Tên lửa chống hạm Type 17 là loại tên lửa đối hạm, được phóng từ tàu chiến hoặc xe phóng trên bờ; hiện đã trang bị trên tàu khu trục Haguro, mới được đưa vào biên chế của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF); Type 17 có tốc độ cận âm, được phát triển trên cơ sở tên lửa chống hạm Type 90.Loại tên lửa chống hạm này có tổng chiều dài khoảng 5 mét, đường kính thân khoảng 0,35 mét, tổng trọng lượng khoảng 700 kg; hình dáng khí động học thông thường, cánh trước và sau được thiết kế hình tam giác, bố trí vuông góc với tên lửa.Tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính + GPS + dẫn đường bám địa hình + radar chủ động đầu cuối. Phương pháp dẫn đường còn được trang bị liên kết dữ liệu hai chiều, nên có khả năng chống nhiễu tốt hơn, cho mức chính xác rất cao.Phương pháp dẫn đường bay bám địa hình, thường được sử dụng trên tên lửa hành trình tiến công mặt đất và hiếm khi được sử dụng cho tên lửa đối hạm. Có thể đánh giá, tên lửa đối hạm Type 17 phản ánh tham vọng phát triển tấn công cả mục tiêu trên đất liền của Nhật Bản.Theo thông tin được công khai, Nhật Bản đang đầu tư khoản kinh phí khổng lồ đến 2,7 tỷ Yên, để phát triển một loại tên lửa hành trình hỗn hợp (có cả khả năng chống hạm và tấn công mặt đất). Khoản ngân sách này được đưa vào năm tài khóa 2021.Loại tên lửa hành trình mới có tầm bắn tăng gấp đôi tầm bắn của Type 17, và có thể sử dụng các giếng phóng Mk 41, đang trang bị trên các tàu khu trục của lực lượng phòng vệ trên biển hiện nay; đồng thời thoát hoàn toàn khỏi sự kiềm chế của Mỹ, không cho Nhật Bản phát triển tên lửa hành trình tiến công mặt đất.Phân tích về loại tên lửa thử nghiệm Type 17 cho thấy, loại tên lửa này khá khác biệt so với phiên bản sản xuất hàng loạt phóng từ đất liền, khi ống phóng to và dài hơn.Số ống phóng của loại tên lửa này được lắp trên tàu khu trục Haguro mới được đưa vào biến chế trong JMSDF hôm 13/3 vừa qua, có số lượng ít hơn so với các phiên bản chống hạm lắp trên các khu trục hạm trược đó của JMSDF; ống phóng được lắp ở giữa thân tàu, có đặc điểm là góc nâng của bệ phóng tên lửa tương đối lớn.Do thay thế động cơ tuabin phản lực mới, tốc độ tối đa của Type 17 đạt khoảng 0,9 Mach, tầm bắn đã được tăng lên 180 ~ 220 km, sau đó có thông tin cho rằng tầm bắn đã được tăng lên 400 km, nhưng chưa được xác nhận.Type 17 bay ở độ cao khoảng 50 mét trên đất liền và 10 mét trên mực nước biển; tên lửa sử dụng đầu đạn xuyên giáp và bán xuyên giáp, trọng lượng ước tính khoảng 160 kg.Ngoài khả năng phóng từ tàu chiến, tên lửa Type 17 có khả năng phát triển các biến thể phóng từ trên không và phóng đi từ tàu ngầm. Trong cuộc diễn tập quân sự "Vành đai Thái Bình Dương" năm 2018, hai quả tên lửa loại Type 17 đã liên tục bắn trúng mục tiêu là tàu hậu cần USS Racine (đã loại biên) của Mỹ.Trong những năm gần đây, để đối phó với những mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và Triều Tiên, cụ thể là việc hiện đại hóa nhanh chóng Hải quân Trung Quốc và vấn đề tên lửa của Triều Tiên; Nhật Bản phải liên tục điều chỉnh chiến lược của mình, sẵn sàng đối phó với những tình huống bất ổn ở khu vực Đông Bắc Á.Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đang tăng tốc, chuyển hướng sang bảo vệ các đảo và ứng phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Số lượng và chất lượng của các tàu khu trục, khinh hạm và thậm chí cả tàu sân bay gần như đã được nâng cao rõ rệt.Việc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đưa vào biên chế tàu khu trục Haguro trang bị tên lửa có khả năng tiến công mặt đất Type 17, chỉ là một trong các nút nhảy. Điều này làm Trung Quốc hết sức lo lắng, vì tàu chiến và vũ khí của Nhật Bản có chất lượng vượt trội so tàu chiến và vũ khí của Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Flickr. Tàu ngầm Soryu của Nhật Bản - thứ vũ khí mà Hải quân Trung Quốc sợ nhất. Nguồn: DW.
Tên lửa chống hạm Type 17 là loại tên lửa đối hạm, được phóng từ tàu chiến hoặc xe phóng trên bờ; hiện đã trang bị trên tàu khu trục Haguro, mới được đưa vào biên chế của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF); Type 17 có tốc độ cận âm, được phát triển trên cơ sở tên lửa chống hạm Type 90.
Loại tên lửa chống hạm này có tổng chiều dài khoảng 5 mét, đường kính thân khoảng 0,35 mét, tổng trọng lượng khoảng 700 kg; hình dáng khí động học thông thường, cánh trước và sau được thiết kế hình tam giác, bố trí vuông góc với tên lửa.
Tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính + GPS + dẫn đường bám địa hình + radar chủ động đầu cuối. Phương pháp dẫn đường còn được trang bị liên kết dữ liệu hai chiều, nên có khả năng chống nhiễu tốt hơn, cho mức chính xác rất cao.
Phương pháp dẫn đường bay bám địa hình, thường được sử dụng trên tên lửa hành trình tiến công mặt đất và hiếm khi được sử dụng cho tên lửa đối hạm. Có thể đánh giá, tên lửa đối hạm Type 17 phản ánh tham vọng phát triển tấn công cả mục tiêu trên đất liền của Nhật Bản.
Theo thông tin được công khai, Nhật Bản đang đầu tư khoản kinh phí khổng lồ đến 2,7 tỷ Yên, để phát triển một loại tên lửa hành trình hỗn hợp (có cả khả năng chống hạm và tấn công mặt đất). Khoản ngân sách này được đưa vào năm tài khóa 2021.
Loại tên lửa hành trình mới có tầm bắn tăng gấp đôi tầm bắn của Type 17, và có thể sử dụng các giếng phóng Mk 41, đang trang bị trên các tàu khu trục của lực lượng phòng vệ trên biển hiện nay; đồng thời thoát hoàn toàn khỏi sự kiềm chế của Mỹ, không cho Nhật Bản phát triển tên lửa hành trình tiến công mặt đất.
Phân tích về loại tên lửa thử nghiệm Type 17 cho thấy, loại tên lửa này khá khác biệt so với phiên bản sản xuất hàng loạt phóng từ đất liền, khi ống phóng to và dài hơn.
Số ống phóng của loại tên lửa này được lắp trên tàu khu trục Haguro mới được đưa vào biến chế trong JMSDF hôm 13/3 vừa qua, có số lượng ít hơn so với các phiên bản chống hạm lắp trên các khu trục hạm trược đó của JMSDF; ống phóng được lắp ở giữa thân tàu, có đặc điểm là góc nâng của bệ phóng tên lửa tương đối lớn.
Do thay thế động cơ tuabin phản lực mới, tốc độ tối đa của Type 17 đạt khoảng 0,9 Mach, tầm bắn đã được tăng lên 180 ~ 220 km, sau đó có thông tin cho rằng tầm bắn đã được tăng lên 400 km, nhưng chưa được xác nhận.
Type 17 bay ở độ cao khoảng 50 mét trên đất liền và 10 mét trên mực nước biển; tên lửa sử dụng đầu đạn xuyên giáp và bán xuyên giáp, trọng lượng ước tính khoảng 160 kg.
Ngoài khả năng phóng từ tàu chiến, tên lửa Type 17 có khả năng phát triển các biến thể phóng từ trên không và phóng đi từ tàu ngầm. Trong cuộc diễn tập quân sự "Vành đai Thái Bình Dương" năm 2018, hai quả tên lửa loại Type 17 đã liên tục bắn trúng mục tiêu là tàu hậu cần USS Racine (đã loại biên) của Mỹ.
Trong những năm gần đây, để đối phó với những mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và Triều Tiên, cụ thể là việc hiện đại hóa nhanh chóng Hải quân Trung Quốc và vấn đề tên lửa của Triều Tiên; Nhật Bản phải liên tục điều chỉnh chiến lược của mình, sẵn sàng đối phó với những tình huống bất ổn ở khu vực Đông Bắc Á.
Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đang tăng tốc, chuyển hướng sang bảo vệ các đảo và ứng phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Số lượng và chất lượng của các tàu khu trục, khinh hạm và thậm chí cả tàu sân bay gần như đã được nâng cao rõ rệt.
Việc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đưa vào biên chế tàu khu trục Haguro trang bị tên lửa có khả năng tiến công mặt đất Type 17, chỉ là một trong các nút nhảy. Điều này làm Trung Quốc hết sức lo lắng, vì tàu chiến và vũ khí của Nhật Bản có chất lượng vượt trội so tàu chiến và vũ khí của Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Flickr.
Tàu ngầm Soryu của Nhật Bản - thứ vũ khí mà Hải quân Trung Quốc sợ nhất. Nguồn: DW.