Bộ Quốc phòng Nga hôm 9/3 thông báo thực hiện đòn tấn công chính xác bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander nhằm vào tổ hợp phòng không Ukraine gần thành phố Pokrovsk thuộc tỉnh Donetsk.Trong video được công bố, tổ hợp phòng không Ukraine bị máy bay không người lái (UAV) theo dõi bằng cảm biến ảnh nhiệt tại khu vực cách tiền tuyến khoảng 50 km.Đoàn xe xếp hàng dọc trên tuyến đường và không di chuyển, dường như là đang nghỉ chân trên hành trình đến trận địa.Tên lửa Iskander lao xuống giữa đội hình, tạo ra vụ nổ dữ dội bao trùm gần như toàn bộ đoàn xe. Nhiều mảnh vỡ văng ra xa, trước khi xuất hiện vụ nổ thứ cấp do nhiên liệu của các quả đạn bị bắt lửa.Tổ hợp tên lửa 9K720 Iskander được thiết kế để thay thế các tổ hợp tên lửa 9K79-1 Tochka-U đã lỗi thời. Chúng được thiết kế để tạo sức mạnh răn đe trước đối thủ.Cho tới thời điểm hiện tại, Iskander được coi là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật mạnh nhất của Nga hiện nay, cũng như của thế giới.Hiện Mỹ và các nước phương Tây vẫn chưa có loại tên lửa tương đương. Các loại tên lửa hiện có của Mỹ thường có tầm bắn ngắn hơn, cũng như sức công phá yếu hơn.Tên lửa Iskander được coi là biểu tượng sức mạnh của lục quân Nga trước các đối thủ.NATO định danh cho loại vũ khí này là SS-X-26, đây là tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch - chiến thuật hiện đại nhất được trang bị trong quân đội Nga từ năm 2006.Truyền thông Nga cho biết, khác hoàn toàn với tất cả các chủng loại tên lửa đạn đạo đã từng được biết đến trước đó, “kẻ hủy diệt đến sau” - tên lửa Iskander được chế tạo trên cơ sở công nghệ “tàng hình” độc đáo của riêng người Nga – công nghệ tàng hình plasma.Toàn bộ hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander bao gồm 6 thành phần chính đặt trên các xe tải chuyên dụng.Đạn tên lửa Iskander được đặt trên xe cơ động, với mỗi xe mang được 2 tên lửa.Có ba biến thể sửa đổi, đó là biến thể Iskander-E cho xuất khẩu, đạt tầm bắn tối đa 280 km, tầm bắn tối thiểu 50 km.Biến thể Iskander-M được quân đội Nga sử dụng, có tầm bắn lên tới 500 km.Trong khi phiên bản Iskander-K có thể đạt tầm bắn tới 1.000km.Xe mang phóng tên lửa được đặt trên khung gầm xe tải hạng nặng MZKT-7930. Xe tải hạng nặng vốn được dùng để chuyên chở các loại vũ khí lớn, bao gồm cả một số phiên bản S-300, lẫn S-400.Xe trang bị động cơ YaMZ-864 có công suất 500 mã lực, cho phép vận tốc tối đa khi hành tiến trên đường nhựa là 70km/h và 40km/h khi chạy trên đường địa hình. Tầm hoạt động lên tới 1.000km.Đạn tên lửa của hệ thống Iskander-M có trọng lượng 3,8 tấn, chiều dài 7,3m và đường kính 0,93mm. Trong khi đó loại đạn dành cho phiên bản Iskander-K có trọng lượng cũng như kích thước nhỏ hơn.Để di chuyển đạn thuộc phiên bản Iskander-M, mỗi xe chở đạn được trang bị một cần cẩu chuyên dụng.Sau khi nhấn nút, quả đạn lao vút lên với vận tốc cực lớn. Tên lửa được trang bị đầu đạn nặng tới 700kg, phiên bản xuất khẩu đầu đạn rút xuống chỉ còn đầu đạn nặng 480kg.Tên lửa Iskander kết hợp nhiều phương thức dẫn đường và điều khiển như: dẫn đường bằng ảnh vệ tinh GPS/GLONASS và điều khiển quán tính trên đường bay.Khi chỉ dẫn đường và điều khiển bằng quán tính, sai số mục tiêu ở khoảng cách 280km là 30 mét, còn khi sử dụng điều khiển kết hợp cả ảnh vệ tinh và quán tính, sai số chỉ khoảng 2 m.Thời gian để hệ thống triển khai chiến đấu chỉ mất 2 phút, và chỉ 10 giây sau khi phóng là nó đã hoàn tất các nội dung công việc phức tạp, bao gồm: xác định điểm phóng, tính toán tham số đường bay, đầu dẫn quang học rà soát xong các thông tin địa hình, địa vật.Đầu dẫn quang học của tên lửa (đoạn cuối phối hợp thêm ảnh vệ tinh hoặc các phương tiện truyền dẫn số liệu trinh sát trên không, trên mặt đất) có thể hoạt động tốt trong điều kiện đêm tối và nhiễu điện từ dày đặc.Biến thể Iskander-M có đầu đạn dạng chùm, đầu đạn mẹ chứa 54 đầu đạn con, có thể mang 10 loại đầu đạn khác nhau.Trong đó có đầu đạn phá; đầu đạn xuyên thép để chống xe thiết giáp; đầu đạn cassette có lắp các bộ phận tự tìm mục tiêu để chống xe tăng; đầu đạn xuyên boong ke, hầm ngầm; đầu đạn cháy chống bộ binh.Ngoài ra còn có đầu đạn xung điện từ (để phá vỡ và đốt cháy các công trình điện, điện tử, các hệ thống máy tính…).Tại chiến trường Ukraine, Nga triển khai cả hai biến thể Iskander-M và Iskander-M để tập kích vào quân đội Ukraine. Với sức công phá lớn, độ chính xác cao, đây là loại vũ khí của Nga khiến cho Ukraine tổn thất không ít.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 9/3 thông báo thực hiện đòn tấn công chính xác bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander nhằm vào tổ hợp phòng không Ukraine gần thành phố Pokrovsk thuộc tỉnh Donetsk.
Trong video được công bố, tổ hợp phòng không Ukraine bị máy bay không người lái (UAV) theo dõi bằng cảm biến ảnh nhiệt tại khu vực cách tiền tuyến khoảng 50 km.
Đoàn xe xếp hàng dọc trên tuyến đường và không di chuyển, dường như là đang nghỉ chân trên hành trình đến trận địa.
Tên lửa Iskander lao xuống giữa đội hình, tạo ra vụ nổ dữ dội bao trùm gần như toàn bộ đoàn xe. Nhiều mảnh vỡ văng ra xa, trước khi xuất hiện vụ nổ thứ cấp do nhiên liệu của các quả đạn bị bắt lửa.
Tổ hợp tên lửa 9K720 Iskander được thiết kế để thay thế các tổ hợp tên lửa 9K79-1 Tochka-U đã lỗi thời. Chúng được thiết kế để tạo sức mạnh răn đe trước đối thủ.
Cho tới thời điểm hiện tại, Iskander được coi là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật mạnh nhất của Nga hiện nay, cũng như của thế giới.
Hiện Mỹ và các nước phương Tây vẫn chưa có loại tên lửa tương đương. Các loại tên lửa hiện có của Mỹ thường có tầm bắn ngắn hơn, cũng như sức công phá yếu hơn.
Tên lửa Iskander được coi là biểu tượng sức mạnh của lục quân Nga trước các đối thủ.
NATO định danh cho loại vũ khí này là SS-X-26, đây là tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch - chiến thuật hiện đại nhất được trang bị trong quân đội Nga từ năm 2006.
Truyền thông Nga cho biết, khác hoàn toàn với tất cả các chủng loại tên lửa đạn đạo đã từng được biết đến trước đó, “kẻ hủy diệt đến sau” - tên lửa Iskander được chế tạo trên cơ sở công nghệ “tàng hình” độc đáo của riêng người Nga – công nghệ tàng hình plasma.
Toàn bộ hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander bao gồm 6 thành phần chính đặt trên các xe tải chuyên dụng.
Đạn tên lửa Iskander được đặt trên xe cơ động, với mỗi xe mang được 2 tên lửa.
Có ba biến thể sửa đổi, đó là biến thể Iskander-E cho xuất khẩu, đạt tầm bắn tối đa 280 km, tầm bắn tối thiểu 50 km.
Biến thể Iskander-M được quân đội Nga sử dụng, có tầm bắn lên tới 500 km.
Trong khi phiên bản Iskander-K có thể đạt tầm bắn tới 1.000km.
Xe mang phóng tên lửa được đặt trên khung gầm xe tải hạng nặng MZKT-7930. Xe tải hạng nặng vốn được dùng để chuyên chở các loại vũ khí lớn, bao gồm cả một số phiên bản S-300, lẫn S-400.
Xe trang bị động cơ YaMZ-864 có công suất 500 mã lực, cho phép vận tốc tối đa khi hành tiến trên đường nhựa là 70km/h và 40km/h khi chạy trên đường địa hình. Tầm hoạt động lên tới 1.000km.
Đạn tên lửa của hệ thống Iskander-M có trọng lượng 3,8 tấn, chiều dài 7,3m và đường kính 0,93mm. Trong khi đó loại đạn dành cho phiên bản Iskander-K có trọng lượng cũng như kích thước nhỏ hơn.
Để di chuyển đạn thuộc phiên bản Iskander-M, mỗi xe chở đạn được trang bị một cần cẩu chuyên dụng.
Sau khi nhấn nút, quả đạn lao vút lên với vận tốc cực lớn. Tên lửa được trang bị đầu đạn nặng tới 700kg, phiên bản xuất khẩu đầu đạn rút xuống chỉ còn đầu đạn nặng 480kg.
Tên lửa Iskander kết hợp nhiều phương thức dẫn đường và điều khiển như: dẫn đường bằng ảnh vệ tinh GPS/GLONASS và điều khiển quán tính trên đường bay.
Khi chỉ dẫn đường và điều khiển bằng quán tính, sai số mục tiêu ở khoảng cách 280km là 30 mét, còn khi sử dụng điều khiển kết hợp cả ảnh vệ tinh và quán tính, sai số chỉ khoảng 2 m.
Thời gian để hệ thống triển khai chiến đấu chỉ mất 2 phút, và chỉ 10 giây sau khi phóng là nó đã hoàn tất các nội dung công việc phức tạp, bao gồm: xác định điểm phóng, tính toán tham số đường bay, đầu dẫn quang học rà soát xong các thông tin địa hình, địa vật.
Đầu dẫn quang học của tên lửa (đoạn cuối phối hợp thêm ảnh vệ tinh hoặc các phương tiện truyền dẫn số liệu trinh sát trên không, trên mặt đất) có thể hoạt động tốt trong điều kiện đêm tối và nhiễu điện từ dày đặc.
Biến thể Iskander-M có đầu đạn dạng chùm, đầu đạn mẹ chứa 54 đầu đạn con, có thể mang 10 loại đầu đạn khác nhau.
Trong đó có đầu đạn phá; đầu đạn xuyên thép để chống xe thiết giáp; đầu đạn cassette có lắp các bộ phận tự tìm mục tiêu để chống xe tăng; đầu đạn xuyên boong ke, hầm ngầm; đầu đạn cháy chống bộ binh.
Ngoài ra còn có đầu đạn xung điện từ (để phá vỡ và đốt cháy các công trình điện, điện tử, các hệ thống máy tính…).
Tại chiến trường Ukraine, Nga triển khai cả hai biến thể Iskander-M và Iskander-M để tập kích vào quân đội Ukraine. Với sức công phá lớn, độ chính xác cao, đây là loại vũ khí của Nga khiến cho Ukraine tổn thất không ít.