Trên thực tế Trận chiến Remagen diễn ra một cách không có chủ ý khi quân Đồng minh ban đầu vốn dĩ không hề có ý định chiếm cây cầu bắc qua sông Rhine ở khu vực này. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Tuy nhiên, sau khi Sư đoàn thiết giáp số 9 Lục quân Mỹ đã chọc thủng được vành đai phòng thủ Siegfried, lực lượng này đã đến bờ sông Rhine quá nhanh, cần có một lối thoát để tiến thẳng vào Berlin nếu không các đơn vị của quân Đồng Minh sẽ bị dồn lại cục bộ ở khu vực này. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Khi tiếp cận bờ sông Rhine, Sư đoàn thiết giáp số 9 Lục quân Mỹ đã cực kỳ bất ngờ khi vẫn còn một cây cầu trụ vững ở bờ sông này mà chưa bị Đức đánh sập. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Trước đó, Đức đã gài tổng cộng 2,8 tấn thuốc nổ dọc cây cầu và kích nổ. Tuy nhiên chỉ một loạt thuốc nổ khoảng vài trăm kilogram nổ được, số còn lại đã bị xịt và không thể đánh xập được cây cầu. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Quân đội Mỹ đã nhanh chóng chiếm được cây cầu độc nhất qua sông Rhine này trong khi mọi cây cầu khác đều đã bị Đức đánh xập. Điều đáng chú ý hơn, việc chiếm cả hai đầu cầu ở Remagen là mệnh lệnh được ban ra từ cấp Sư đoàn chứ không phải mệnh lệnh từ tổng hành dinh của quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Trước sự nhanh trí và khẩn trương của quân Mỹ, Đức không kịp củng cố hàng phòng thủ ở phía bên này cầu và toàn bộ cây cầu Ludendorff đã rơi vào tay quân Đồng minh một cách dễ dàng trước khi mũi tiến công phải dừng lại vì hàng rào phòng thủ chiều sâu tinh vi hơn của Đức. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Những ngày sau đó, màn "so găng" giữa Mỹ và Đức đã đi vào lịch sử khi mọi thứ vũ khí mới nhất của cả hai phe đều được mang ra sử dụng. Đức muốn đánh xập cây cầu này trong khi Mỹ lại muốn bảo vệ nó bằng mọi giá. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Trận chiến đánh xập cầu Ludendorff của Đức bắt đầu từ ngày 7 tháng 3 năm 1945. Trong trận chiến này, các loại vũ khí mạnh nhất trong tay Đức đã được mang ra sử dụng bao gồm đủ các loại pháo, cối hạng nặng, thậm chí máy bay ném bom phản lực cũng lần đầu tiên được Đức sử dụng với quy mô lớn. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Đổi lại, Mỹ cũng đã thiết lập thế trận phòng không dày đặc nhất trong lịch sử quân sự của nước này với đủ mọi loại súng, pháo phòng không xung quanh hai đầu và trên nóc cây cầu Ludendorff. Đây cũng được xem là trận chiến phòng không lớn nhất mà Mỹ từng tham dự với tư cách là người... phòng thủ. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Phía Mỹ thống kê, trong 10 ngày kể từ ngày 7/3, Đức đã huy động 367 lượt tấn công bằng không quân và khoảng 30% trong số đó đã bị quân Mỹ bắn hạ hoặc làm hư hỏng nặng. Nhiệm vụ đánh xập cầu Ludendorff của Đức kết thúc trong thất bại vào ngày 17/3 và chính thức chấm dứt vào ngày 25/3 khi Mỹ tung ra chiến dịch Plunder. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Kết thúc trận chiến này, Mỹ chịu ít nhất 990 thương vong và khoảng 30 xe tăng, thiết giáp bị phá huỷ trong khi con số thương vong của Đức là khó xác định nhưng ước tính ít nhất 19.000 lính Đức đã đầu hàng. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Trận chiến được coi là bước ngoặt của giai đoạn cuối chiến tranh khi lực lượng cơ giới của Mỹ đã chiếm được một cây cầu, mở đường tiến thẳng vào Berlin nhanh hơn so với dự tính ban đầu. Điều này là cực kỳ quan trọng khi chỉ hơn một tháng sau đó, cuộc đua vào Berlin của Mỹ và Liên Xô chính thức được tiến hành khi quân Đức gần như không còn khả năng phòng thủ. Nguồn ảnh: Wearethemighty. Mời độc giả xem Video: Mỹ choáng ngợp với loại súng chống tăng dùng một lần của Đức.
Trên thực tế Trận chiến Remagen diễn ra một cách không có chủ ý khi quân Đồng minh ban đầu vốn dĩ không hề có ý định chiếm cây cầu bắc qua sông Rhine ở khu vực này. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Tuy nhiên, sau khi Sư đoàn thiết giáp số 9 Lục quân Mỹ đã chọc thủng được vành đai phòng thủ Siegfried, lực lượng này đã đến bờ sông Rhine quá nhanh, cần có một lối thoát để tiến thẳng vào Berlin nếu không các đơn vị của quân Đồng Minh sẽ bị dồn lại cục bộ ở khu vực này. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Khi tiếp cận bờ sông Rhine, Sư đoàn thiết giáp số 9 Lục quân Mỹ đã cực kỳ bất ngờ khi vẫn còn một cây cầu trụ vững ở bờ sông này mà chưa bị Đức đánh sập. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Trước đó, Đức đã gài tổng cộng 2,8 tấn thuốc nổ dọc cây cầu và kích nổ. Tuy nhiên chỉ một loạt thuốc nổ khoảng vài trăm kilogram nổ được, số còn lại đã bị xịt và không thể đánh xập được cây cầu. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Quân đội Mỹ đã nhanh chóng chiếm được cây cầu độc nhất qua sông Rhine này trong khi mọi cây cầu khác đều đã bị Đức đánh xập. Điều đáng chú ý hơn, việc chiếm cả hai đầu cầu ở Remagen là mệnh lệnh được ban ra từ cấp Sư đoàn chứ không phải mệnh lệnh từ tổng hành dinh của quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Trước sự nhanh trí và khẩn trương của quân Mỹ, Đức không kịp củng cố hàng phòng thủ ở phía bên này cầu và toàn bộ cây cầu Ludendorff đã rơi vào tay quân Đồng minh một cách dễ dàng trước khi mũi tiến công phải dừng lại vì hàng rào phòng thủ chiều sâu tinh vi hơn của Đức. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Những ngày sau đó, màn "so găng" giữa Mỹ và Đức đã đi vào lịch sử khi mọi thứ vũ khí mới nhất của cả hai phe đều được mang ra sử dụng. Đức muốn đánh xập cây cầu này trong khi Mỹ lại muốn bảo vệ nó bằng mọi giá. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Trận chiến đánh xập cầu Ludendorff của Đức bắt đầu từ ngày 7 tháng 3 năm 1945. Trong trận chiến này, các loại vũ khí mạnh nhất trong tay Đức đã được mang ra sử dụng bao gồm đủ các loại pháo, cối hạng nặng, thậm chí máy bay ném bom phản lực cũng lần đầu tiên được Đức sử dụng với quy mô lớn. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Đổi lại, Mỹ cũng đã thiết lập thế trận phòng không dày đặc nhất trong lịch sử quân sự của nước này với đủ mọi loại súng, pháo phòng không xung quanh hai đầu và trên nóc cây cầu Ludendorff. Đây cũng được xem là trận chiến phòng không lớn nhất mà Mỹ từng tham dự với tư cách là người... phòng thủ. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Phía Mỹ thống kê, trong 10 ngày kể từ ngày 7/3, Đức đã huy động 367 lượt tấn công bằng không quân và khoảng 30% trong số đó đã bị quân Mỹ bắn hạ hoặc làm hư hỏng nặng. Nhiệm vụ đánh xập cầu Ludendorff của Đức kết thúc trong thất bại vào ngày 17/3 và chính thức chấm dứt vào ngày 25/3 khi Mỹ tung ra chiến dịch Plunder. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Kết thúc trận chiến này, Mỹ chịu ít nhất 990 thương vong và khoảng 30 xe tăng, thiết giáp bị phá huỷ trong khi con số thương vong của Đức là khó xác định nhưng ước tính ít nhất 19.000 lính Đức đã đầu hàng. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Trận chiến được coi là bước ngoặt của giai đoạn cuối chiến tranh khi lực lượng cơ giới của Mỹ đã chiếm được một cây cầu, mở đường tiến thẳng vào Berlin nhanh hơn so với dự tính ban đầu. Điều này là cực kỳ quan trọng khi chỉ hơn một tháng sau đó, cuộc đua vào Berlin của Mỹ và Liên Xô chính thức được tiến hành khi quân Đức gần như không còn khả năng phòng thủ. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Mời độc giả xem Video: Mỹ choáng ngợp với loại súng chống tăng dùng một lần của Đức.