Theo các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Azerbaijan, trong khoảng thời gian xung tại Karabakh kéo dài một tháng rưỡi, quân đội Armenia đã 4 lần sử dụng các tổ hợp Iskander-E để tấn công vào lãnh thổ của họ. Tuy nhiên không quả đạn nào có thể bắn trúng mục tiêu.Nguồn tin không nói rõ tên lửa đã bị bắn hạ hay đơn giản là đi chệch mục tiêu, nhưng hiệu quả bằng không của vũ khí Nga đặt ra một câu hỏi rất nghiêm trọng về triển vọng của chúng.Cho đến hôm nay, giới truyền thông biết rằng Armenia đã chủ động sử dụng các tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U, Elbrus và Iskander-E để chống lại Azerbaijan. Sự phá hủy và thiệt hại lớn nhất là do Elbrus từ thời Liên Xô khi tấn công vào Ganja.Đối với các cuộc bắn phá của Iskander-E, có bằng chứng rõ ràng về ít nhất hai vụ phóng tên lửa chiến thuật, tuy nhiên cả phía Armenia, lực lượng vũ trang Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng, cũng như Azerbaijan đều không tuyên bố xảy ra bất kỳ thiệt hại nào.“Nếu Iskander-E thực sự không hoàn thành nhiệm vụ của chúng trong một cuộc xung đột cục bộ, thì việc sử dụng trong chiến tranh quy mô lớn là điều rất đáng nghi ngờ"."Nhưng điều quan trọng phải hiểu rằng hiện nay cuộc chiến thông tin vẫn đang tiếp diễn, và do đó không loại trừ xảy ra việc làm mất uy tín tầm thường đối với vũ khí Nga”, một chuyên gia lưu ý.Nhưng theo báo cáo mới nhất, bất chấp tuyên bố rằng Iskander-E là vũ khí chính xác, hóa ra trong quá trình sử dụng, hệ thống tên lửa chiến thuật của quân đội Armenia không hề bị hệ thống phòng không Azerbaijan bắn hạ - nó đơn giản là bắn trượt mục tiêu không ít hơn... 6 km.Theo các phương tiện truyền thông Armenia, tên lửa chiến thuật Iskander-E được phóng đi và đã đánh trúng mục tiêu sân bay Ganja, tuy nhiên thực tế nó đã trượt và rơi vào trung tâm thành phố lớn thứ hai ở Azerbaijan.Trước sự việc trên, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) Ruslan Pukhov đã lên tiếng giải thích về "cuộc tấn công của tên lửa Iskander-E do Nga sản xuất vào một khu dân cư trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh".Bình luận tương ứng cũng được đăng trên kênh Telegram "Sputnik Near Abroad". Theo chuyên gia, Iskander -E "được Armenia mua với mức độ lớn để làm vũ khí răn đe" .“Nhưng tên lửa luôn có sai số vòng tròn (có thể xảy ra). Rõ ràng nó đã nhắm vào một sân bay quân sự ở thành phố Ganja, nhưng tên lửa lại rơi vào khu dân cư nằm tận trung tâm thành phố", chuyên gia Ruslan Pukhov cho biết và được hãng tin Lenta đăng tải.“Độ lệch mục tiêu 6 km đối với vũ khí chính xác cao, và thực sự đối với bất kỳ loại vũ khí nào khác - thật là khủng khiếp, đặt ra câu hỏi lớn về chất lượng thực sự của vũ khí do Nga sản xuất"."Trong trường hợp này, không thể nói hết về hiệu quả của loại vũ khí trên, thậm chí phải tính đến việc đối phương có thể sử dụng những phương tiện tác chiến điện tử", chuyên gia Pukhov nhấn mạnh.Tuy rằng Iskander-E của Armenia là bản xuất khẩu có tính năng kỹ chiến thuật kém hơn bản nội địa Iskander-M mà quân đội Nga sử dụng, nhưng cần nhắc lại vào năm 2008, nhiều quả tên lửa đạn đạo chiến thuật loại này của Nga cũng chệch mục tiêu rất xa khi bắn vào đất Gruzia.
Theo các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Azerbaijan, trong khoảng thời gian xung tại Karabakh kéo dài một tháng rưỡi, quân đội Armenia đã 4 lần sử dụng các tổ hợp Iskander-E để tấn công vào lãnh thổ của họ. Tuy nhiên không quả đạn nào có thể bắn trúng mục tiêu.
Nguồn tin không nói rõ tên lửa đã bị bắn hạ hay đơn giản là đi chệch mục tiêu, nhưng hiệu quả bằng không của vũ khí Nga đặt ra một câu hỏi rất nghiêm trọng về triển vọng của chúng.
Cho đến hôm nay, giới truyền thông biết rằng Armenia đã chủ động sử dụng các tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U, Elbrus và Iskander-E để chống lại Azerbaijan. Sự phá hủy và thiệt hại lớn nhất là do Elbrus từ thời Liên Xô khi tấn công vào Ganja.
Đối với các cuộc bắn phá của Iskander-E, có bằng chứng rõ ràng về ít nhất hai vụ phóng tên lửa chiến thuật, tuy nhiên cả phía Armenia, lực lượng vũ trang Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng, cũng như Azerbaijan đều không tuyên bố xảy ra bất kỳ thiệt hại nào.
“Nếu Iskander-E thực sự không hoàn thành nhiệm vụ của chúng trong một cuộc xung đột cục bộ, thì việc sử dụng trong chiến tranh quy mô lớn là điều rất đáng nghi ngờ".
"Nhưng điều quan trọng phải hiểu rằng hiện nay cuộc chiến thông tin vẫn đang tiếp diễn, và do đó không loại trừ xảy ra việc làm mất uy tín tầm thường đối với vũ khí Nga”, một chuyên gia lưu ý.
Nhưng theo báo cáo mới nhất, bất chấp tuyên bố rằng Iskander-E là vũ khí chính xác, hóa ra trong quá trình sử dụng, hệ thống tên lửa chiến thuật của quân đội Armenia không hề bị hệ thống phòng không Azerbaijan bắn hạ - nó đơn giản là bắn trượt mục tiêu không ít hơn... 6 km.
Theo các phương tiện truyền thông Armenia, tên lửa chiến thuật Iskander-E được phóng đi và đã đánh trúng mục tiêu sân bay Ganja, tuy nhiên thực tế nó đã trượt và rơi vào trung tâm thành phố lớn thứ hai ở Azerbaijan.
Trước sự việc trên, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) Ruslan Pukhov đã lên tiếng giải thích về "cuộc tấn công của tên lửa Iskander-E do Nga sản xuất vào một khu dân cư trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh".
Bình luận tương ứng cũng được đăng trên kênh Telegram "Sputnik Near Abroad". Theo chuyên gia, Iskander -E "được Armenia mua với mức độ lớn để làm vũ khí răn đe" .
“Nhưng tên lửa luôn có sai số vòng tròn (có thể xảy ra). Rõ ràng nó đã nhắm vào một sân bay quân sự ở thành phố Ganja, nhưng tên lửa lại rơi vào khu dân cư nằm tận trung tâm thành phố", chuyên gia Ruslan Pukhov cho biết và được hãng tin Lenta đăng tải.
“Độ lệch mục tiêu 6 km đối với vũ khí chính xác cao, và thực sự đối với bất kỳ loại vũ khí nào khác - thật là khủng khiếp, đặt ra câu hỏi lớn về chất lượng thực sự của vũ khí do Nga sản xuất".
"Trong trường hợp này, không thể nói hết về hiệu quả của loại vũ khí trên, thậm chí phải tính đến việc đối phương có thể sử dụng những phương tiện tác chiến điện tử", chuyên gia Pukhov nhấn mạnh.
Tuy rằng Iskander-E của Armenia là bản xuất khẩu có tính năng kỹ chiến thuật kém hơn bản nội địa Iskander-M mà quân đội Nga sử dụng, nhưng cần nhắc lại vào năm 2008, nhiều quả tên lửa đạn đạo chiến thuật loại này của Nga cũng chệch mục tiêu rất xa khi bắn vào đất Gruzia.