Chiến trường chính của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua là khu vực miền Bắc Syria, lực lượng vũ trang Ankara đã tham chiến nhằm hỗ trợ các tay súng nổi dậy đồng minh chống lại quân đội chính phủ Syria.Sau hơn 2 tuần tham chiến, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề về người và vật chất, khiến họ phải ký thỏa thuận hòa bình với Nga và bắt đầu rút quân khỏi một số trạm quan sát trong lãnh thổ Syria.Theo các chuyên gia, sở dĩ Ankara đi tới quyết định trên là bởi họ đang bị phân tán lực lượng trên quá nhiều chiến trường, khiến cho binh lực không thể tập trung cho nhiệm vụ chủ chốt.Ngoài tỉnh Idlib và Aleppo thì Thổ Nhĩ Kỳ còn phải căng sức giữ tỉnh Afrin trước các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang người Kurd. Bên cạnh đó, cuộc chiến tại quốc gia Bắc Phi Libya cũng khiến họ hao tổn khá nhiều nhân lực và vật chất.Nhưng thật đáng ngạc nhiên khi Thổ Nhĩ Kỳ lại tiếp tục mở rộng các cuộc xung đột với những quốc gia xung quanh. Mới đây chiến đấu cơ F-16 của Ankara đã ném bom một căn cứ của lực lượng YPG trên đất Iraq gây ra phản ứng dữ dội.Chưa dừng lại đó, binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ lại có hành động được đánh giá là vô cùng nguy hiểm, lần này là với một thành viên khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO.Lực lượng đặc nhiệm của an ninh Thổ Nhĩ Kỳ hôm 11/3 đã nổ súng vào một chiếc xe quân sự của quân đội Hy Lạp đóng tại khu vực biên giới, nhưng rất may là không có thương vong.Truyền thông Hy Lạp đưa tin và gọi đó là một trường hợp khác của sự xâm lược gia tăng do Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện ở biển Aegean và tại biên giới đất liền dọc theo sông Evros và cảnh báo sẽ có hành động trả đũa.Báo chí Hy Lạp cho biết, hôm 17/3, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa một máy bay trinh sát không người lái đến gần biên giới của họ, nhưng khi chỉ vừa tiến vào không phận, UAV Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phòng không nước này phá hủy.Có nhận định cho rằng chiếc UAV đã bị bắn hạ bởi vũ khí hạng nhẹ. Quân đội Hy Lạp đã không gửi bất kỳ thông báo bổ sung nào cho Thổ Nhĩ Kỳ và bắn hạ chiếc UAV ngay trong lần vi phạm đầu tiên được ghi nhận.Hiện vẫn chưa biết loại UAV nào của Ankara bị Hy Lạp bắn hạ, có thể đó là một máy bay trinh sát không người lái cỡ nhỏ đang theo dõi tình hình ở biên giới Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ và do thám hoạt động của quân đội Hy Lạp.Thông qua việc bắn rơi máy bay trinh sát không người lái Thổ Nhĩ Kỳ, Athens cho thấy họ sẵn sàng hành động quyết đoán nhằm chống lại bất kỳ hành động khiêu khích nào đến từ Ankara.Như vậy đây lại là một "vết đen" nữa trong hồ sơ hoạt động của các loại UAV có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, trước đó đã có báo cáo rằng trên 60 chiếc UAV do Ankara chế tạo đã bị bắn hạ trên chiến trường Syria và Libya.Điều này đã khiến cho nhu cầu trên thế giới đối với máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo suy giảm cực mạnh so với khoảng thời gian chỉ vài tháng trước.Có lẽ sau khi hứng chịu những thiệt hại liên tiếp trên khắp các chiến trường khác nhau thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải cân nhắc thu hẹp phạm vi can thiệp quân sự của mình.
Chiến trường chính của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua là khu vực miền Bắc Syria, lực lượng vũ trang Ankara đã tham chiến nhằm hỗ trợ các tay súng nổi dậy đồng minh chống lại quân đội chính phủ Syria.
Sau hơn 2 tuần tham chiến, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề về người và vật chất, khiến họ phải ký thỏa thuận hòa bình với Nga và bắt đầu rút quân khỏi một số trạm quan sát trong lãnh thổ Syria.
Theo các chuyên gia, sở dĩ Ankara đi tới quyết định trên là bởi họ đang bị phân tán lực lượng trên quá nhiều chiến trường, khiến cho binh lực không thể tập trung cho nhiệm vụ chủ chốt.
Ngoài tỉnh Idlib và Aleppo thì Thổ Nhĩ Kỳ còn phải căng sức giữ tỉnh Afrin trước các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang người Kurd. Bên cạnh đó, cuộc chiến tại quốc gia Bắc Phi Libya cũng khiến họ hao tổn khá nhiều nhân lực và vật chất.
Nhưng thật đáng ngạc nhiên khi Thổ Nhĩ Kỳ lại tiếp tục mở rộng các cuộc xung đột với những quốc gia xung quanh. Mới đây chiến đấu cơ F-16 của Ankara đã ném bom một căn cứ của lực lượng YPG trên đất Iraq gây ra phản ứng dữ dội.
Chưa dừng lại đó, binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ lại có hành động được đánh giá là vô cùng nguy hiểm, lần này là với một thành viên khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO.
Lực lượng đặc nhiệm của an ninh Thổ Nhĩ Kỳ hôm 11/3 đã nổ súng vào một chiếc xe quân sự của quân đội Hy Lạp đóng tại khu vực biên giới, nhưng rất may là không có thương vong.
Truyền thông Hy Lạp đưa tin và gọi đó là một trường hợp khác của sự xâm lược gia tăng do Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện ở biển Aegean và tại biên giới đất liền dọc theo sông Evros và cảnh báo sẽ có hành động trả đũa.
Báo chí Hy Lạp cho biết, hôm 17/3, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa một máy bay trinh sát không người lái đến gần biên giới của họ, nhưng khi chỉ vừa tiến vào không phận, UAV Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phòng không nước này phá hủy.
Có nhận định cho rằng chiếc UAV đã bị bắn hạ bởi vũ khí hạng nhẹ. Quân đội Hy Lạp đã không gửi bất kỳ thông báo bổ sung nào cho Thổ Nhĩ Kỳ và bắn hạ chiếc UAV ngay trong lần vi phạm đầu tiên được ghi nhận.
Hiện vẫn chưa biết loại UAV nào của Ankara bị Hy Lạp bắn hạ, có thể đó là một máy bay trinh sát không người lái cỡ nhỏ đang theo dõi tình hình ở biên giới Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ và do thám hoạt động của quân đội Hy Lạp.
Thông qua việc bắn rơi máy bay trinh sát không người lái Thổ Nhĩ Kỳ, Athens cho thấy họ sẵn sàng hành động quyết đoán nhằm chống lại bất kỳ hành động khiêu khích nào đến từ Ankara.
Như vậy đây lại là một "vết đen" nữa trong hồ sơ hoạt động của các loại UAV có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, trước đó đã có báo cáo rằng trên 60 chiếc UAV do Ankara chế tạo đã bị bắn hạ trên chiến trường Syria và Libya.
Điều này đã khiến cho nhu cầu trên thế giới đối với máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo suy giảm cực mạnh so với khoảng thời gian chỉ vài tháng trước.
Có lẽ sau khi hứng chịu những thiệt hại liên tiếp trên khắp các chiến trường khác nhau thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải cân nhắc thu hẹp phạm vi can thiệp quân sự của mình.