Mạng Livemap mới đây đăng tải hình ảnh gây sự chú ý về tình hình chiến sự tại Syria. Theo đó, ít nhất là một tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 cực kỳ hiện đại đã được triển khai tới căn cứ không quân Kuweires ở Aleppo, Syria.Tuy lực lượng quân khủng bố tại mặt trận Aleppo là rất hùng hậu nhưng chúng không có không quân. Việc Quân đội Syria triển khai Pantsir-S1 tới Aleppo có vẻ như là nhằm ý đồ khác. Ví dụ như việc phải đề phòng một phi vụ không kích nhầm của liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu. Nguồn ảnh: OryxƯớc tính, Quân đội Syria hiện có khoảng 36-50 tổ hợp Pantsir-S1 mua của Nga với tổng trị giá lên tới 1 tỷ USD. Nguồn ảnh: OryxTổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Cục thiết kế khí cụ KBP phát triển từ đầu những năm 1990 cho nhiệm vụ chống mục tiêu bay thấp (máy bay, trực thăng, đạn chính xác cao, tên lửa hành trình, UAV) bảo vệ các căn cứ quân sự, các tổ hợp phòng không tầm cao, các cơ sở quan trọng trước một cuộc tấn công đường không bằng vũ khí chính xác cao của đối phương. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminPantsir-S1 được xem là một trong những phương tiện phòng không độc đáo nhất trên thế giới khi là sự kết hợp giữa các tổ hợp pháo bắn nhanh, tên lửa cùng hệ thống radar cảm biến vào làm một tạo nên vũ khí đối không phản ứng cực nhanh, cơ động cao, đánh chặn chính xác, cung cấp sự bảo vệ tuyệt vời cho các căn cứ, tổ hợp tên lửa... Tổ hợp có thể đặt trên nhiều phương tiện xe cộ như xe bánh lốp 8x8 (hãng Ural, Kamaz, MZKT) hay xe xích và thậm chí là tách thành module riêng đặt trên tàu chiến, hoặc đặt cố định trên các toa tàu, tòa nhà….Nguồn ảnh: PVOHệ thống điều khiển của Pantsir-S1 bao gồm radar bám bắt mục tiêu và radar theo dõi sóng kép (phiên bản xuất khẩu định danh là 1RS2-1E) hoạt động ở băng sóng UHF và EHF. Chúng có khả năng phát hiện mục tiêu cách 32-36km, theo dõi ở cự ly 24-28km với mục tiêu có RCS 2m2. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài radar, Pantsir-S1 còn được trang bị kênh quang - điện với khí tài đo xa hồng ngoại và nhiệt ảnh, bao gồm bộ vi xử lý tín hiệu kĩ thuật số và theo dõi mục tiêu tự động. Nguồn ảnh: WikipediaVới hai kênh dẫn đường độc lập (radar và quang - điện) cho phép Pantsir-S1 tấn công 2-4 mục tiêu cùng lúc, tối đa có thể tới 10-12 mục tiêu/phút. Nguồn ảnh: PVOHỏa lực của tổ hợp Pantsir-S1 gồm hai thành phần: 12 tên lửa phòng không 57E6 và hai pháo tự động 2A38M. Trong đó, 57E6 là loại tên lửa hai tầng nặng 74kg (lên tới 90kg gồm cả ống phóng bảo quản), dài 3,2m, lắp đầu nổ mảnh 20kg. Nguồn ảnh: WikipediaĐạn 57E6 dùng kiểu dẫn đường vô tuyến, tầm bắn xa nhất 20km, độ cao hạ mục tiêu tối đa 15km, tốc độ bay khi mới rời bệ phóng là 1.300m/s, tới 18km giảm còn 780m/s. Đầu nổ nặng 20kg với 5,5kg thuốc nổ cùng 2.000 mảnh đạn 14,5mm sẽ tạo ra cơn mưa khủng khiếp đánh chặn mọi mục tiêu bay. Nguồn ảnh: YoutubeBên cạnh tên lửa, tổ hợp Pantsir-S1 trang bị hai pháo tự động 2A38M cỡ 30mm có tốc độ bắn tổng cộng 5.000 phát/phút (2.500 phát/phút/khẩu), tầm bắn từ 200m đến 4km, độ cao hạ mục tiêu 0-3km. Như vậy, khi cần hai khẩu pháo này có thể hạ nòng bắn vào mục tiêu trên bộ như xe thiết giáp, bộ binh địch. Nguồn ảnh: PVO
Mạng Livemap mới đây đăng tải hình ảnh gây sự chú ý về tình hình chiến sự tại Syria. Theo đó, ít nhất là một tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 cực kỳ hiện đại đã được triển khai tới căn cứ không quân Kuweires ở Aleppo, Syria.
Tuy lực lượng quân khủng bố tại mặt trận Aleppo là rất hùng hậu nhưng chúng không có không quân. Việc Quân đội Syria triển khai Pantsir-S1 tới Aleppo có vẻ như là nhằm ý đồ khác. Ví dụ như việc phải đề phòng một phi vụ không kích nhầm của liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu. Nguồn ảnh: Oryx
Ước tính, Quân đội Syria hiện có khoảng 36-50 tổ hợp Pantsir-S1 mua của Nga với tổng trị giá lên tới 1 tỷ USD. Nguồn ảnh: Oryx
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Cục thiết kế khí cụ KBP phát triển từ đầu những năm 1990 cho nhiệm vụ chống mục tiêu bay thấp (máy bay, trực thăng, đạn chính xác cao, tên lửa hành trình, UAV) bảo vệ các căn cứ quân sự, các tổ hợp phòng không tầm cao, các cơ sở quan trọng trước một cuộc tấn công đường không bằng vũ khí chính xác cao của đối phương. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Pantsir-S1 được xem là một trong những phương tiện phòng không độc đáo nhất trên thế giới khi là sự kết hợp giữa các tổ hợp pháo bắn nhanh, tên lửa cùng hệ thống radar cảm biến vào làm một tạo nên vũ khí đối không phản ứng cực nhanh, cơ động cao, đánh chặn chính xác, cung cấp sự bảo vệ tuyệt vời cho các căn cứ, tổ hợp tên lửa... Tổ hợp có thể đặt trên nhiều phương tiện xe cộ như xe bánh lốp 8x8 (hãng Ural, Kamaz, MZKT) hay xe xích và thậm chí là tách thành module riêng đặt trên tàu chiến, hoặc đặt cố định trên các toa tàu, tòa nhà….Nguồn ảnh: PVO
Hệ thống điều khiển của Pantsir-S1 bao gồm radar bám bắt mục tiêu và radar theo dõi sóng kép (phiên bản xuất khẩu định danh là 1RS2-1E) hoạt động ở băng sóng UHF và EHF. Chúng có khả năng phát hiện mục tiêu cách 32-36km, theo dõi ở cự ly 24-28km với mục tiêu có RCS 2m2. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài radar, Pantsir-S1 còn được trang bị kênh quang - điện với khí tài đo xa hồng ngoại và nhiệt ảnh, bao gồm bộ vi xử lý tín hiệu kĩ thuật số và theo dõi mục tiêu tự động. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với hai kênh dẫn đường độc lập (radar và quang - điện) cho phép Pantsir-S1 tấn công 2-4 mục tiêu cùng lúc, tối đa có thể tới 10-12 mục tiêu/phút. Nguồn ảnh: PVO
Hỏa lực của tổ hợp Pantsir-S1 gồm hai thành phần: 12 tên lửa phòng không 57E6 và hai pháo tự động 2A38M. Trong đó, 57E6 là loại tên lửa hai tầng nặng 74kg (lên tới 90kg gồm cả ống phóng bảo quản), dài 3,2m, lắp đầu nổ mảnh 20kg. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đạn 57E6 dùng kiểu dẫn đường vô tuyến, tầm bắn xa nhất 20km, độ cao hạ mục tiêu tối đa 15km, tốc độ bay khi mới rời bệ phóng là 1.300m/s, tới 18km giảm còn 780m/s. Đầu nổ nặng 20kg với 5,5kg thuốc nổ cùng 2.000 mảnh đạn 14,5mm sẽ tạo ra cơn mưa khủng khiếp đánh chặn mọi mục tiêu bay. Nguồn ảnh: Youtube
Bên cạnh tên lửa, tổ hợp Pantsir-S1 trang bị hai pháo tự động 2A38M cỡ 30mm có tốc độ bắn tổng cộng 5.000 phát/phút (2.500 phát/phút/khẩu), tầm bắn từ 200m đến 4km, độ cao hạ mục tiêu 0-3km. Như vậy, khi cần hai khẩu pháo này có thể hạ nòng bắn vào mục tiêu trên bộ như xe thiết giáp, bộ binh địch. Nguồn ảnh: PVO