Theo thông báo, vào ngày 20/10/2016, đại diện Bộ Quốc phòng Litva và Na Uy đã ký một thỏa thuận kỹ thuật cho việc mua các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung NASAM.Thỏa thuận quy định các điều kiện và nghĩa vụ của mỗi bên trong khuôn khổ mua bán các thành phần hệ thống NASAM và sự hỗ trợ kỹ thuật mà Na Uy sẽ dành cho Litva.Tới ngày 26/10/2017, Bộ Quốc phòng Litva chính thức ký hợp đồng với tập đoàn Kongsberg để mua 2 khẩu đội NASAM đi kèm thiết bị bổ sung, gói hỗ trợ hậu cần và đào tạo nhân sự với chi phí 109 triệu Euro.Như vậy, sau gần 3 năm thì Litva đã nhận được hệ thống NASAM đầu tiên, quốc gia vùng Baltic này cho biết họ dự định triển khai sát đường biên giới giáp vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga, động thái khiến Moskva đặc biệt chú ý.NASAMS có nguồn gốc từ SLAMRAAM (Surface Launched AMRAAM) - hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung của Mỹ được phát triển dựa trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM.SLAMRAAM có rất nhiều biến thể được tích hợp vào các phương tiện mang phóng khác nhau từ cố định cho đến di động, ngoài tên lửa AIM-120 thì mới đây Mỹ còn trang bị cho tổ hợp tên lửa AIM-9X.Khi phóng đi từ mặt đất thì tên lửa AIM-120 chỉ đạt tầm bắn 25 - 40 km so với 55 - 180 km khi phóng từ trên không, tầm bắn của tên lửa AIM-9X khi phóng từ dưới đất chưa được công bố.Biến thể thường gặp nhất của SLAMRAAM là CLAWS (hay còn được gọi bằng cái tên HUMRAAM) gồm bệ phóng mang 4 -5 tên lửa AIM-120 hoặc AIM-9X tích hợp trên xe thiết giáp hạng nhẹ HUMVEE.Gần đây Mỹ còn cho ra đời biến thể ZRK SLAMRAAM với tên lửa AIM-120 lắp trên xe chiến thuật hạng trung FMTV có kết cấu bọc thép chắc chắn hơn hẳn HUMVEE.Biến thể NASAMS do Na Uy sản xuất gồm 6 tên lửa AIM-120 chứa trong các ống phóng kín kiêm container bảo quản, bệ phóng của NASAMS có thể đặt cố định hoặc trên khung xe tải bọc thép.Nhờ đặt trong các container kín kiêm ống bảo quản mà hệ số kỹ thuật của đạn tên lửa AIM-120 AMRAAM được đảm bảo tốt hơn so với cách bố trí "lộ thiên" của SLAMRAAM.Tuy vậy hệ thống phòng không do Na Uy hợp tác sản xuất với Mỹ được nhận định là vẫn chưa có khả năng tích hợp tên lửa AIM-9X để đối phó với các mục tiêu bay cự ly gần có độ cơ động lớn.Cảm biến chính của NASAMS là radar mảng pha quét điện tử AN/MPQ-64 Sentinel hoạt động trên băng tần X có khả năng bao quát 360 độ. Ăng ten có tốc độ quay 30 vòng/phút, phạm vi phát hiện mục tiêu khoảng 40 km.Ngoài khí tài tích hợp sẵn là radar AN/MPQ-64 Sentinel thì NASAMS còn có khả năng kết nối để nhận tham số mục tiêu từ các đài radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực của những tổ hợp khác, giúp tận dụng hết tiềm năng của tên lửa AIM-120 AMRAAM.Nga sẽ cần có giải pháp đối phó đặc biệt khi triển khai lực lượng tại vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad, bởi từ bây giờ máy bay chiến đấu của họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động hơn hẳn trước kia.
Theo thông báo, vào ngày 20/10/2016, đại diện Bộ Quốc phòng Litva và Na Uy đã ký một thỏa thuận kỹ thuật cho việc mua các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung NASAM.
Thỏa thuận quy định các điều kiện và nghĩa vụ của mỗi bên trong khuôn khổ mua bán các thành phần hệ thống NASAM và sự hỗ trợ kỹ thuật mà Na Uy sẽ dành cho Litva.
Tới ngày 26/10/2017, Bộ Quốc phòng Litva chính thức ký hợp đồng với tập đoàn Kongsberg để mua 2 khẩu đội NASAM đi kèm thiết bị bổ sung, gói hỗ trợ hậu cần và đào tạo nhân sự với chi phí 109 triệu Euro.
Như vậy, sau gần 3 năm thì Litva đã nhận được hệ thống NASAM đầu tiên, quốc gia vùng Baltic này cho biết họ dự định triển khai sát đường biên giới giáp vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga, động thái khiến Moskva đặc biệt chú ý.
NASAMS có nguồn gốc từ SLAMRAAM (Surface Launched AMRAAM) - hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung của Mỹ được phát triển dựa trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM.
SLAMRAAM có rất nhiều biến thể được tích hợp vào các phương tiện mang phóng khác nhau từ cố định cho đến di động, ngoài tên lửa AIM-120 thì mới đây Mỹ còn trang bị cho tổ hợp tên lửa AIM-9X.
Khi phóng đi từ mặt đất thì tên lửa AIM-120 chỉ đạt tầm bắn 25 - 40 km so với 55 - 180 km khi phóng từ trên không, tầm bắn của tên lửa AIM-9X khi phóng từ dưới đất chưa được công bố.
Biến thể thường gặp nhất của SLAMRAAM là CLAWS (hay còn được gọi bằng cái tên HUMRAAM) gồm bệ phóng mang 4 -5 tên lửa AIM-120 hoặc AIM-9X tích hợp trên xe thiết giáp hạng nhẹ HUMVEE.
Gần đây Mỹ còn cho ra đời biến thể ZRK SLAMRAAM với tên lửa AIM-120 lắp trên xe chiến thuật hạng trung FMTV có kết cấu bọc thép chắc chắn hơn hẳn HUMVEE.
Biến thể NASAMS do Na Uy sản xuất gồm 6 tên lửa AIM-120 chứa trong các ống phóng kín kiêm container bảo quản, bệ phóng của NASAMS có thể đặt cố định hoặc trên khung xe tải bọc thép.
Nhờ đặt trong các container kín kiêm ống bảo quản mà hệ số kỹ thuật của đạn tên lửa AIM-120 AMRAAM được đảm bảo tốt hơn so với cách bố trí "lộ thiên" của SLAMRAAM.
Tuy vậy hệ thống phòng không do Na Uy hợp tác sản xuất với Mỹ được nhận định là vẫn chưa có khả năng tích hợp tên lửa AIM-9X để đối phó với các mục tiêu bay cự ly gần có độ cơ động lớn.
Cảm biến chính của NASAMS là radar mảng pha quét điện tử AN/MPQ-64 Sentinel hoạt động trên băng tần X có khả năng bao quát 360 độ. Ăng ten có tốc độ quay 30 vòng/phút, phạm vi phát hiện mục tiêu khoảng 40 km.
Ngoài khí tài tích hợp sẵn là radar AN/MPQ-64 Sentinel thì NASAMS còn có khả năng kết nối để nhận tham số mục tiêu từ các đài radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực của những tổ hợp khác, giúp tận dụng hết tiềm năng của tên lửa AIM-120 AMRAAM.
Nga sẽ cần có giải pháp đối phó đặc biệt khi triển khai lực lượng tại vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad, bởi từ bây giờ máy bay chiến đấu của họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động hơn hẳn trước kia.