Theo báo Phòng không – Không quân, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay, Đảng, Nhà nước đã và đang quan tâm, đầu tư mua sắm cho quân đội nhiều loại khí tài ra đa mới như KOLCHUGA, 36D6M, ELM-2288ER, ELM-2084… Qua đó tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ bầu trời của Quân chủng Phòng không – Không quân, báo động phát hiện sớm mọi mục tiêu “lạ”. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quânMột trong những hệ thống radar đặc biệt hiện đại mà Đảng, Nhà nước đầu tư mua sắm cho quân đội ta là hệ thống radar cảnh giới, giám sát không phận 36D6M do Ukraine sản xuất. Nó được thiết kế để sử dụng như một phần của hệ thống phòng không tích hợp (có thể cung cấp tham số cho tên lửa S-300). Đài làm nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) nhỏ bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động và nhiễu bị động mạnh. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quânƯu điểm của đài 36D6M là có khả năng kháng nhiễu chủ động và nhiễu bị động rất cao. Mục tiêu được xử lý qua thiết bị xử lý dữ liệu thô cho phép loại bỏ các mục tiêu giả trong môi trường lộn xộn. Tiếp đến bộ vi xử lý kỹ thuật số sẽ cho phép phát hiện mục tiêu một cách chính xác với đầy đủ 3 tham số. Radar có thể xử lý 120 mục tiêu cùng lúc, trong đó có 30-60 mục tiêu được xử lý trong chế độ tự động. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTheo nhà sản xuất Ukraine, với mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) 0,1m2, 36D6M có thể phát hiện mục tiêu bay ở độ cao 50m, phạm vi phát hiện không dưới 27km; mục tiêu bay ở độ cao 100m, phạm vi phát hiện 42km; mục tiêu bay ở độ cao 1.000-6.000m, phạm vi phát hiện không dưới 80km. Và với mục tiêu RCS 1m2, 36D6M phát hiện mục tiêu bay ở độ cao 50m, phạm vi phát hiện 31km; mục tiêu bay ở độ cao 100m, phạm vi phát hiện 46km; mục tiêu bay ở độ cao trên 1.000m, phạm vi phát hiện từ 110-115km; mục tiêu bay ở độ cao 6.000- 18.000m, phạm vi phát hiện từ 147-175km. Nguồn ảnh: Kênh QPVNBên cạnh đó, Việt Nam còn mua của Ukraine hệ thống trinh sát bắt máy tàng hình thuộc hàng hiện đại nhất thế giới – Kolchuga. Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Ukraine mua 4 hệ thống radar Kolchuga với tổng giá trị 54 triệu USD. Việc chuyển giao được hoàn tất trong năm 2012. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTheo nhà sản xuất, Kolchuga có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình hiện có hoặc sẽ được trang bị trong tương lai thông qua sóng điện từ (thiết bị vô tuyến liên lạc, radar hoạt động sinh ra) phát từ máy bay. Đồng thời, nó cũng có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình nhờ sóng điện từ phát ra từ động cơ. Kolchuga có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Tính toán trên lý thuyết, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km.Ngoài việc mua các mẫu radar hiện đại của Nga, Ukraine, Đảng và Nhà nước còn đầu tư thêm các nguồn mua sắm ở Israel và một số quốc gia khác tại châu Âu. Điển hình là hệ thống radar báo động sớm EL/M-2288ER – phiên bản xuất khẩu của mẫu EL/M-2288 AD STAR do ELTA System Israel sản xuất. Trong ảnh, anten của EL/M-2288ER trực chiến ở đơn vị thuộc sư đoàn 377 chịu trách bảo vệ Trường Sa và vùng trời miền Đông Nam bộ. Nguồn ảnh: Kênh QPVNAn-ten của radar có khả năng quét 360 độ, phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 480km với biến thể EL/M-2288 AD STAR. Trong khi, biến thể radar EL/M-2288ER mà Việt Nam đang sử dụng có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 430km. Điểm mạnh của EL/M-2288 là nó có khả năng phát hiện mục tiêu với độ chính xác rất cao, đặc biệt là những mục tiêu nhỏ, tốc độ cao như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Shephard MediaCùng với việc mua sắm, quân đội Việt Nam còn tự tiến hành nhiều dự án cải tiến các loại radar thế hệ cũ để thích nghi với chiến tranh hiện đại. Theo báo Phòng không – Không quân, hiện nay chúng ta đã thực hiện thành công Dự án “Đầu tư cải tiến Đài radar P-18. Đây là dự án đầu tiên trong toàn quân với mức chuyển giao 100% công nghệ thiết kế và chế tạo đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật trình độ cao, hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu đảm bảo kỹ thuật ra đa trong điều kiện mới. Nguồn ảnh: QĐND onlineTheo các ngồn tin, đài cảnh báo sớm P-18 của Việt Nam được nâng cấp theo chuẩn P-18M của công ty RETIA, Cộng hòa Czech. P-18M được sử dụng để phát hiện, tìm kiếm mục tiêu và xác định cự ly phương vị mục tiêu. Ngoài ra, đài còn có khả năng xác định chủ quyền quốc gia của mục tiêu thông qua máy hỏi và xác định độ cao của mục tiêu bằng máy đo độ cao như PRV-16. Nguồn ảnh: QĐND onlineCác cải tiến của đài radar P-18M so với P-18 cũ gồm: Hệ thống thu-phát của đài radar P-18M đều được số hóa; P-18M có thể hoạt động ở nhiều tấn số khác nhau với thời gian chuyển tần số nhanh và rất linh hoạt; hệ thống hiển thị tinh thể lỏng LCD; đài P-18M còn được trang bị thêm 4 anten chế áp nhiễu ECCM; các thiết bị đo, quét được tích hợp bên trong đài P-18M có thể hoạt động ở cả hai chế độ chủ động và thụ động; cải thiện hiệu suất hoạt động của hệ thống; loại bỏ các trang bị quá lỗi thời; tích hợp hệ thống nhận diện địch-ta (IFF); tăng cường độ tin cậy và tuổi thọ cũng như các phụ tùng thay thế, giảm chi phí vận hành. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCùng với việc mua công nghệ của nước ngoài, công nghiệp quốc phòng Việt Nam cũng chủ động nghiên cứu, chế tạo, cải tiến công nghệ. Một số dự án đã thành công, ví dụ như đề tài chế tạo hệ thống radar cảnh giới RV-02 trên cơ sở cải tiến mẫu RV-01 Vostok-E của Belarus. Hay các đề tài chế tạo các hệ thống radar của Viettel. Trong ảnh, đài vô tuyến dẫn bay tự động RSBN-4N, sản phẩm do Nhà máy A40 cải tiến. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Theo báo Phòng không – Không quân, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay, Đảng, Nhà nước đã và đang quan tâm, đầu tư mua sắm cho quân đội nhiều loại khí tài ra đa mới như KOLCHUGA, 36D6M, ELM-2288ER, ELM-2084… Qua đó tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ bầu trời của Quân chủng Phòng không – Không quân, báo động phát hiện sớm mọi mục tiêu “lạ”. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Một trong những hệ thống radar đặc biệt hiện đại mà Đảng, Nhà nước đầu tư mua sắm cho quân đội ta là hệ thống radar cảnh giới, giám sát không phận 36D6M do Ukraine sản xuất. Nó được thiết kế để sử dụng như một phần của hệ thống phòng không tích hợp (có thể cung cấp tham số cho tên lửa S-300). Đài làm nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) nhỏ bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động và nhiễu bị động mạnh. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Ưu điểm của đài 36D6M là có khả năng kháng nhiễu chủ động và nhiễu bị động rất cao. Mục tiêu được xử lý qua thiết bị xử lý dữ liệu thô cho phép loại bỏ các mục tiêu giả trong môi trường lộn xộn. Tiếp đến bộ vi xử lý kỹ thuật số sẽ cho phép phát hiện mục tiêu một cách chính xác với đầy đủ 3 tham số. Radar có thể xử lý 120 mục tiêu cùng lúc, trong đó có 30-60 mục tiêu được xử lý trong chế độ tự động. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo nhà sản xuất Ukraine, với mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) 0,1m2, 36D6M có thể phát hiện mục tiêu bay ở độ cao 50m, phạm vi phát hiện không dưới 27km; mục tiêu bay ở độ cao 100m, phạm vi phát hiện 42km; mục tiêu bay ở độ cao 1.000-6.000m, phạm vi phát hiện không dưới 80km. Và với mục tiêu RCS 1m2, 36D6M phát hiện mục tiêu bay ở độ cao 50m, phạm vi phát hiện 31km; mục tiêu bay ở độ cao 100m, phạm vi phát hiện 46km; mục tiêu bay ở độ cao trên 1.000m, phạm vi phát hiện từ 110-115km; mục tiêu bay ở độ cao 6.000- 18.000m, phạm vi phát hiện từ 147-175km. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Bên cạnh đó, Việt Nam còn mua của Ukraine hệ thống trinh sát bắt máy tàng hình thuộc hàng hiện đại nhất thế giới – Kolchuga. Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Ukraine mua 4 hệ thống radar Kolchuga với tổng giá trị 54 triệu USD. Việc chuyển giao được hoàn tất trong năm 2012. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo nhà sản xuất, Kolchuga có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình hiện có hoặc sẽ được trang bị trong tương lai thông qua sóng điện từ (thiết bị vô tuyến liên lạc, radar hoạt động sinh ra) phát từ máy bay. Đồng thời, nó cũng có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình nhờ sóng điện từ phát ra từ động cơ. Kolchuga có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Tính toán trên lý thuyết, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km.
Ngoài việc mua các mẫu radar hiện đại của Nga, Ukraine, Đảng và Nhà nước còn đầu tư thêm các nguồn mua sắm ở Israel và một số quốc gia khác tại châu Âu. Điển hình là hệ thống radar báo động sớm EL/M-2288ER – phiên bản xuất khẩu của mẫu EL/M-2288 AD STAR do ELTA System Israel sản xuất. Trong ảnh, anten của EL/M-2288ER trực chiến ở đơn vị thuộc sư đoàn 377 chịu trách bảo vệ Trường Sa và vùng trời miền Đông Nam bộ. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
An-ten của radar có khả năng quét 360 độ, phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 480km với biến thể EL/M-2288 AD STAR. Trong khi, biến thể radar EL/M-2288ER mà Việt Nam đang sử dụng có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 430km. Điểm mạnh của EL/M-2288 là nó có khả năng phát hiện mục tiêu với độ chính xác rất cao, đặc biệt là những mục tiêu nhỏ, tốc độ cao như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Shephard Media
Cùng với việc mua sắm, quân đội Việt Nam còn tự tiến hành nhiều dự án cải tiến các loại radar thế hệ cũ để thích nghi với chiến tranh hiện đại. Theo báo Phòng không – Không quân, hiện nay chúng ta đã thực hiện thành công Dự án “Đầu tư cải tiến Đài radar P-18. Đây là dự án đầu tiên trong toàn quân với mức chuyển giao 100% công nghệ thiết kế và chế tạo đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật trình độ cao, hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu đảm bảo kỹ thuật ra đa trong điều kiện mới. Nguồn ảnh: QĐND online
Theo các ngồn tin, đài cảnh báo sớm P-18 của Việt Nam được nâng cấp theo chuẩn P-18M của công ty RETIA, Cộng hòa Czech. P-18M được sử dụng để phát hiện, tìm kiếm mục tiêu và xác định cự ly phương vị mục tiêu. Ngoài ra, đài còn có khả năng xác định chủ quyền quốc gia của mục tiêu thông qua máy hỏi và xác định độ cao của mục tiêu bằng máy đo độ cao như PRV-16. Nguồn ảnh: QĐND online
Các cải tiến của đài radar P-18M so với P-18 cũ gồm: Hệ thống thu-phát của đài radar P-18M đều được số hóa; P-18M có thể hoạt động ở nhiều tấn số khác nhau với thời gian chuyển tần số nhanh và rất linh hoạt; hệ thống hiển thị tinh thể lỏng LCD; đài P-18M còn được trang bị thêm 4 anten chế áp nhiễu ECCM; các thiết bị đo, quét được tích hợp bên trong đài P-18M có thể hoạt động ở cả hai chế độ chủ động và thụ động; cải thiện hiệu suất hoạt động của hệ thống; loại bỏ các trang bị quá lỗi thời; tích hợp hệ thống nhận diện địch-ta (IFF); tăng cường độ tin cậy và tuổi thọ cũng như các phụ tùng thay thế, giảm chi phí vận hành. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Cùng với việc mua công nghệ của nước ngoài, công nghiệp quốc phòng Việt Nam cũng chủ động nghiên cứu, chế tạo, cải tiến công nghệ. Một số dự án đã thành công, ví dụ như đề tài chế tạo hệ thống radar cảnh giới RV-02 trên cơ sở cải tiến mẫu RV-01 Vostok-E của Belarus. Hay các đề tài chế tạo các hệ thống radar của Viettel. Trong ảnh, đài vô tuyến dẫn bay tự động RSBN-4N, sản phẩm do Nhà máy A40 cải tiến. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân