Hạm đội Biển Đen hay Bán đảo Crimea, đối với Nga có vai trò đặc biệt quan trọng khi chúng đều đóng vai trò làm tiền đồn bảo vệ nước Nga trước các mối đe dọa từ NATO vốn đang ngày càng bành trướng về phía Đông Âu. Nguồn ảnh: anton-blinov.Lịch sử phát triển của Hạm đội Biển Đen gắn liền với sức mạnh quân sự Nga kể từ khi hạm đội này được thành lập vào năm 1783. Và sau hơn 200 năm hoạt động vai trò của nó vẫn giữ nguyên bất chấp các tác động của lịch sự, mà gần đây nhất có thể kể đến việc Bán đảo Crimea sáp nhập trở lại Nga. Trong ảnh là tuần dương hạm mang tên lửa Moscow, kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen. Nguồn ảnh: anton-blinov.Tính tới năm 2016, Hạm đội Biển Đen có trong trang bị hơn 80 tàu thuyền các loại trong đó có ít nhất 6 tàu ngầm tấn công diesel-điện, đi cùng với đó là hơn 25.000 binh sĩ bao gồm cả lực lượng lính thủy đánh bộ. Theo thông kế trong năm 2014, biên chế của Hạm đội Biển Đen chỉ khoảng 11.000 quân nhưng con số này đã tăng lên gấp đôi chỉ trong vòng 2 năm. Nguồn ảnh: anton-blinov.Trong ảnh là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Smetlivy thuộc lớp tàu Kashin một trong những tàu chiến mạnh nhất của Hạm đội Biển Đen. Nguồn ảnh: anton-blinov.Bên cạnh việc duy trì, nâng cấp và hiện đại hóa các tàu chiến cũ có trong biên chế. Trong thời gian gần đây Hạm đội Biển Đen còn đưa vào trang bị hàng loạt tàu chiến mới như các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Đô đốc Grigorovich, các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo cải tiến và các tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M. Nguồn ảnh: anton-blinov.Đến cuối năm 2016, khả năng tác chiến của Hạm đội Biển Đen đã được cải thiện rõ rệt khi họ làm chủ hoàn toàn được Bán đảo Crimea cũng như sáp nhập phần lớn lực lượng Hải quân Ukraine đóng quân tại đây. Nguồn ảnh: anton-blinov.Trong ảnh là biên đội tàu chiến của Hạm đội Biển Đen tại hải cảng Sevastopol nhân lễ kỷ niệm Ngày Hải quân Nga vào năm ngoái. Nguồn ảnh: anton-blinov.Hình ảnh hiếm hoi về tàu hộ vệ mang tên lửa Ladny của Hạm đội Biển Đen, nó một trong các tàu hộ vệ lớp Krivak đầu tiên của Liên Xô. Được biết nó chỉ mới được Hạm đội Biển Đen đưa vào trang bị trở lại trong năm 2015. Nguồn ảnh: anton-blinov.Theo dự kiến trong năm 2017, Hạm đội Biển Đen sẽ đưa vào trang bị thêm ít nhất 4 tàu chiến mới. Trong đó có tàu Đô đốc Makarov chiếc cuối cùng của lớp tàu hộ vệ mang tên lửa Đô đốc Grigorovich. Nguồn ảnh: anton-blinov.Từ trái qua lần lượt là các tàu: tuần dương hạm Moscow, khu trục hạm Smetlivy, tàu hộ vệ Ladny và tàu hộ vệ Samum thuộc lớp tàu hộ vệ mang tên lửa Bora. Nguồn ảnh: anton-blinov.Toàn cảnh dàn tàu chiến Hạm đội Biển Đen tham gia duyệt binh nhân Ngày Hải quân Nga vào năm ngoái, dẫn đầu tàu ngầm tấn công diesel-điện Novorossiysk. Nguồn ảnh: anton-blinov.Ngay sau Novorossiysk, tàu tấn công nhanh mang tên lửa lớp Tarantul-III gồm R-60 và R-109. Nguồn ảnh: anton-blinov.Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của Nga tại Biển Đen, Hạm đội Biển Đen còn tham gia các hoạt động quân sự của Hải quân Nga tại vùng Biển Địa Trung Hải nhằm hổ trợ Quân đội chính phủ Syria tiêu diệt phiến quân IS và các phần tử khủng bố cực đoan. Nguồn ảnh: anton-blinov.Trước sự mở rộng và ngày càng tiến sát biên giới Nga của NATO, Hạm đội Biển Đen nói riêng hay Bán đảo Crimea nói chung sẽ đóng vai trò chiến lược trong lá chắn bảo vệ nước Nga trước mọi mối đe dọa thù địch từ bên ngoài. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Hạm đội Biển Đen hay Bán đảo Crimea, đối với Nga có vai trò đặc biệt quan trọng khi chúng đều đóng vai trò làm tiền đồn bảo vệ nước Nga trước các mối đe dọa từ NATO vốn đang ngày càng bành trướng về phía Đông Âu. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Lịch sử phát triển của Hạm đội Biển Đen gắn liền với sức mạnh quân sự Nga kể từ khi hạm đội này được thành lập vào năm 1783. Và sau hơn 200 năm hoạt động vai trò của nó vẫn giữ nguyên bất chấp các tác động của lịch sự, mà gần đây nhất có thể kể đến việc Bán đảo Crimea sáp nhập trở lại Nga. Trong ảnh là tuần dương hạm mang tên lửa Moscow, kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Tính tới năm 2016, Hạm đội Biển Đen có trong trang bị hơn 80 tàu thuyền các loại trong đó có ít nhất 6 tàu ngầm tấn công diesel-điện, đi cùng với đó là hơn 25.000 binh sĩ bao gồm cả lực lượng lính thủy đánh bộ. Theo thông kế trong năm 2014, biên chế của Hạm đội Biển Đen chỉ khoảng 11.000 quân nhưng con số này đã tăng lên gấp đôi chỉ trong vòng 2 năm. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Trong ảnh là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Smetlivy thuộc lớp tàu Kashin một trong những tàu chiến mạnh nhất của Hạm đội Biển Đen. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Bên cạnh việc duy trì, nâng cấp và hiện đại hóa các tàu chiến cũ có trong biên chế. Trong thời gian gần đây Hạm đội Biển Đen còn đưa vào trang bị hàng loạt tàu chiến mới như các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Đô đốc Grigorovich, các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo cải tiến và các tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Đến cuối năm 2016, khả năng tác chiến của Hạm đội Biển Đen đã được cải thiện rõ rệt khi họ làm chủ hoàn toàn được Bán đảo Crimea cũng như sáp nhập phần lớn lực lượng Hải quân Ukraine đóng quân tại đây. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Trong ảnh là biên đội tàu chiến của Hạm đội Biển Đen tại hải cảng Sevastopol nhân lễ kỷ niệm Ngày Hải quân Nga vào năm ngoái. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Hình ảnh hiếm hoi về tàu hộ vệ mang tên lửa Ladny của Hạm đội Biển Đen, nó một trong các tàu hộ vệ lớp Krivak đầu tiên của Liên Xô. Được biết nó chỉ mới được Hạm đội Biển Đen đưa vào trang bị trở lại trong năm 2015. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Theo dự kiến trong năm 2017, Hạm đội Biển Đen sẽ đưa vào trang bị thêm ít nhất 4 tàu chiến mới. Trong đó có tàu Đô đốc Makarov chiếc cuối cùng của lớp tàu hộ vệ mang tên lửa Đô đốc Grigorovich. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Từ trái qua lần lượt là các tàu: tuần dương hạm Moscow, khu trục hạm Smetlivy, tàu hộ vệ Ladny và tàu hộ vệ Samum thuộc lớp tàu hộ vệ mang tên lửa Bora. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Toàn cảnh dàn tàu chiến Hạm đội Biển Đen tham gia duyệt binh nhân Ngày Hải quân Nga vào năm ngoái, dẫn đầu tàu ngầm tấn công diesel-điện Novorossiysk. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Ngay sau Novorossiysk, tàu tấn công nhanh mang tên lửa lớp Tarantul-III gồm R-60 và R-109. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của Nga tại Biển Đen, Hạm đội Biển Đen còn tham gia các hoạt động quân sự của Hải quân Nga tại vùng Biển Địa Trung Hải nhằm hổ trợ Quân đội chính phủ Syria tiêu diệt phiến quân IS và các phần tử khủng bố cực đoan. Nguồn ảnh: anton-blinov.
Trước sự mở rộng và ngày càng tiến sát biên giới Nga của NATO, Hạm đội Biển Đen nói riêng hay Bán đảo Crimea nói chung sẽ đóng vai trò chiến lược trong lá chắn bảo vệ nước Nga trước mọi mối đe dọa thù địch từ bên ngoài. Nguồn ảnh: anton-blinov.