượng Ukraine sau đó tịch thu một số chiếc xe tăng lắp "giáp mai rùa" của Nga bị bắn hạ và đưa nó về căn cứ để nghiên cứu.Trung tá Wedge cho biết chiếc xe tăng T-62M lắp "giáp mai rùa" mà họ bắt giữ có động cơ rất cũ, xịt rất nhiều khói và phát ra tiếng động lớn khi di chuyển.Xe tăng "giáp mai rùa" thật ra "rất ồn ào và gần như bị mù, vì thế chúng nên được nghỉ hưu", Trung tá Misyura nhận định sau khi nghiên cứu kỹ chiếc T-62M lắp "giáp mai rùa".Được biết chiếc T-62M "giáp mai rùa" này của Nga bị Lữ đoàn 22 tịch thu dưới sự trợ giúp của Lữ đoàn Phòng vệ Lãnh thổ số 112 vào hôm 17/6.Cụ thể, trong lúc di chuyển gần làng Kleshcheevka ở miền đông Ukraine vào buổi đêm, xe tăng T-62M "giáp mai rùa" Nga đã phát hiện thiết giáp chở quân M113 của Tiểu đoàn 224, song lại tưởng nhầm là xe đồng đội nên đi theo.Bất ngờ thấy xe tăng đối phương đi theo mình, kíp lái thiết giáp M113 vội di chuyển tới một bụi cây gần đó để ấn nấp, đề phòng nguy cơ bị tập kích.Chiếc T-62M lắp "giáp mai rùa" của Nga tiếp tục theo dấu thiết giáp Ukraine đến nơi ẩn náu. Lái xe sau đó bước xuống để hỏi đường đến làng Kleshcheevka, vẫn cho rằng chiếc M113 là xe đồng đội. Nhân cơ hội này, hai quân y chiến trường trên thiết giáp Ukraine liền bắt lái xe Nga làm tù nhân.Tiểu đoàn 224 không đề cập các thành viên còn lại trên xe tăng T-62M lắp "giáp mai rùa" đã làm gì sau khi mất lái xe, song cho biết những người này đã bị Lữ đoàn 22 bắt sau đó một ngày, chiếc xe tăng cũng bị tịch thu.Lực lượng Nga bắt đầu triển khai xe tăng lắp "giáp mai rùa" trên tiền tuyến từ tháng 4, nhằm đối phó với thiết bị bay không người lái (drone) tự sát của đối phương.Tuy cung cấp khả năng bảo vệ tốt trước khí tài được coi là "sát thủ diệt tăng" này, "giáp mai rùa" lại làm hạn chế khả năng quay của tháp pháo, giảm tính cơ động của xe tăng và đặc biệt là gây ảnh hưởng tới tầm nhìn của lái xe.
Trong video được kênh quân sự "Army TV" của Ukraine đăng tuần trước, Trung tá Serhiy Misyura đã có đánh giá về một chiếc xe tăng T-62M lắp "giáp mai rùa" của Nga mà họ đã bắt giữ.
Trung tá Misyura chỉ ra rằng việc xe tăng T-62M lắp "giáp mai rùa" khiến kíp lái hầu như không thể quan sát xung quanh, bất lợi khi xung trận.
Phía Ukraine cũng phát hiện ra tháp pháo bị hàn cố định vào thân xe và pháo chính không thể khai hỏa.
"Nhược điểm chính của thiết kế này là xe tăng sẽ mất đi hỏa lực, tháp pháo không thể quay hay khai hỏa nên chỉ có thể dùng làm phương tiện vận chuyển", Trung tá Misyura cho hay.
Theo Trung tá Misyura, "giáp mai rùa" của chiếc T-62M được ghép lại từ sắt tấm và các vật liệu lực lượng Nga thu được trên chiến trường.
Theo binh sĩ Ukraine, thiết bị hiện đại hiếm hoi trên chiếc xe tăng T-62M "giáp mai rùa" này là bộ đàm đời mới và một bộ gây nhiễu cầm tay dùng để chống thiết bị bay không người lái tự sát.
Tuy nhiên, binh sĩ Ukraine cho rằng, thiết bị gây nhiễu này này đã không thể ngăn lực lượng Kiev sử dụng drone tập kích vào những chiếc xe tăng trang bị "giáp mai rùa".
Thực tế chiến trường cho thấy, quân đội Ukraine đã không ít lần dùng drone tiêu diệt xe tăng lắp "giáp mai rùa" của Nga.
Chiến thuật áp dụng là đầu tiên binh sĩ Ukraine sẽ điều drone thả đầu nổ để vô hiệu hóa khả năng di chuyển của xe tăng, sau đó triển khai drone góc nhìn thứ nhất (FPV) tự sát tung đòn kết liễu.
Lực lượng Ukraine sau đó tịch thu một số chiếc xe tăng lắp "giáp mai rùa" của Nga bị bắn hạ và đưa nó về căn cứ để nghiên cứu.
Trung tá Wedge cho biết chiếc xe tăng T-62M lắp "giáp mai rùa" mà họ bắt giữ có động cơ rất cũ, xịt rất nhiều khói và phát ra tiếng động lớn khi di chuyển.
Xe tăng "giáp mai rùa" thật ra "rất ồn ào và gần như bị mù, vì thế chúng nên được nghỉ hưu", Trung tá Misyura nhận định sau khi nghiên cứu kỹ chiếc T-62M lắp "giáp mai rùa".
Được biết chiếc T-62M "giáp mai rùa" này của Nga bị Lữ đoàn 22 tịch thu dưới sự trợ giúp của Lữ đoàn Phòng vệ Lãnh thổ số 112 vào hôm 17/6.
Cụ thể, trong lúc di chuyển gần làng Kleshcheevka ở miền đông Ukraine vào buổi đêm, xe tăng T-62M "giáp mai rùa" Nga đã phát hiện thiết giáp chở quân M113 của Tiểu đoàn 224, song lại tưởng nhầm là xe đồng đội nên đi theo.
Bất ngờ thấy xe tăng đối phương đi theo mình, kíp lái thiết giáp M113 vội di chuyển tới một bụi cây gần đó để ấn nấp, đề phòng nguy cơ bị tập kích.
Chiếc T-62M lắp "giáp mai rùa" của Nga tiếp tục theo dấu thiết giáp Ukraine đến nơi ẩn náu. Lái xe sau đó bước xuống để hỏi đường đến làng Kleshcheevka, vẫn cho rằng chiếc M113 là xe đồng đội. Nhân cơ hội này, hai quân y chiến trường trên thiết giáp Ukraine liền bắt lái xe Nga làm tù nhân.
Tiểu đoàn 224 không đề cập các thành viên còn lại trên xe tăng T-62M lắp "giáp mai rùa" đã làm gì sau khi mất lái xe, song cho biết những người này đã bị Lữ đoàn 22 bắt sau đó một ngày, chiếc xe tăng cũng bị tịch thu.
Lực lượng Nga bắt đầu triển khai xe tăng lắp "giáp mai rùa" trên tiền tuyến từ tháng 4, nhằm đối phó với thiết bị bay không người lái (drone) tự sát của đối phương.
Tuy cung cấp khả năng bảo vệ tốt trước khí tài được coi là "sát thủ diệt tăng" này, "giáp mai rùa" lại làm hạn chế khả năng quay của tháp pháo, giảm tính cơ động của xe tăng và đặc biệt là gây ảnh hưởng tới tầm nhìn của lái xe.