Súng trường M16 được các chuyên gia Mỹ đánh giá khá cao với độ chính xác và sức công phá lớn. Tuy nhiên, khi được sử dụng trên chiến trường Việt Nam, khẩu súng này lại bị đánh giá rất thấp do độ bền kém, hay bị kẹt đạn và dễ hỏng hóc. Ảnh: The National Interest.Đã hơn 50 nhưng cuộc chiến tại Việt Nam vẫn là một trong những cuộc chiến bi thảm, gây tranh cãi và chia rẽ nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Đây là cuộc chiến đầu tiên mà Mỹ đã thất bại nặng nề trước tinh thần dân tộc của nhân dân Việt Nam. Ảnh: The Atlantic.Bên cạnh những tranh cãi về chính trị do cuộc chiến này gây ra, thì tính hiệu quả của súng trường M16 trong tay binh sĩ Mỹ thời đó cũng gây ra không ít tranh luận, khi phải đối mặt với với khí hậu nóng ẩm và địa hình rừng rậm ở Việt Nam. Ảnh: History on the Net.Trong thời điểm đó, khẩu súng trường M14 từng được đánh giá là chắc chắn, đáng tin cậy, chính xác và mạnh mẽ trong Thế chiến 2, nhưng cũng không thể đáp ứng yêu cầu của binh sĩ Mỹ trước đặc điểm khí hậu, địa hình tại Việt Nam. Còn khẩu carbine M1/M2.30 đáng tin cậy, nhẹ và dễ sử dụng nhưng hoả lực lại không đủ mạnh. Ảnh: Forgotten Weapons.Về mặt lý thuyết, súng trường M16 có thể giải quyết được tất cả những nhược điểm này. Ra đời từ năm 1964, M16 được coi là vũ khí tiêu chuẩn của bộ binh Mỹ trong gần như toàn bộ thời gian diễn ra cuộc chiến tại Việt Nam. So với M14, M16 mang được nhiều đạn hơn nhẹ hơn và ít giật hơn do đó hiệu quả hơn. Ảnh: Reddit.Từng được đặt cho cái tên là "tiểu liên cực nhanh", súng trường tấn công M16 có tốc độ bắn tối đa lên tới 750 viên mỗi phút với mẫu đạn 5,56x45mm tiêu chuẩn NATO. Gia tốc đầu nòng của viên đạn là cực kỳ nhanh lên đến 960m/s.Tuy nhiên, danh tiếng của M16 lại đi kèm với những rắc rối gây ra cho lính Mỹ trên chiến trường như tỉ lệ kẹt đạn cao do không phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, nhiều chi tiết nhỏ khó bảo dưỡng và dễ hỏng hóc,... Dù vậy, mẫu súng này vẫn có những ưu điểm nhất định, nhất là khả năng sát thương của nó.Một số chỉ huy bộ binh của Quân đội Mỹ đã ghi nhận vai trò của M16, coi nó là yếu tố quyết định giúp cho những người lính sống sót và chiến thắng trong trận chiến. Trong khi đó, các báo cáo ban đầu của lực lượng đặc nhiệm khi được trang bị M16 đều đánh giá rất cao khẩu súng này.Đến cuối năm 1965, tình hình trở nên xấu đi, có nhiều báo cáo về tình trạng trục trặc nghiêm trọng của M16. Tình trạng dừng bắn thường xuyên nhất là không thể lấy vỏ đạn đã bắn ra, thường là do buồng đạn bị carbon hóa nặng và rỉ sét.Các phóng viên tin tức đã nghe được những câu chuyện kinh hoàng này và chẳng mấy chốc công chúng Mỹ đã vô cùng phẫn nộ trước những câu chuyện về việc lính Mỹ bỏ mạng chỉ vì súng trường bị kẹt đạn.Một phần là do những lời đồn cho rằng M16 không cần phải bảo dưỡng thường xuyên. Hơn nữa, lính bộ binh rất thiếu các phương tiện để vệ sinh vũ khí của mình. Nhiều khi lính Mỹ phải sử dụng các phương tiện vệ sinh của súng M14.Các vấn đề của M16 đã được khắc phục thông qua phiên bản M16A1 và các biến thể sau này. Tuy nhiên khách quan mà nói, độ tin cậy và độ bền của M16A1 vẫn không thể sánh với AK-47 của Nga.
Súng trường M16 được các chuyên gia Mỹ đánh giá khá cao với độ chính xác và sức công phá lớn. Tuy nhiên, khi được sử dụng trên chiến trường Việt Nam, khẩu súng này lại bị đánh giá rất thấp do độ bền kém, hay bị kẹt đạn và dễ hỏng hóc. Ảnh: The National Interest.
Đã hơn 50 nhưng cuộc chiến tại Việt Nam vẫn là một trong những cuộc chiến bi thảm, gây tranh cãi và chia rẽ nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Đây là cuộc chiến đầu tiên mà Mỹ đã thất bại nặng nề trước tinh thần dân tộc của nhân dân Việt Nam. Ảnh: The Atlantic.
Bên cạnh những tranh cãi về chính trị do cuộc chiến này gây ra, thì tính hiệu quả của súng trường M16 trong tay binh sĩ Mỹ thời đó cũng gây ra không ít tranh luận, khi phải đối mặt với với khí hậu nóng ẩm và địa hình rừng rậm ở Việt Nam. Ảnh: History on the Net.
Trong thời điểm đó, khẩu súng trường M14 từng được đánh giá là chắc chắn, đáng tin cậy, chính xác và mạnh mẽ trong Thế chiến 2, nhưng cũng không thể đáp ứng yêu cầu của binh sĩ Mỹ trước đặc điểm khí hậu, địa hình tại Việt Nam. Còn khẩu carbine M1/M2.30 đáng tin cậy, nhẹ và dễ sử dụng nhưng hoả lực lại không đủ mạnh. Ảnh: Forgotten Weapons.
Về mặt lý thuyết, súng trường M16 có thể giải quyết được tất cả những nhược điểm này. Ra đời từ năm 1964, M16 được coi là vũ khí tiêu chuẩn của bộ binh Mỹ trong gần như toàn bộ thời gian diễn ra cuộc chiến tại Việt Nam. So với M14, M16 mang được nhiều đạn hơn nhẹ hơn và ít giật hơn do đó hiệu quả hơn. Ảnh: Reddit.
Từng được đặt cho cái tên là "tiểu liên cực nhanh", súng trường tấn công M16 có tốc độ bắn tối đa lên tới 750 viên mỗi phút với mẫu đạn 5,56x45mm tiêu chuẩn NATO. Gia tốc đầu nòng của viên đạn là cực kỳ nhanh lên đến 960m/s.
Tuy nhiên, danh tiếng của M16 lại đi kèm với những rắc rối gây ra cho lính Mỹ trên chiến trường như tỉ lệ kẹt đạn cao do không phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, nhiều chi tiết nhỏ khó bảo dưỡng và dễ hỏng hóc,... Dù vậy, mẫu súng này vẫn có những ưu điểm nhất định, nhất là khả năng sát thương của nó.
Một số chỉ huy bộ binh của Quân đội Mỹ đã ghi nhận vai trò của M16, coi nó là yếu tố quyết định giúp cho những người lính sống sót và chiến thắng trong trận chiến. Trong khi đó, các báo cáo ban đầu của lực lượng đặc nhiệm khi được trang bị M16 đều đánh giá rất cao khẩu súng này.
Đến cuối năm 1965, tình hình trở nên xấu đi, có nhiều báo cáo về tình trạng trục trặc nghiêm trọng của M16. Tình trạng dừng bắn thường xuyên nhất là không thể lấy vỏ đạn đã bắn ra, thường là do buồng đạn bị carbon hóa nặng và rỉ sét.
Các phóng viên tin tức đã nghe được những câu chuyện kinh hoàng này và chẳng mấy chốc công chúng Mỹ đã vô cùng phẫn nộ trước những câu chuyện về việc lính Mỹ bỏ mạng chỉ vì súng trường bị kẹt đạn.
Một phần là do những lời đồn cho rằng M16 không cần phải bảo dưỡng thường xuyên. Hơn nữa, lính bộ binh rất thiếu các phương tiện để vệ sinh vũ khí của mình. Nhiều khi lính Mỹ phải sử dụng các phương tiện vệ sinh của súng M14.
Các vấn đề của M16 đã được khắc phục thông qua phiên bản M16A1 và các biến thể sau này. Tuy nhiên khách quan mà nói, độ tin cậy và độ bền của M16A1 vẫn không thể sánh với AK-47 của Nga.