Xe thiết giáp chở quân (APC) bánh lốp thuộc các dòng BTR do Liên Xô chế tạo và phục vụ trong quân đội của họ chưa bao giờ được trang bị vũ khí mạnh mẽ như tên lửa chống tăng (ATGM), điều này đã hạn chế khá nhiều năng lực chiến đấu của chúng.Học thuyết quân sự Liên Xô cho rằng ATGM là "đặc quyền" của xe chiến đấu bộ binh (IFV) và phương tiện chiến đấu trên không, còn đối với những chiếc "taxi chiến trường" như BTR-70/80 thì súng máy thông thường cỡ nòng 7,62 mm, 12,7 mm và 14,5 mm là đủ.Tuy nhiên từ cuộc chiến Afghanistan, những thách thức mới từ chiến trường đã buộc các kỹ sư và tướng lĩnh nhận thấy phải nhanh chóng thay thế súng máy bằng pháo bắn nhanh (trên phiên bản BTR-80A), sau đó là trang bị ATGM cho những chiếc APC này.Ý tưởng đã được thực hiện trên BTR-90, khi chiếc thiết giáp chở quân bánh lốp thế hệ mới nhận vũ khí từ xe chiến đấu bộ binh BMP-2. Nhưng thật không may, mặc dù đã thử nghiệm thành công nhưng nó lại chưa được sản xuất hàng loạt.Tới thập niên 1990, BTR-80A đã trình diễn module chiến đấu Cleaver với 4 quả Kornet và 1 pháo 2A72 30 mm. Hỏa lực như vậy rõ ràng đã làm tăng đáng kể sức mạnh chiến đấu của xe bọc thép chở quân bánh lốp, nhưng một lần nữa thiết kế vẫn ở dạng nguyên mẫu.Nhưng rồi thực tế chiến trường tại vùng Donbas, khi xung đột bùng nổ vào năm 2014 đã thúc đẩy Nga đẩy nhanh quá trình triển khai dự án, đặc biệt khi Moskva nhận thấy hiệu quả từ kinh nghiệm của lực lượng ly khai.Vào năm 2020, quân ly khai thuộc Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) đã trình diễn một chiếc BTR-80 hiện đại hóa, có khả năng tiêu diệt xe tăng của Quân đội Ukraine từ cự ly xa thông qua tên lửa chống tăng Fagot và Konkurs.Những chiếc BTR-80 nói trên tích hợp 4 quả ATGM cùng với khí tài quan sát và điều khiển để dẫn đường tên lửa, giúp xe bọc thép chở quân bánh lốp tiêu diệt đối phương từ cách xa 75 đến 4.000 mét, mang lại lợi thế lớn trên chiến trường.Hiện tại đối với Quân đội Nga, xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-82A sau khi được nâng cấp giáp và đặc biệt là hỏa lực thông qua tên lửa chống tăng đã trở thành xe chiến đấu bộ binh thực thụ.Nhiều loại module chiến đấu mới được phát triển cho BTR-82A, khiến chúng ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Ví dụ điển hình là tháp pháo Ballista không có người ngồi trong điều khiển đã được trình diễn tại Triển lãm Army 2024.Tháp pháo này vẫn sử dụng pháo 2A42 30 mm với 300 viên đạn và súng máy PKTM với 2.000 viên đạn, kèm theo các ống phóng lựu 902B, tạo ra màn khói ngụy trang che kín phương tiện.Hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến với kính ngắm ảnh nhiệt và máy đo xa laser đảm bảo khả năng sử dụng vũ khí chính xác vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng như trong mọi điều kiện thời tiết.Để chống lại các phương tiện bọc thép hạng nặng của đối phương, chẳng hạn như xe tăng chiến đấu chủ lực, cần có tên lửa chống tăng (Konkurs-M) với hai bệ phóng được gắn bên trái tháp pháo.Ưu điểm lớn của module tác chiến Ballista là nó tách biệt khỏi khoang điều khiển cũng như khoang chở quân, điều này làm tăng đáng kể độ an toàn của các tay súng cơ giới cũng như lính vận hành.Cũng được trình diễn tại Diễn đàn Army 2024 là các biến thể BTR-82A và BTR-87 với tên lửa chống tăng Kornet tầm bắn xa và mạnh hơn, có thể dễ dàng tiêu diệt xe tăng chủ lực do phương tây chế tạo, đây chắc chắn là hướng đi mà Nga cần triển khai khẩn trương.
Xe thiết giáp chở quân (APC) bánh lốp thuộc các dòng BTR do Liên Xô chế tạo và phục vụ trong quân đội của họ chưa bao giờ được trang bị vũ khí mạnh mẽ như tên lửa chống tăng (ATGM), điều này đã hạn chế khá nhiều năng lực chiến đấu của chúng.
Học thuyết quân sự Liên Xô cho rằng ATGM là "đặc quyền" của xe chiến đấu bộ binh (IFV) và phương tiện chiến đấu trên không, còn đối với những chiếc "taxi chiến trường" như BTR-70/80 thì súng máy thông thường cỡ nòng 7,62 mm, 12,7 mm và 14,5 mm là đủ.
Tuy nhiên từ cuộc chiến Afghanistan, những thách thức mới từ chiến trường đã buộc các kỹ sư và tướng lĩnh nhận thấy phải nhanh chóng thay thế súng máy bằng pháo bắn nhanh (trên phiên bản BTR-80A), sau đó là trang bị ATGM cho những chiếc APC này.
Ý tưởng đã được thực hiện trên BTR-90, khi chiếc thiết giáp chở quân bánh lốp thế hệ mới nhận vũ khí từ xe chiến đấu bộ binh BMP-2. Nhưng thật không may, mặc dù đã thử nghiệm thành công nhưng nó lại chưa được sản xuất hàng loạt.
Tới thập niên 1990, BTR-80A đã trình diễn module chiến đấu Cleaver với 4 quả Kornet và 1 pháo 2A72 30 mm. Hỏa lực như vậy rõ ràng đã làm tăng đáng kể sức mạnh chiến đấu của xe bọc thép chở quân bánh lốp, nhưng một lần nữa thiết kế vẫn ở dạng nguyên mẫu.
Nhưng rồi thực tế chiến trường tại vùng Donbas, khi xung đột bùng nổ vào năm 2014 đã thúc đẩy Nga đẩy nhanh quá trình triển khai dự án, đặc biệt khi Moskva nhận thấy hiệu quả từ kinh nghiệm của lực lượng ly khai.
Vào năm 2020, quân ly khai thuộc Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) đã trình diễn một chiếc BTR-80 hiện đại hóa, có khả năng tiêu diệt xe tăng của Quân đội Ukraine từ cự ly xa thông qua tên lửa chống tăng Fagot và Konkurs.
Những chiếc BTR-80 nói trên tích hợp 4 quả ATGM cùng với khí tài quan sát và điều khiển để dẫn đường tên lửa, giúp xe bọc thép chở quân bánh lốp tiêu diệt đối phương từ cách xa 75 đến 4.000 mét, mang lại lợi thế lớn trên chiến trường.
Hiện tại đối với Quân đội Nga, xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-82A sau khi được nâng cấp giáp và đặc biệt là hỏa lực thông qua tên lửa chống tăng đã trở thành xe chiến đấu bộ binh thực thụ.
Nhiều loại module chiến đấu mới được phát triển cho BTR-82A, khiến chúng ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Ví dụ điển hình là tháp pháo Ballista không có người ngồi trong điều khiển đã được trình diễn tại Triển lãm Army 2024.
Tháp pháo này vẫn sử dụng pháo 2A42 30 mm với 300 viên đạn và súng máy PKTM với 2.000 viên đạn, kèm theo các ống phóng lựu 902B, tạo ra màn khói ngụy trang che kín phương tiện.
Hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến với kính ngắm ảnh nhiệt và máy đo xa laser đảm bảo khả năng sử dụng vũ khí chính xác vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng như trong mọi điều kiện thời tiết.
Để chống lại các phương tiện bọc thép hạng nặng của đối phương, chẳng hạn như xe tăng chiến đấu chủ lực, cần có tên lửa chống tăng (Konkurs-M) với hai bệ phóng được gắn bên trái tháp pháo.
Ưu điểm lớn của module tác chiến Ballista là nó tách biệt khỏi khoang điều khiển cũng như khoang chở quân, điều này làm tăng đáng kể độ an toàn của các tay súng cơ giới cũng như lính vận hành.
Cũng được trình diễn tại Diễn đàn Army 2024 là các biến thể BTR-82A và BTR-87 với tên lửa chống tăng Kornet tầm bắn xa và mạnh hơn, có thể dễ dàng tiêu diệt xe tăng chủ lực do phương tây chế tạo, đây chắc chắn là hướng đi mà Nga cần triển khai khẩn trương.