Báo Phòng không - Không quân trong bài viết "Những sản phẩm "Made in Viện Kỹ thuật PK-KQ" cho biết: "Trong thời gian tới, chiến lược phát triển của Viện PK-KQ tập trung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm mũi nhọn, thế mạnh như: thử nghiệm các loại radar mới; phát triển máy bay không người lái; nghiên cứu chế tạo tổ hợp tên lửa tầm gần dùng tên lửa hàng không P-13M và đặc biệt là nghiên cứu cải tiến bom thông thường thành bom thông minh. Nguồn ảnh: Tuổi TrẻHiện Việt Nam được trang bị nhiều loại bom hàng không như OFAB-250-270, FAB-250, FAB-500…do Liên Xô (Nga) sản xuất. Các loại bom này có thể triển khai trên các tiêm kích – bom Su-22, tiêm kích đa năng Su-27/30. Nguồn ảnh: Tiền PhongBên cạnh đó, chúng ta đã mua các loại bom thông minh do Nga sản xuất như KAB-500, KAB-1500… Tuy nhiên, con số có lẽ là không lớn vì chi phí một quả bom thông minh có thể lên tới vài trăm nghìn USD, thậm chí là 1 triệu USD. Nguồn ảnh: Quốc Phòng Việt NamDo đó, nếu như chúng ta cải tiến thành công bom thông thường thành bom thông minh thì sẽ góp phần tiết kiệm đáng kể ngân sách trong điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trong các nhiệm vụ chiến đấu, việc mang bom thông minh giúp máy bay an toàn hơn rất nhiều trước hỏa lực phòng không của địch. Trong khi với bom thông thường, máy bay sẽ phải bổ nhào ném bom do đó dễ rơi vào tầm hỏa lực đón bắn của đối phương. Nguồn ảnh: Quốc Phòng Việt NamThực ra, việc cải tiến các loại bom thông thường thành bom thông minh thì không phải là hiếm. Bản thân các loại bom KAB-500/1500 của Nga cung cấp cho Việt Nam vốn cũng được chế tạo dựa trên thân bom thông thường FAB. Nguồn ảnh: AusairpowerTrong ảnh là bom dẫn đường laser bán chủ động KAB-500L được chế tạo dựa trên thân bom đa công dụng FAB-500. Nguồn ảnh: AusairpowerThực chất, việc biến bom thường thành bom khôn ở Nga hay ở Mỹ là việc phát triển bộ “kit” gồm cánh lái, hệ thống dẫn đường để lắp cho bom thông thường. Có lẽ phương án mà Việt Nam đang nghiên cứu cũng đi theo hướng này. Cái khó chủ yếu ở đây là làm thế nào để phát triển hệ thống dẫn đường trên bom và tích hợp với hệ thống chỉ thị mục tiêu từ máy bay. Trong ảnh, bom thông minh GBU-12 Paveway của Mỹ được cải tiến từ thân bom đa công dụng Mk 82. Nguồn ảnh: WikipediaPhương thức dẫn đường của các loại bom biến từ bom thông thường thành bom thông minh hiện nay được nhiều quốc gia áp dụng là sử dụng hệ dẫn đường laser bán chủ động. Các phương thức dẫn đường quang – truyền hình cũng khá phổ biến, nhưng rộng rãi nhất vẫn là dùng tín hiệu laser. Ngoài ra, với sự phát triển của hệ thống dẫn đường vệ tinh, người ta cũng phát triển các loại bom dùng hệ dẫn vệ tinh GPS, GLONASS cho độ chính xác cao hơn hẳn. Nguồn ảnh: DeagelVới phương thức dẫn đường laser, nôm na có thể hiểu là trên máy bay sẽ mang theo thiết bị phát tín hiệu laser chiếu vào mục tiêu cần tấn công. Sau đó, bom được phóng đi, thiết bị thu tín hiệu laser sẽ lần theo đầu phát – đánh dấu mục tiêu tấn công. Độ chính xác của bom dẫn đường laser rất cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) khoảng 7-10m. Nguồn ảnh: QĐNDTrong ảnh, máy bay Su-30MK2 của KQND Việt Nam ném bom trúng mục tiêu tại trường bắn Hòn Tý, ngoài khơi tỉnh Bình Thuận. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Báo Phòng không - Không quân trong bài viết "Những sản phẩm "Made in Viện Kỹ thuật PK-KQ" cho biết: "Trong thời gian tới, chiến lược phát triển của Viện PK-KQ tập trung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm mũi nhọn, thế mạnh như: thử nghiệm các loại radar mới; phát triển máy bay không người lái; nghiên cứu chế tạo tổ hợp tên lửa tầm gần dùng tên lửa hàng không P-13M và đặc biệt là nghiên cứu cải tiến bom thông thường thành bom thông minh. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
Hiện Việt Nam được trang bị nhiều loại bom hàng không như OFAB-250-270, FAB-250, FAB-500…do Liên Xô (Nga) sản xuất. Các loại bom này có thể triển khai trên các tiêm kích – bom Su-22, tiêm kích đa năng Su-27/30. Nguồn ảnh: Tiền Phong
Bên cạnh đó, chúng ta đã mua các loại bom thông minh do Nga sản xuất như KAB-500, KAB-1500… Tuy nhiên, con số có lẽ là không lớn vì chi phí một quả bom thông minh có thể lên tới vài trăm nghìn USD, thậm chí là 1 triệu USD. Nguồn ảnh: Quốc Phòng Việt Nam
Do đó, nếu như chúng ta cải tiến thành công bom thông thường thành bom thông minh thì sẽ góp phần tiết kiệm đáng kể ngân sách trong điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trong các nhiệm vụ chiến đấu, việc mang bom thông minh giúp máy bay an toàn hơn rất nhiều trước hỏa lực phòng không của địch. Trong khi với bom thông thường, máy bay sẽ phải bổ nhào ném bom do đó dễ rơi vào tầm hỏa lực đón bắn của đối phương. Nguồn ảnh: Quốc Phòng Việt Nam
Thực ra, việc cải tiến các loại bom thông thường thành bom thông minh thì không phải là hiếm. Bản thân các loại bom KAB-500/1500 của Nga cung cấp cho Việt Nam vốn cũng được chế tạo dựa trên thân bom thông thường FAB. Nguồn ảnh: Ausairpower
Trong ảnh là bom dẫn đường laser bán chủ động KAB-500L được chế tạo dựa trên thân bom đa công dụng FAB-500. Nguồn ảnh: Ausairpower
Thực chất, việc biến bom thường thành bom khôn ở Nga hay ở Mỹ là việc phát triển bộ “kit” gồm cánh lái, hệ thống dẫn đường để lắp cho bom thông thường. Có lẽ phương án mà Việt Nam đang nghiên cứu cũng đi theo hướng này. Cái khó chủ yếu ở đây là làm thế nào để phát triển hệ thống dẫn đường trên bom và tích hợp với hệ thống chỉ thị mục tiêu từ máy bay. Trong ảnh, bom thông minh GBU-12 Paveway của Mỹ được cải tiến từ thân bom đa công dụng Mk 82. Nguồn ảnh: Wikipedia
Phương thức dẫn đường của các loại bom biến từ bom thông thường thành bom thông minh hiện nay được nhiều quốc gia áp dụng là sử dụng hệ dẫn đường laser bán chủ động. Các phương thức dẫn đường quang – truyền hình cũng khá phổ biến, nhưng rộng rãi nhất vẫn là dùng tín hiệu laser. Ngoài ra, với sự phát triển của hệ thống dẫn đường vệ tinh, người ta cũng phát triển các loại bom dùng hệ dẫn vệ tinh GPS, GLONASS cho độ chính xác cao hơn hẳn. Nguồn ảnh: Deagel
Với phương thức dẫn đường laser, nôm na có thể hiểu là trên máy bay sẽ mang theo thiết bị phát tín hiệu laser chiếu vào mục tiêu cần tấn công. Sau đó, bom được phóng đi, thiết bị thu tín hiệu laser sẽ lần theo đầu phát – đánh dấu mục tiêu tấn công. Độ chính xác của bom dẫn đường laser rất cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) khoảng 7-10m. Nguồn ảnh: QĐND
Trong ảnh, máy bay Su-30MK2 của KQND Việt Nam ném bom trúng mục tiêu tại trường bắn Hòn Tý, ngoài khơi tỉnh Bình Thuận. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam