Thời gian gần đây, sau một số tranh cãi xung quanh vấn đề cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine, các nước phương Tây dường như đã dần đạt được sự đồng thuận nhất định. Do đó, một số nước phương Tây đã bắt đầu đào tạo phi công lái F-16 cho Ukraine.Việc cung cấp máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine rõ ràng là một hành động mấu chốt khác của các nước phương Tây, sau khi họ cung cấp cho quân đội Ukraine đạn chùm, đạn xuyên giáp uranium nghèo, tên lửa hành trình và tên lửa chiến thuật lục quân tầm xa.Trước các “ranh giới đỏ” của Nga nhằm ngăn phương Tây viện trợ quân sự cho Ukraine “không tác dụng”, Nga chỉ có thể dùng thủ đoạn tích cực đáp trả. Theo RIA Novosti, trong những ngày gần đây, Nga đã bắn hạ hơn 20 máy bay chiến đấu của Ukraine, trong đó có hơn chục chiếc MiG-29. Hơn nữa, Không quân Nga còn lập kỷ lục bắn hạ 10 chiếc MiG-29 trong một ngày.Theo tờ báo Nga Izvestia ngày 25/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu sau khi thị sát cụm quân phía Đông của Nga, nghe báo cáo tình hình chiến trường của quân Nga trên tiền tuyến và triển khai các nhiệm vụ tác chiến mùa đông. Khi giới thiệu về thành tích của quân đội Nga, ông Shoigu nói: "Chúng tôi đã bắn hạ 24 máy bay Ukraine trong vòng 5 ngày". Việc Không quân Nga ngày 20/10 đã bắn rơi 10 chiếc MiG-29 của Ukraine, vậy thông tin của Không quân Nga “có đáng tin cậy”? Về vấn đề này, một số chuyên gia quân sự cho rằng, với trình độ hiện tại của Không quân Nga, việc bắn hạ máy bay chiến đấu của Ukraine sẽ không gây ngạc nhiên.Tuy nhiên, họ đã bắn hạ 24 máy bay chiến đấu và trực thăng của Ukraine trong 5 ngày, một điều “cực kỳ bất thường”; bởi ngay từ Tháng 8, Bộ trưởng Shoigu đã thông báo rằng, quân đội Nga đã bắn hạ 18 máy bay chiến đấu và trực thăng của Ukraine trong cuộc phản công trên hướng Zaporozhe. Như vậy tính cả “hai đợt” trong hai tháng, quân đội Nga lần lượt bắn rơi 42 máy bay chiến đấu và trực thăng. Câu hỏi đặt ra là liệu toàn bộ Không quân Ukraine có thể có 100 máy bay chiến đấu không? Đặc biệt là trước tổn thất lớn như vậy, Không quân Ukraine có còn cất cánh nhiều như vậy nữa không?Đây là lần đầu tiên Không quân Nga đạt được “thành tích chói sáng” như vậy kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra và thu hút sự quan tâm lớn của giới truyền thông lớn trên thế giới. Nếu thành tích kỷ lục mà Bộ trưởng Shoigu đề cập là đúng, sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng chiến đấu của Không quân Ukraine.Nhiều nhà phân tích cho rằng, sở dĩ quân đội Nga đạt được kết quả rực rỡ như vậy, chủ yếu là do kết quả thành công của các hoạt động tình báo, cũng như hiệu quả chiến đấu hiệu quả của các hệ thống phòng không Nga.Tờ Sina của Trung Quốc lại cho rằng, khả năng bắn hạ 10 tiêm kích MiG-29 “trong một ngày”, có lẽ là kết quả của tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Su-57 mới nhất của Không quân Nga.Ngoài ra còn có thông tin từ Nga cho rằng, hầu hết kết quả bắn hạ máy bay của Ukraine những ngày gần đây, đều do hệ thống phòng không, đặc biệt là hệ thống tên lửa đất đối không S-400 trong các hoạt động phòng không tầm xa với sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm A-50. Mặc dù nhận được sự hỗ trợ từ hầu hết các nước NATO, nhưng phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine vẫn giảm quân số nhanh chóng. Khi kho máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất ở một số nước Đông Âu đã cạn và Ukraine ngày càng khó có được những máy bay như MiG-29 trong tương lai. Quân đội Ukraine đã mất một số lượng lớn máy bay chiến đấu như vậy trong các hoạt động gần đây, điều này chắc chắn sẽ khiến khả năng tác chiến trên không của Ukraine ngày càng suy yếu. Về vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng, nhu cầu của quân đội Ukraine đối với máy bay F-16 là cấp thiết. Tuy nhiên, theo thông lệ cung cấp viện trợ cho Ukraine trước đây, khó có khả năng các nước phương Tây sẽ cung cấp mẫu máy bay chiến đấu F-16 tiên tiến nhất cho quân đội Ukraine. Vì vậy, những mẫu F-16 có thể cung cấp cho Ukraine, thì khả năng chiến đấu cũng không tốt hơn MiG-29 là bao. Mặc dù những chiếc tiêm kích F-16 nếu chuyển giao cho Ukraine, có thể đã được cải tiến, nhưng chúng vẫn không mấy lạc quan về thành tích trên chiến trường, khi phải đối đầu với những tiêm kích tối tân “khác hạng cân” như Su-57, Su-30SM và Su-35 của Nga.Xét cho cùng, từ những kết quả rực rỡ mà Không quân Nga đạt được lần này, quân đội Nga không chỉ đã cải thiện đáng kể trình độ kỹ thuật và chiến thuật trong việc thu thập thông tin tình báo và giám sát phòng không, mà quan trọng hơn là nhờ tính năng siêu việt của máy bay chiến đấu tàng hình Su-57.Việc tham chiến của Su-57 không chỉ có ý nghĩa là nó đã được tích hợp vào hệ thống tác chiến trên không của Nga, mà còn có thể tạo thành lợi thế về “thế hệ máy bay” so với các máy bay chiến đấu F-16 mà Ukraine sắp có được. Đây rất có thể sẽ là “cơn ác mộng” đối với các máy bay F-16, mà Ukraine sắp nhận.Để không ảnh hưởng đến tinh thần của phi công Ukraine và nhận được sự hỗ trợ thêm từ phương Tây, phát ngôn viên Không quân Ukraine, Đại tá Ignat mới đây đã loại trừ khả năng máy bay chiến đấu Su-57 của Nga xuất hiện trên bầu trời Ukraine; nhưng ông cũng không loại trừ khả năng Su-57 đã tham chiến.Đại tá Ignat cho rằng, Không quân Nga chưa có khả năng sử dụng Su-57 trong chiến đấu thực tế trên quy mô lớn, do họ hiện chỉ có chưa đến 10 chiếc Su-57, nên khó có thể sử dụng trên chiến trường Ukraine. Nếu Su-57 có tham chiến, cũng không có tác động đáng kể đến chiến trường Ukraine.Sau khi chứng kiến kết quả gần đây về việc lực lượng Không quân Nga tiêu diệt 24 máy bay Ukraine trong vòng 5 ngày, các nhà phân tích lại cho rằng, các nhà hoạch định chính sách ở một số nước phương Tây, sẽ bắt đầu do dự.Suy cho cùng, trước sức mạnh không chiến ngày càng mạnh của Nga, khi những chiến đấu cơ F-16 phưng Tây tới chiến trường Ukraine, không ai có thể đảm bảo rằng, chúng sẽ không trở thành mục tiêu của chiến đấu cơ hay tên lửa phòng không Nga.Trên thực tế, phương Tây đã rút ra bài học “khó quên” về vấn đề này, trước đây họ từng cung cấp cho quân đội Ukraine nhiều mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực được “thần thoại hóa” nhưng đều bị quân đội Nga đánh tan tác trên chiến trường Nga-Ukraine. Vì vậy, nếu các nước phương Tây cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine theo đúng kế hoạch, thì rất có thể loại máy bay chiến đấu vốn có danh tiếng tốt này từ khi sản xuất hàng loạt đến nay, sẽ đi vào vết xe đổ của xe tăng Leopard 2, Challenger do họ cung cấp trước đó, đã bị hạ bệ trên chiến trường Ukraine.
Thời gian gần đây, sau một số tranh cãi xung quanh vấn đề cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine, các nước phương Tây dường như đã dần đạt được sự đồng thuận nhất định. Do đó, một số nước phương Tây đã bắt đầu đào tạo phi công lái F-16 cho Ukraine.
Việc cung cấp máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine rõ ràng là một hành động mấu chốt khác của các nước phương Tây, sau khi họ cung cấp cho quân đội Ukraine đạn chùm, đạn xuyên giáp uranium nghèo, tên lửa hành trình và tên lửa chiến thuật lục quân tầm xa.
Trước các “ranh giới đỏ” của Nga nhằm ngăn phương Tây viện trợ quân sự cho Ukraine “không tác dụng”, Nga chỉ có thể dùng thủ đoạn tích cực đáp trả. Theo RIA Novosti, trong những ngày gần đây, Nga đã bắn hạ hơn 20 máy bay chiến đấu của Ukraine, trong đó có hơn chục chiếc MiG-29. Hơn nữa, Không quân Nga còn lập kỷ lục bắn hạ 10 chiếc MiG-29 trong một ngày.
Theo tờ báo Nga Izvestia ngày 25/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu sau khi thị sát cụm quân phía Đông của Nga, nghe báo cáo tình hình chiến trường của quân Nga trên tiền tuyến và triển khai các nhiệm vụ tác chiến mùa đông. Khi giới thiệu về thành tích của quân đội Nga, ông Shoigu nói: "Chúng tôi đã bắn hạ 24 máy bay Ukraine trong vòng 5 ngày".
Việc Không quân Nga ngày 20/10 đã bắn rơi 10 chiếc MiG-29 của Ukraine, vậy thông tin của Không quân Nga “có đáng tin cậy”? Về vấn đề này, một số chuyên gia quân sự cho rằng, với trình độ hiện tại của Không quân Nga, việc bắn hạ máy bay chiến đấu của Ukraine sẽ không gây ngạc nhiên.
Tuy nhiên, họ đã bắn hạ 24 máy bay chiến đấu và trực thăng của Ukraine trong 5 ngày, một điều “cực kỳ bất thường”; bởi ngay từ Tháng 8, Bộ trưởng Shoigu đã thông báo rằng, quân đội Nga đã bắn hạ 18 máy bay chiến đấu và trực thăng của Ukraine trong cuộc phản công trên hướng Zaporozhe.
Như vậy tính cả “hai đợt” trong hai tháng, quân đội Nga lần lượt bắn rơi 42 máy bay chiến đấu và trực thăng. Câu hỏi đặt ra là liệu toàn bộ Không quân Ukraine có thể có 100 máy bay chiến đấu không? Đặc biệt là trước tổn thất lớn như vậy, Không quân Ukraine có còn cất cánh nhiều như vậy nữa không?
Đây là lần đầu tiên Không quân Nga đạt được “thành tích chói sáng” như vậy kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra và thu hút sự quan tâm lớn của giới truyền thông lớn trên thế giới. Nếu thành tích kỷ lục mà Bộ trưởng Shoigu đề cập là đúng, sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng chiến đấu của Không quân Ukraine.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, sở dĩ quân đội Nga đạt được kết quả rực rỡ như vậy, chủ yếu là do kết quả thành công của các hoạt động tình báo, cũng như hiệu quả chiến đấu hiệu quả của các hệ thống phòng không Nga.
Tờ Sina của Trung Quốc lại cho rằng, khả năng bắn hạ 10 tiêm kích MiG-29 “trong một ngày”, có lẽ là kết quả của tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Su-57 mới nhất của Không quân Nga.
Ngoài ra còn có thông tin từ Nga cho rằng, hầu hết kết quả bắn hạ máy bay của Ukraine những ngày gần đây, đều do hệ thống phòng không, đặc biệt là hệ thống tên lửa đất đối không S-400 trong các hoạt động phòng không tầm xa với sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm A-50.
Mặc dù nhận được sự hỗ trợ từ hầu hết các nước NATO, nhưng phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine vẫn giảm quân số nhanh chóng. Khi kho máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất ở một số nước Đông Âu đã cạn và Ukraine ngày càng khó có được những máy bay như MiG-29 trong tương lai.
Quân đội Ukraine đã mất một số lượng lớn máy bay chiến đấu như vậy trong các hoạt động gần đây, điều này chắc chắn sẽ khiến khả năng tác chiến trên không của Ukraine ngày càng suy yếu. Về vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng, nhu cầu của quân đội Ukraine đối với máy bay F-16 là cấp thiết.
Tuy nhiên, theo thông lệ cung cấp viện trợ cho Ukraine trước đây, khó có khả năng các nước phương Tây sẽ cung cấp mẫu máy bay chiến đấu F-16 tiên tiến nhất cho quân đội Ukraine. Vì vậy, những mẫu F-16 có thể cung cấp cho Ukraine, thì khả năng chiến đấu cũng không tốt hơn MiG-29 là bao.
Mặc dù những chiếc tiêm kích F-16 nếu chuyển giao cho Ukraine, có thể đã được cải tiến, nhưng chúng vẫn không mấy lạc quan về thành tích trên chiến trường, khi phải đối đầu với những tiêm kích tối tân “khác hạng cân” như Su-57, Su-30SM và Su-35 của Nga.
Xét cho cùng, từ những kết quả rực rỡ mà Không quân Nga đạt được lần này, quân đội Nga không chỉ đã cải thiện đáng kể trình độ kỹ thuật và chiến thuật trong việc thu thập thông tin tình báo và giám sát phòng không, mà quan trọng hơn là nhờ tính năng siêu việt của máy bay chiến đấu tàng hình Su-57.
Việc tham chiến của Su-57 không chỉ có ý nghĩa là nó đã được tích hợp vào hệ thống tác chiến trên không của Nga, mà còn có thể tạo thành lợi thế về “thế hệ máy bay” so với các máy bay chiến đấu F-16 mà Ukraine sắp có được. Đây rất có thể sẽ là “cơn ác mộng” đối với các máy bay F-16, mà Ukraine sắp nhận.
Để không ảnh hưởng đến tinh thần của phi công Ukraine và nhận được sự hỗ trợ thêm từ phương Tây, phát ngôn viên Không quân Ukraine, Đại tá Ignat mới đây đã loại trừ khả năng máy bay chiến đấu Su-57 của Nga xuất hiện trên bầu trời Ukraine; nhưng ông cũng không loại trừ khả năng Su-57 đã tham chiến.
Đại tá Ignat cho rằng, Không quân Nga chưa có khả năng sử dụng Su-57 trong chiến đấu thực tế trên quy mô lớn, do họ hiện chỉ có chưa đến 10 chiếc Su-57, nên khó có thể sử dụng trên chiến trường Ukraine. Nếu Su-57 có tham chiến, cũng không có tác động đáng kể đến chiến trường Ukraine.
Sau khi chứng kiến kết quả gần đây về việc lực lượng Không quân Nga tiêu diệt 24 máy bay Ukraine trong vòng 5 ngày, các nhà phân tích lại cho rằng, các nhà hoạch định chính sách ở một số nước phương Tây, sẽ bắt đầu do dự.
Suy cho cùng, trước sức mạnh không chiến ngày càng mạnh của Nga, khi những chiến đấu cơ F-16 phưng Tây tới chiến trường Ukraine, không ai có thể đảm bảo rằng, chúng sẽ không trở thành mục tiêu của chiến đấu cơ hay tên lửa phòng không Nga.
Trên thực tế, phương Tây đã rút ra bài học “khó quên” về vấn đề này, trước đây họ từng cung cấp cho quân đội Ukraine nhiều mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực được “thần thoại hóa” nhưng đều bị quân đội Nga đánh tan tác trên chiến trường Nga-Ukraine.
Vì vậy, nếu các nước phương Tây cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine theo đúng kế hoạch, thì rất có thể loại máy bay chiến đấu vốn có danh tiếng tốt này từ khi sản xuất hàng loạt đến nay, sẽ đi vào vết xe đổ của xe tăng Leopard 2, Challenger do họ cung cấp trước đó, đã bị hạ bệ trên chiến trường Ukraine.