Thông tin này được đăng tải trong bài viết "Phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng hiện đại, lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia" đăng ngày 19/9 trên báo QĐND điện tử nhân sự kiện Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tổ chức buổi giới thiệu các sản phẩm quốc phòng, kinh tế tiêu biểu.“Trong nhiệm vụ đóng tàu quân sự, những năm qua, các nhà máy đóng tàu đã đóng mới thành công các loại tàu quân sự như tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo tuần tiễu, tàu cứu hộ tàu ngầm. Với năng lực đã được đầu tư, hiện nay các đơn vị đóng tàu quân sự có khả năng đóng mới các tàu tên lửa thế hệ mới, tàu chống ngầm, tàu mặt nước của Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư…”, trích dẫn bài viết nêu trên.Mặc dù chưa thi công chế tạo loại tàu chống ngầm nào trong lịch sử, dẫu vậy với thông tin rõ ràng này, chúng ta thật sự có thể vui mừng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng trong nước. Việc đóng mới tàu tên lửa đã là dấu mốc sáng chói thì việc chế tạo được tàu chống ngầm sẽ là bước tiến nhảy vọt. Bởi như đã biết, tàu chống ngầm có độ phức tạp không kém tàu tên lửa, trang bị cũng thuộc dạng đặc thù. Hiện nay, trên thế giới không phải quốc gia nào cũng có thể chế tạo được tàu chống ngầm.Câu hỏi đặt ra là nếu chế tạo tàu chống ngầm, liệu con tàu của chúng ta sẽ được thiết kế như thế nào? Nhìn chung với năng lực đóng tàu chiến đấu hiện tại, có lẽ nếu thiết kế tàu chống ngầm, Việt Nam sẽ bắt đầu từ các loại tàu cỡ nhỏ, hoạt động ven biển cỡ dưới 1.000 tấn.Có thể lấy ví dụ, Việt Nam có thể tiến hành nâng cấp, cải tiến từ thiết kế tàu pháo tuần tra TT-400TP của nhà máy Z173 Hồng Hà thực hiện.Chúng ta có thể cải tiến với TT-400TP như cách mà Liên Xô thực hiện với đề án tàu chống ngầm cỡ nhỏ 1241.2 Molniya-2 - phiên bản của tàu tên lửa Molniya mà Việt Nam đã chế tạo thành công.Tàu chống ngầm 12412 có lượng giãn nước khoảng 500 tấn, dài 57m, trang bị pháo 76mm kèm pháo phòng không AK-630. Hệ thống chống ngầm của tàu có 2 bệ rocket RBU 1200 và 4 ống phóng ngư lôi 406mm hoặc 2 ống phóng ngư lôi 533mm. Trong ảnh, tàu chống ngầm 12412 phóng đạn rocket săn ngầm RBU 1200.Bố trí ngư lôi 400mm hoặc 533mm trên tàu cỡ nhỏ dưới 1.000 tấn dĩ nhiên là không dễ, nhưng không tới mức không có thể. Chúng sẽ được đặt dọc 2 bên hông tàu, mỗi bệ một ống phóng là đủ. Ảnh: Ngư lôi 406mm rời bệ phóng.Dĩ nhiên, chúng ta có thể làm việc với thiết kế tàu Molniya 12418 – cùng đời với 12412, nhưng điều này sẽ vướng vào bản quyền của Liên bang Nga. Do đó, lựa chọn giải pháp sử dụng TT-400TP để phát triển xem ra hợp lý hơn nhiều. TT-400TP có lượng giãn nước đầy tải 480 tấn, dài 54m, trang bị pháo hạm 76,2mm AK-176 và 1 pháo phòng không AK-630.Giải pháp nâng cấp chống ngầm với tàu TT-400TP có thể sẽ như tàu 12412 vậy, bố trí toàn bộ vũ khí chống ngầm dọc sườn tàu. Vẫn sẽ giữ được pháo hạm, pháo phòng không và tên lửa hải đối đối không tầm thấp.Về vũ khí chống ngầm, với các tàu săn ngầm cỡ nhỏ hoạt động gần bờ, Việt Nam có thể tiếp tục tận dụng công nghệ của Liên Xô (cũ) nhưng vẫn còn hữu hiệu tới hôm nay như hệ thống rocket chống ngầm RBU-1200. Loại này hiện vẫn còn có mặt trên một số tàu chiến cũ của Hải quân Việt Nam.Trong ảnh là bệ phóng RBU-1200 trên tàu tuần tiễu chống ngầm Đề án 201 của hải quân ta thời kháng chiến.RBU-1200 trang bị các quả đạn rocket cỡ lớn RGB-12 đường kính 251mm, tầm bắn 400m-1.200m, xuyên sâu xuống mặt nước 350m.Về ngư lôi, đây là câu hỏi khá khó vì hiện ta chưa sản xuất được ngư lôi 406mm hay 533mm kiểu Liên Xô. Cách tốt nhất hoặc tận dụng lại từ hệ thống trên tàu cũ, hoặc chế tạo mới, hoặc cao hơn là mua các hệ thống ngư lôi chống ngầm kiểu mới của Nga.Ví dụ như hệ thống ngư lôi chống ngầm 324mm Paket-NK của Nga. Vấn đề là người ta sẽ phải sửa đổi ít nhiều khi mà hiện Nga chưa có phương án tích hợp lên tàu cỡ nhỏ dưới 1.000 tấn, chúng chủ yếu trang bị trên các tàu hộ vệ cỡ 2.000 tấn trở lên. Video "Bí kíp" giúp Việt Nam đóng tàu chiến nhanh - Nguồn: QPVN
Thông tin này được đăng tải trong bài viết "Phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng hiện đại, lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia" đăng ngày 19/9 trên báo QĐND điện tử nhân sự kiện Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tổ chức buổi giới thiệu các sản phẩm quốc phòng, kinh tế tiêu biểu.
“Trong nhiệm vụ đóng tàu quân sự, những năm qua, các nhà máy đóng tàu đã đóng mới thành công các loại tàu quân sự như tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo tuần tiễu, tàu cứu hộ tàu ngầm. Với năng lực đã được đầu tư, hiện nay các đơn vị đóng tàu quân sự có khả năng đóng mới các tàu tên lửa thế hệ mới, tàu chống ngầm, tàu mặt nước của Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư…”, trích dẫn bài viết nêu trên.
Mặc dù chưa thi công chế tạo loại tàu chống ngầm nào trong lịch sử, dẫu vậy với thông tin rõ ràng này, chúng ta thật sự có thể vui mừng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng trong nước. Việc đóng mới tàu tên lửa đã là dấu mốc sáng chói thì việc chế tạo được tàu chống ngầm sẽ là bước tiến nhảy vọt. Bởi như đã biết, tàu chống ngầm có độ phức tạp không kém tàu tên lửa, trang bị cũng thuộc dạng đặc thù. Hiện nay, trên thế giới không phải quốc gia nào cũng có thể chế tạo được tàu chống ngầm.
Câu hỏi đặt ra là nếu chế tạo tàu chống ngầm, liệu con tàu của chúng ta sẽ được thiết kế như thế nào? Nhìn chung với năng lực đóng tàu chiến đấu hiện tại, có lẽ nếu thiết kế tàu chống ngầm, Việt Nam sẽ bắt đầu từ các loại tàu cỡ nhỏ, hoạt động ven biển cỡ dưới 1.000 tấn.
Có thể lấy ví dụ, Việt Nam có thể tiến hành nâng cấp, cải tiến từ thiết kế tàu pháo tuần tra TT-400TP của nhà máy Z173 Hồng Hà thực hiện.
Chúng ta có thể cải tiến với TT-400TP như cách mà Liên Xô thực hiện với đề án tàu chống ngầm cỡ nhỏ 1241.2 Molniya-2 - phiên bản của tàu tên lửa Molniya mà Việt Nam đã chế tạo thành công.
Tàu chống ngầm 12412 có lượng giãn nước khoảng 500 tấn, dài 57m, trang bị pháo 76mm kèm pháo phòng không AK-630. Hệ thống chống ngầm của tàu có 2 bệ rocket RBU 1200 và 4 ống phóng ngư lôi 406mm hoặc 2 ống phóng ngư lôi 533mm. Trong ảnh, tàu chống ngầm 12412 phóng đạn rocket săn ngầm RBU 1200.
Bố trí ngư lôi 400mm hoặc 533mm trên tàu cỡ nhỏ dưới 1.000 tấn dĩ nhiên là không dễ, nhưng không tới mức không có thể. Chúng sẽ được đặt dọc 2 bên hông tàu, mỗi bệ một ống phóng là đủ. Ảnh: Ngư lôi 406mm rời bệ phóng.
Dĩ nhiên, chúng ta có thể làm việc với thiết kế tàu Molniya 12418 – cùng đời với 12412, nhưng điều này sẽ vướng vào bản quyền của Liên bang Nga. Do đó, lựa chọn giải pháp sử dụng TT-400TP để phát triển xem ra hợp lý hơn nhiều. TT-400TP có lượng giãn nước đầy tải 480 tấn, dài 54m, trang bị pháo hạm 76,2mm AK-176 và 1 pháo phòng không AK-630.
Giải pháp nâng cấp chống ngầm với tàu TT-400TP có thể sẽ như tàu 12412 vậy, bố trí toàn bộ vũ khí chống ngầm dọc sườn tàu. Vẫn sẽ giữ được pháo hạm, pháo phòng không và tên lửa hải đối đối không tầm thấp.
Về vũ khí chống ngầm, với các tàu săn ngầm cỡ nhỏ hoạt động gần bờ, Việt Nam có thể tiếp tục tận dụng công nghệ của Liên Xô (cũ) nhưng vẫn còn hữu hiệu tới hôm nay như hệ thống rocket chống ngầm RBU-1200. Loại này hiện vẫn còn có mặt trên một số tàu chiến cũ của Hải quân Việt Nam.
Trong ảnh là bệ phóng RBU-1200 trên tàu tuần tiễu chống ngầm Đề án 201 của hải quân ta thời kháng chiến.
RBU-1200 trang bị các quả đạn rocket cỡ lớn RGB-12 đường kính 251mm, tầm bắn 400m-1.200m, xuyên sâu xuống mặt nước 350m.
Về ngư lôi, đây là câu hỏi khá khó vì hiện ta chưa sản xuất được ngư lôi 406mm hay 533mm kiểu Liên Xô. Cách tốt nhất hoặc tận dụng lại từ hệ thống trên tàu cũ, hoặc chế tạo mới, hoặc cao hơn là mua các hệ thống ngư lôi chống ngầm kiểu mới của Nga.
Ví dụ như hệ thống ngư lôi chống ngầm 324mm Paket-NK của Nga. Vấn đề là người ta sẽ phải sửa đổi ít nhiều khi mà hiện Nga chưa có phương án tích hợp lên tàu cỡ nhỏ dưới 1.000 tấn, chúng chủ yếu trang bị trên các tàu hộ vệ cỡ 2.000 tấn trở lên.
Video "Bí kíp" giúp Việt Nam đóng tàu chiến nhanh - Nguồn: QPVN