Từ những năm 1950, Triều Tiên đã được viện trợ một số lượng lớn súng AK-47 từ Liên Xô, đây cũng chính là mẫu súng trường tự động đầu tiên được biên chế cho quân đội nước này. Sau đó không lâu, người Xô Viết cũng chuyển giao luôn dây chuyền sản xuất AK-47 đến Triều Tiên và được họ đặt tên là súng trường Type-58. Type-58 có vẻ ngoài giống y hệt như AK-47 hay Type-56 chỉ khác ở chỗ trên thân súng có ghi chữ Triều Tiên. Ảnh: Một khẩu Type-58 do Triều Tiên chế tạo.Dựa trên Type-58, Triều Tiên đã có những cải tiến để cho ra đời mẫu súng Type-68 có vẻ ngoài giống với AKM của Liên Xô với một báng súng thẳng, nòng mảnh hơn và đầu ruồi được thiết kế lại, đầu nòng có rãnh để lắp chóp bù nảy cùng với ốp lót tay chế tác tinh xảo hơn giúp xạ thủ cầm nắm tốt hơn khi bắn. Ảnh: Một khẩu Type-68 do Triều Tiên chế tạo.Type-58 và Type-68 chính là phiên bản AK-47 và AKM, sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm và một hộp tiếp đạn cong 30 viên. Cỡ đạn này có ưu điểm lớn là có tính sát thương cao, uy lực và công phá tốt, vượt trội hơn hẳn về sức mạnh so với đạn 5.56x45mm của súng M-16 đang được trang bị cho đối thủ của họ là quân đội Hàn Quốc. Ảnh: Mẫu Type-58 (trên) và Type-68 (dưới) do Triều Tiên chế tạo.Cũng giống như khối các nước Xã hội Chủ nghĩa khác, khẩu AK-47 và các phiên bản của nó là một hình ảnh đã gắn liền với người quân nhân Triều Tiên trong thời chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, do sự thay đổi tư duy của các quân đội phát triển trên thế giới, đã từ bỏ cỡ đạn lớn để chuyển sang sử dụng cỡ đạn nhỏ nhưng chính xác hơn như Liên Xô chuyển từ đạn 7.62x39mm sang 5.45x39mm, Trung Quốc chuyển từ đạn 7.62x39mm sang 5.8x42mm… khiến cho Triều Tiên cũng không muốn tụt lại và họ nhanh chóng nghiên cứu mẫu súng trường tự động mới để thay thế Type-58/68. Ảnh: Binh sĩ Triều Tiên với một khẩu Type-68 (AKM).Bắt kịp xu hướng, vào năm 1988, Triều Tiên đã thiết kế chế tạo mẫu súng trường tấn công mới mang tên Type-88 mô phỏng theo AK-74 của Liên Xô, sử dụng cỡ đạn 5.45x39mm tiên tiến. Và từ đó, Type-88 chính là biểu tượng mới của quân đội nước này, xuất hiện rất nhiều trong các cuộc duyệt binh và Type-58/68 đã dần lui vào hậu trường. Ảnh: Binh sĩ Triều Tiên với súng trường Type-88.Có một điều vô cùng thú vị là Triều Tiên là nước duy nhất ngoài các nước thuộc Liên Xô cũ và khối Waszawa sở hữu dây chuyền sản xuất AK-74, đây là một sự ưu ái không hề nhỏ dành cho quân đội nước này. Về cơ bản, AK-74 là phiên bản cải tiến của AKM với việc sử dụng cỡ đạn mới, trích khí kiểu mới và sử dụng một chụp bù giật đầu nòng thay thế cho chụp giảm nảy. Ảnh: Nữ binh sĩ Triều Tiên với súng trường Type-88 báng gậpQua thời gian dài sử dụng, Triều Tiên cũng đã có những nâng cấp nhất dịnh cho khẩu Type-88 như việc thay thế các chi tiết gỗ như tay cầm, báng súng, ốp lót tay bằng chi tiết làm bằng vật liệu tổng hợp, có độ bền cao hơn và giảm đáng kể trọng lượng súng. Ảnh: Khối chiến sĩ Triều Tiên với súng Type-88 gắn súng phóng lựu kẹp nòng.Đặc biệt, Triều Tiên cũng đã cho ra mắt phiên bản Type-88-2 với báng súng gập lên trên nắp bệ khóa nòng chứ không phải sang hai bên như truyền thống, cùng với đó là trang bị một hộp tiếp đạn hình trống dài, có sức chức khoảng 100 - 150 viên, giúp xạ thủ có thể duy trì một mật độ hỏa lực cực cao và có thể là không cần thay thế hộp tiếp đạn liên khi làm nhiệm vụ, ưu thế hơn việc được trang bị từ 3 - 4 hộp tiếp đạn rời 30 viên nhưng bù lại lại có trọng lượng khá nặng nề. Mẫu này chuyên dùng để trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm Ảnh: Đặc nhiệm Triều Tiên với súng Type-88-2.Triều Tiên cũng phát triển cả loại Type-88-2 phiên bản carbin, có thiết kế tương tự Type-88-2 nhưng nòng súng ngắn hơn, dùng để trang bị cho các lực lượng đặc biệt phản ứng nhanh tác chiến trong không gian hẹp, tác chiến đô thị,… Ảnh: Lính dù Triều Tiên với súng Type-88-2 carbin.Mới đây, vào ngày 10/10, Triều Tiên đã trịnh trọng tổ chức lễ duyệt binh lớn nhất lịch sử kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động cầm quyền với sự xuất hiện của hàng loạt khí tài mới. Dù không được chú ý như các loại tên lửa đạn đạo, xe tăng hay pháo phản lực phóng loạt, nhưng súng bộ binh cũng đánh dấu sự nâng cấp vượt trội của bộ binh nước này. Những khẩu Type-88 đã được lắp báng súng rỗng ruột kiểu mới, trang bị thêm các ray Picatinny hiện đại giúp dễ dàng mở rộng phụ kiện, bắt kịp xu thế thế giới. Ảnh: Binh sĩ Triều Tiên với một khẩu Type-88 nâng cấp.Đây cũng là lần đầu tiên triều Tiên cho ra mắt mẫu súng trường tấn công kiểu mới, có hình dạng bên ngoài khá giống với mẫu QBZ-95 của Trung Quốc nhưng thực tế lại là phiên bản Bullup của súng trường Type-88. Ngoài ra mẫu nòng giảm thanh mới cũng được giới thiệu với một thiết kế cực kỳ lạ mắt, chưa rõ tính năng thực tế nhưng khả năng là có thể triệt âm và triệt tiêu luôn tia lửa đầu nòng khi bắn. Ảnh: Khối chiến sĩ Triều Tiên với súng trường mới.Dựa trên Type-88 carbin, người Triều Tiên cũng chế tạo luôn phiên bản Type-88 kiểu súng tiểu liên (SMG) sử dụng cỡ đạn súng ngắn, dành riêng cho lực lượng đặc nhiệm tác chiến không gian hẹp hoặc lực lượng chấp pháp. Ảnh: Mẫu súng tiểu liên kiểu mới của Triều Tiên dựa trên Type-88.Có thể nói rằng, lịch sử phát triển của súng trường tự động cá nhân trong quân đội Triều Tiên là vô cùng thú vị, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc qua từng năm tháng của lực lượng vũ trang nước này, và đâu đó vẫn nhận ra sự ảnh hưởng không hề nhỏ của Liên Xô, Nga và Trung Quốc trong từng thiết kế. Ảnh: Khối chiến sĩ phòng hóa Triều Tiên với súng trường Type-88-2 sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên Video Lễ duyệt binh hoành tráng tại Triều Tiên - Nguồn: VTV24
Từ những năm 1950, Triều Tiên đã được viện trợ một số lượng lớn súng AK-47 từ Liên Xô, đây cũng chính là mẫu súng trường tự động đầu tiên được biên chế cho quân đội nước này. Sau đó không lâu, người Xô Viết cũng chuyển giao luôn dây chuyền sản xuất AK-47 đến Triều Tiên và được họ đặt tên là súng trường Type-58. Type-58 có vẻ ngoài giống y hệt như AK-47 hay Type-56 chỉ khác ở chỗ trên thân súng có ghi chữ Triều Tiên. Ảnh: Một khẩu Type-58 do Triều Tiên chế tạo.
Dựa trên Type-58, Triều Tiên đã có những cải tiến để cho ra đời mẫu súng Type-68 có vẻ ngoài giống với AKM của Liên Xô với một báng súng thẳng, nòng mảnh hơn và đầu ruồi được thiết kế lại, đầu nòng có rãnh để lắp chóp bù nảy cùng với ốp lót tay chế tác tinh xảo hơn giúp xạ thủ cầm nắm tốt hơn khi bắn. Ảnh: Một khẩu Type-68 do Triều Tiên chế tạo.
Type-58 và Type-68 chính là phiên bản AK-47 và AKM, sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm và một hộp tiếp đạn cong 30 viên. Cỡ đạn này có ưu điểm lớn là có tính sát thương cao, uy lực và công phá tốt, vượt trội hơn hẳn về sức mạnh so với đạn 5.56x45mm của súng M-16 đang được trang bị cho đối thủ của họ là quân đội Hàn Quốc. Ảnh: Mẫu Type-58 (trên) và Type-68 (dưới) do Triều Tiên chế tạo.
Cũng giống như khối các nước Xã hội Chủ nghĩa khác, khẩu AK-47 và các phiên bản của nó là một hình ảnh đã gắn liền với người quân nhân Triều Tiên trong thời chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, do sự thay đổi tư duy của các quân đội phát triển trên thế giới, đã từ bỏ cỡ đạn lớn để chuyển sang sử dụng cỡ đạn nhỏ nhưng chính xác hơn như Liên Xô chuyển từ đạn 7.62x39mm sang 5.45x39mm, Trung Quốc chuyển từ đạn 7.62x39mm sang 5.8x42mm… khiến cho Triều Tiên cũng không muốn tụt lại và họ nhanh chóng nghiên cứu mẫu súng trường tự động mới để thay thế Type-58/68. Ảnh: Binh sĩ Triều Tiên với một khẩu Type-68 (AKM).
Bắt kịp xu hướng, vào năm 1988, Triều Tiên đã thiết kế chế tạo mẫu súng trường tấn công mới mang tên Type-88 mô phỏng theo AK-74 của Liên Xô, sử dụng cỡ đạn 5.45x39mm tiên tiến. Và từ đó, Type-88 chính là biểu tượng mới của quân đội nước này, xuất hiện rất nhiều trong các cuộc duyệt binh và Type-58/68 đã dần lui vào hậu trường. Ảnh: Binh sĩ Triều Tiên với súng trường Type-88.
Có một điều vô cùng thú vị là Triều Tiên là nước duy nhất ngoài các nước thuộc Liên Xô cũ và khối Waszawa sở hữu dây chuyền sản xuất AK-74, đây là một sự ưu ái không hề nhỏ dành cho quân đội nước này. Về cơ bản, AK-74 là phiên bản cải tiến của AKM với việc sử dụng cỡ đạn mới, trích khí kiểu mới và sử dụng một chụp bù giật đầu nòng thay thế cho chụp giảm nảy. Ảnh: Nữ binh sĩ Triều Tiên với súng trường Type-88 báng gập
Qua thời gian dài sử dụng, Triều Tiên cũng đã có những nâng cấp nhất dịnh cho khẩu Type-88 như việc thay thế các chi tiết gỗ như tay cầm, báng súng, ốp lót tay bằng chi tiết làm bằng vật liệu tổng hợp, có độ bền cao hơn và giảm đáng kể trọng lượng súng. Ảnh: Khối chiến sĩ Triều Tiên với súng Type-88 gắn súng phóng lựu kẹp nòng.
Đặc biệt, Triều Tiên cũng đã cho ra mắt phiên bản Type-88-2 với báng súng gập lên trên nắp bệ khóa nòng chứ không phải sang hai bên như truyền thống, cùng với đó là trang bị một hộp tiếp đạn hình trống dài, có sức chức khoảng 100 - 150 viên, giúp xạ thủ có thể duy trì một mật độ hỏa lực cực cao và có thể là không cần thay thế hộp tiếp đạn liên khi làm nhiệm vụ, ưu thế hơn việc được trang bị từ 3 - 4 hộp tiếp đạn rời 30 viên nhưng bù lại lại có trọng lượng khá nặng nề. Mẫu này chuyên dùng để trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm Ảnh: Đặc nhiệm Triều Tiên với súng Type-88-2.
Triều Tiên cũng phát triển cả loại Type-88-2 phiên bản carbin, có thiết kế tương tự Type-88-2 nhưng nòng súng ngắn hơn, dùng để trang bị cho các lực lượng đặc biệt phản ứng nhanh tác chiến trong không gian hẹp, tác chiến đô thị,… Ảnh: Lính dù Triều Tiên với súng Type-88-2 carbin.
Mới đây, vào ngày 10/10, Triều Tiên đã trịnh trọng tổ chức lễ duyệt binh lớn nhất lịch sử kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động cầm quyền với sự xuất hiện của hàng loạt khí tài mới. Dù không được chú ý như các loại tên lửa đạn đạo, xe tăng hay pháo phản lực phóng loạt, nhưng súng bộ binh cũng đánh dấu sự nâng cấp vượt trội của bộ binh nước này. Những khẩu Type-88 đã được lắp báng súng rỗng ruột kiểu mới, trang bị thêm các ray Picatinny hiện đại giúp dễ dàng mở rộng phụ kiện, bắt kịp xu thế thế giới. Ảnh: Binh sĩ Triều Tiên với một khẩu Type-88 nâng cấp.
Đây cũng là lần đầu tiên triều Tiên cho ra mắt mẫu súng trường tấn công kiểu mới, có hình dạng bên ngoài khá giống với mẫu QBZ-95 của Trung Quốc nhưng thực tế lại là phiên bản Bullup của súng trường Type-88. Ngoài ra mẫu nòng giảm thanh mới cũng được giới thiệu với một thiết kế cực kỳ lạ mắt, chưa rõ tính năng thực tế nhưng khả năng là có thể triệt âm và triệt tiêu luôn tia lửa đầu nòng khi bắn. Ảnh: Khối chiến sĩ Triều Tiên với súng trường mới.
Dựa trên Type-88 carbin, người Triều Tiên cũng chế tạo luôn phiên bản Type-88 kiểu súng tiểu liên (SMG) sử dụng cỡ đạn súng ngắn, dành riêng cho lực lượng đặc nhiệm tác chiến không gian hẹp hoặc lực lượng chấp pháp. Ảnh: Mẫu súng tiểu liên kiểu mới của Triều Tiên dựa trên Type-88.
Có thể nói rằng, lịch sử phát triển của súng trường tự động cá nhân trong quân đội Triều Tiên là vô cùng thú vị, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc qua từng năm tháng của lực lượng vũ trang nước này, và đâu đó vẫn nhận ra sự ảnh hưởng không hề nhỏ của Liên Xô, Nga và Trung Quốc trong từng thiết kế. Ảnh: Khối chiến sĩ phòng hóa Triều Tiên với súng trường Type-88-2 sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên
Video Lễ duyệt binh hoành tráng tại Triều Tiên - Nguồn: VTV24