Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Liên Xô và phương Tây chạy đua cạnh tranh khốc liệt trong việc kiểm soát các vùng biển chiến lược trên thế giới. Trong đó, tàu ngầm là phương tiện mang tính then chốt được cả 2 bên ưu tiên phát triển. Ảnh: National Interest.Kết quả của nỗ lực nghiên cứu phát triển tàu ngầm thế hệ thứ 4 này của các kỹ sư thuộc Phòng thiết kế Rubin ban đầu được đặt tên mã là K-278, được phát triển từ năm 1975. Ảnh: National Interest.Về sau, chiếc tàu ngầm này được đặt tên là Komsomolets (Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản), được hạ thủy vào năm 1983, các cuộc thử nghiệm được tiến hành trong 4 năm sau đó.Komsomolets sở hữu các thông số ấn tượng như lượng giãn nước 8000 tấn, dài 110 mét, cao 12,3 mét. Thân vỏ được làm hoàn toàn từ Titan nên nó cực nhẹ, chạy với tốc độ 30 hải lý nhờ động cơ hạt nhân 190 Megawat, có thể lặn sâu hơn 1.000 mét. Ảnh: HI Sutton."Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản" được vận hành bởi thủy thủ đoàn 64 người và có 6 ống phóng 533mm, 22 khoang chứa ngư lôi, có thể phóng siêu ngư lôi Shkval, tên lửa RPK-2 Vyuga và hàng loạt bom chìm chống tàu ngầm hạt nhân. Ảnh: HI Sutton.Năm 1984, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Yuri Zelenskiy, tàu đã lặn sâu 1.020 mét (3.350 ft.) ở Biển Na Uy, lần lặn sâu nhất từ trước đến nay của một tàu ngầm quân sự có vũ trang.Thật đáng buồn, ngay khi đưa vào hoạt động chính thức, trong một nhiệm vụ dưới sự chỉ huy của Đại úy Evgeny Vanin ngày 7/4/1989, Komsomolets đã gặp nạn khiến 42 người chết. Xác tàu cùng toàn bộ số vũ khí, trong đó có 2 tên lửa hạt nhân bị chìm sâu dưới đáy đại dương. Ảnh: HI Sutton.Nguyên nhân được cho là đường ống áp suất cao bị vỡ khiến dầu tràn vào tua bin và bắt lửa gây dừng lò phản ứng hạt nhân, khiến hệ thống thủy lực ngừng hoạt động. Con tàu đã nổi lên để các thủy thủ thoát ra và 6 người khác sau khi cố cứu con tàu thất bại thoát ra bằng khoang thoát hiểm. Ảnh: HI Sutton.Các thủy thủ đa phần thiệt mạng vì bị lạnh, chỉ có 1 người mất tích trong lúc hỏa hoạn, 2 người chết do nổ cửa khoang thoát hiểm. Con tàu chìm xuống khu vực biển có độ sâu gần 1.700m dưới đáy biển Na Uy. Ảnh: Viện Hàng hải Na Uy.Trong nhiều năm, chính phủ các nước vùng Scandinavia đã nhiều lần khảo sát thân tàu bị nứt để tìm bằng chứng ô nhiễm. Họ phát hiện ra một số dấu hiệu rò rỉ plutonium trong một cuộc kiểm tra vào năm 1994. Ảnh: Viện Hàng hải Na Uy.Một số vết nứt và rò rỉ đã được bịt kín, và may mắn là các cuộc khảo sát sau đó đã tìm thấy rất ít ô nhiễm bổ sung. Tuy nhiên đến nay, sau 35 năm xảy ra tai nạn, con tàu cùng lò phản ứng hạt nhân của nó và 2 quả tên lửa hạt nhân vẫn nằm lại dưới đáy biển. Ảnh: Viện Hàng hải Na Uy.Số phận của Komsomolets là một minh chứng câm lặng về cái giá khủng khiếp phải trả cho cuộc cạnh tranh giành quyền thống trị dưới nước trong Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Viện Hàng hải Na Uy.Mục thị xác tàu ngầm hạt nhân Komsomolets dưới đáy biển. Nguồn video: Hittsuton.com.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Liên Xô và phương Tây chạy đua cạnh tranh khốc liệt trong việc kiểm soát các vùng biển chiến lược trên thế giới. Trong đó, tàu ngầm là phương tiện mang tính then chốt được cả 2 bên ưu tiên phát triển. Ảnh: National Interest.
Kết quả của nỗ lực nghiên cứu phát triển tàu ngầm thế hệ thứ 4 này của các kỹ sư thuộc Phòng thiết kế Rubin ban đầu được đặt tên mã là K-278, được phát triển từ năm 1975. Ảnh: National Interest.
Về sau, chiếc tàu ngầm này được đặt tên là Komsomolets (Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản), được hạ thủy vào năm 1983, các cuộc thử nghiệm được tiến hành trong 4 năm sau đó.
Komsomolets sở hữu các thông số ấn tượng như lượng giãn nước 8000 tấn, dài 110 mét, cao 12,3 mét. Thân vỏ được làm hoàn toàn từ Titan nên nó cực nhẹ, chạy với tốc độ 30 hải lý nhờ động cơ hạt nhân 190 Megawat, có thể lặn sâu hơn 1.000 mét. Ảnh: HI Sutton.
"Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản" được vận hành bởi thủy thủ đoàn 64 người và có 6 ống phóng 533mm, 22 khoang chứa ngư lôi, có thể phóng siêu ngư lôi Shkval, tên lửa RPK-2 Vyuga và hàng loạt bom chìm chống tàu ngầm hạt nhân. Ảnh: HI Sutton.
Năm 1984, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Yuri Zelenskiy, tàu đã lặn sâu 1.020 mét (3.350 ft.) ở Biển Na Uy, lần lặn sâu nhất từ trước đến nay của một tàu ngầm quân sự có vũ trang.
Thật đáng buồn, ngay khi đưa vào hoạt động chính thức, trong một nhiệm vụ dưới sự chỉ huy của Đại úy Evgeny Vanin ngày 7/4/1989, Komsomolets đã gặp nạn khiến 42 người chết. Xác tàu cùng toàn bộ số vũ khí, trong đó có 2 tên lửa hạt nhân bị chìm sâu dưới đáy đại dương. Ảnh: HI Sutton.
Nguyên nhân được cho là đường ống áp suất cao bị vỡ khiến dầu tràn vào tua bin và bắt lửa gây dừng lò phản ứng hạt nhân, khiến hệ thống thủy lực ngừng hoạt động. Con tàu đã nổi lên để các thủy thủ thoát ra và 6 người khác sau khi cố cứu con tàu thất bại thoát ra bằng khoang thoát hiểm. Ảnh: HI Sutton.
Các thủy thủ đa phần thiệt mạng vì bị lạnh, chỉ có 1 người mất tích trong lúc hỏa hoạn, 2 người chết do nổ cửa khoang thoát hiểm. Con tàu chìm xuống khu vực biển có độ sâu gần 1.700m dưới đáy biển Na Uy. Ảnh: Viện Hàng hải Na Uy.
Trong nhiều năm, chính phủ các nước vùng Scandinavia đã nhiều lần khảo sát thân tàu bị nứt để tìm bằng chứng ô nhiễm. Họ phát hiện ra một số dấu hiệu rò rỉ plutonium trong một cuộc kiểm tra vào năm 1994. Ảnh: Viện Hàng hải Na Uy.
Một số vết nứt và rò rỉ đã được bịt kín, và may mắn là các cuộc khảo sát sau đó đã tìm thấy rất ít ô nhiễm bổ sung. Tuy nhiên đến nay, sau 35 năm xảy ra tai nạn, con tàu cùng lò phản ứng hạt nhân của nó và 2 quả tên lửa hạt nhân vẫn nằm lại dưới đáy biển. Ảnh: Viện Hàng hải Na Uy.
Số phận của Komsomolets là một minh chứng câm lặng về cái giá khủng khiếp phải trả cho cuộc cạnh tranh giành quyền thống trị dưới nước trong Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Viện Hàng hải Na Uy.
Mục thị xác tàu ngầm hạt nhân Komsomolets dưới đáy biển. Nguồn video: Hittsuton.com.