Hãng thông tấn Reuters vừa cho biết, Hải quân Trung Quốc đã đưa một tàu sân bay của nước này cùng bốn tàu hộ vệ hạm băng qua eo biển Đài Loan để tiến vào Biển Đông, thực hiện huấn luyện theo định kỳ. Nguồn ảnh: Sina.Hải quân Trung Quốc cũng đã xác nhận, hôm 21/12 tàu sân bay Sơn Đông của nước này cùng với bốn tàu hộ vệ hạm đã băng qua eo biển Đài Loan an toàn, bất chấp việc đảo Đài Loan đã cử một lượng lớn máy bay và tàu chiến theo sát nhất cử nhất động của biên đội tàu sân bay Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.Truyền thông Trung Quốc trích tuyên bố của hải quân nước này và khẳng định, cuộc tập trận là một phần của kế hoạch hàng năm đã được nước này "lên lịch" từ trước đó. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng cuộc tập trận trên biển diễn ra vào đúng lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ ở eo biển Đài Loan leo thang là một thông điệp mà Bắc Kinh muốn gửi tới Washington. Nguồn ảnh: Sina.Theo đó, Bắc Kinh đã tỏ ra không khoan nhượng với Mỹ trong việc Hải quân nước này tiến hành tuần tra qua eo biển Đài Loan. Việc Trung Quốc mang tàu sân bay ra tập trận ở biển Đông và băng qua eo biển Đài Loan trong hải trình của mình được coi như là đòn đáp trả. Nguồn ảnh: Sina.Hàng không mẫu hạm Sơn Đông là hàng không mẫu hạm đầu tiên được Trung Quốc tự đóng nội địa hoàn toàn. Thiết kế của tàu sân bay này được Trung Quốc nâng cấp từ tàu Liêu Ninh - vốn là tàu sân bay đầu tiên của nước này nhưng lại được mua từ nước ngoài. Nguồn ảnh: Sina.Giới chuyên gia quân sự không đánh giá quá cao tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc do nó có thiết kế cũ, không sở hữu quá nhiều công nghệ quá đặc biệt và không mang được quá nhiều máy bay. Nguồn ảnh: Sina.Đây cũng không phải một tàu sân bay hạt nhân mà chỉ sử dụng động cơ tua-bin đốt trong thông thường. Tàu sân bay có dẫn động bốn trục với tốc độ tối đa 57 km/h tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nguồn ảnh: Sina.Điều khiến hàng không mẫu hạm Sơn Đông của Trung Quốc được ví với một "con hổ giấy" là do nó không có dàn phi cơ thích hợp. Tiêm kích hạm J-15 - loại tiêm kích hạm duy nhất của Trung Quốc hiện nay không thể mang đầy trọng tải nếu cất cánh từ tàu sân bay Sơn Đông do đường băng quá ngắn. Nguồn ảnh: Sina.Điều này khiến cho các tiêm kích hạm J-15 hoặc sẽ phải mang lượng vũ khí ít hơn tiêu chuẩn để mang đầy đủ nhiên liệu hoặc ngược lại, trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu suất chiến đấu của chiếc Sơn Đông. Nguồn ảnh: Sina.Truyền thông Trung Quốc cũng nhiều lần gián tiếp thừa nhận yếu điểm này của tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông. Tuy nhiên, phía Trung Quốc cũng khẳng định Sơn Đông sẽ là mẫu tàu sân bay cuối cùng được nước này đóng theo thiết kế cầu nhảy kiểu cũ, từ các mẫu tiếp theo, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ được trang bị máy phóng hiện đại như các tàu sân bay Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: Sina. Tiêm kích hạm J-15 cất cánh từ tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc.
Hãng thông tấn Reuters vừa cho biết, Hải quân Trung Quốc đã đưa một tàu sân bay của nước này cùng bốn tàu hộ vệ hạm băng qua eo biển Đài Loan để tiến vào Biển Đông, thực hiện huấn luyện theo định kỳ. Nguồn ảnh: Sina.
Hải quân Trung Quốc cũng đã xác nhận, hôm 21/12 tàu sân bay Sơn Đông của nước này cùng với bốn tàu hộ vệ hạm đã băng qua eo biển Đài Loan an toàn, bất chấp việc đảo Đài Loan đã cử một lượng lớn máy bay và tàu chiến theo sát nhất cử nhất động của biên đội tàu sân bay Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Truyền thông Trung Quốc trích tuyên bố của hải quân nước này và khẳng định, cuộc tập trận là một phần của kế hoạch hàng năm đã được nước này "lên lịch" từ trước đó. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng cuộc tập trận trên biển diễn ra vào đúng lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ ở eo biển Đài Loan leo thang là một thông điệp mà Bắc Kinh muốn gửi tới Washington. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó, Bắc Kinh đã tỏ ra không khoan nhượng với Mỹ trong việc Hải quân nước này tiến hành tuần tra qua eo biển Đài Loan. Việc Trung Quốc mang tàu sân bay ra tập trận ở biển Đông và băng qua eo biển Đài Loan trong hải trình của mình được coi như là đòn đáp trả. Nguồn ảnh: Sina.
Hàng không mẫu hạm Sơn Đông là hàng không mẫu hạm đầu tiên được Trung Quốc tự đóng nội địa hoàn toàn. Thiết kế của tàu sân bay này được Trung Quốc nâng cấp từ tàu Liêu Ninh - vốn là tàu sân bay đầu tiên của nước này nhưng lại được mua từ nước ngoài. Nguồn ảnh: Sina.
Giới chuyên gia quân sự không đánh giá quá cao tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc do nó có thiết kế cũ, không sở hữu quá nhiều công nghệ quá đặc biệt và không mang được quá nhiều máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Đây cũng không phải một tàu sân bay hạt nhân mà chỉ sử dụng động cơ tua-bin đốt trong thông thường. Tàu sân bay có dẫn động bốn trục với tốc độ tối đa 57 km/h tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nguồn ảnh: Sina.
Điều khiến hàng không mẫu hạm Sơn Đông của Trung Quốc được ví với một "con hổ giấy" là do nó không có dàn phi cơ thích hợp. Tiêm kích hạm J-15 - loại tiêm kích hạm duy nhất của Trung Quốc hiện nay không thể mang đầy trọng tải nếu cất cánh từ tàu sân bay Sơn Đông do đường băng quá ngắn. Nguồn ảnh: Sina.
Điều này khiến cho các tiêm kích hạm J-15 hoặc sẽ phải mang lượng vũ khí ít hơn tiêu chuẩn để mang đầy đủ nhiên liệu hoặc ngược lại, trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu suất chiến đấu của chiếc Sơn Đông. Nguồn ảnh: Sina.
Truyền thông Trung Quốc cũng nhiều lần gián tiếp thừa nhận yếu điểm này của tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông. Tuy nhiên, phía Trung Quốc cũng khẳng định Sơn Đông sẽ là mẫu tàu sân bay cuối cùng được nước này đóng theo thiết kế cầu nhảy kiểu cũ, từ các mẫu tiếp theo, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ được trang bị máy phóng hiện đại như các tàu sân bay Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.
Tiêm kích hạm J-15 cất cánh từ tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc.