Trong bối cảnh thiếu hụt các hệ thống phòng không do Liên Xô sản xuất và sự đắt đỏ của các hệ thống tương đương từ phương Tây, Washington đang tìm kiếm những cách thức mới để hỗ trợ Lực lượng Vũ trang Ukraine. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300/ Tass.Theo thông báo của Lầu Năm Góc, Mỹ cùng châu Âu và Ukraine đang tiến hành phát triển các hệ thống thay thế cho hệ thống tên lửa phòng không S-300 và các tên lửa hàng không R-27. Vậy dự án này có gì đặc biệt và khi nào nó có thể hoàn thành? Ảnh: Tên lửa R-27/Bộ Quốc phòng Nga.Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết trong cuộc họp nhóm liên lạc về Ukraine tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức rằng, Mỹ và các đối tác từ EU đang phát triển hệ thống thay thế cho hệ thống tên lửa phòng không S-300 và tên lửa không đối không tầm trung R-27 đang được Ukraine sử dụng. Ảnh: Tên lửa R-27/Bộ Quốc phòng Nga.Trước đó, nhiều phương tiện truyền thông phương Tây đã đề cập rằng Ukraine gặp khó khăn trong việc thay thế các hệ thống tên lửa phòng không do Liên Xô sản xuất bằng các hệ thống phương Tây do chi phí cao và sự phức tạp trong việc vận hành. Hơn nữa, các quốc gia phương Tây gần như đã cạn kiệt kho dự trữ các hệ thống và tên lửa do Liên Xô sản xuất, khiến tình hình của Ukraine trở nên khó khăn hơn. Ảnh: Hệ thống S-300/Commons.wikimedia.org .Các tên lửa R-27 mà Ukraine vẫn đang sử dụng cũng là di sản từ thời Liên Xô. Tại Ukraine, việc sản xuất R-27 do công ty "Artem" thực hiện, với các nhà máy đặt chủ yếu tại Kiev. Những nhà máy này thường trở thành mục tiêu tấn công của Nga. Ảnh: Tên lửa R-27/Bộ Quốc phòng Nga.Hệ thống tên lửa phòng không S-300, còn được gọi là "Favorit", trong phân loại của NATO có tên là Grumble - “Kẻ càu nhàu”. Được triển khai từ năm 1978, S-300 vẫn được coi là một trong những hệ thống phòng không mạnh mẽ nhất thế giới. Tuy nhiên, trong khi các hệ thống phòng không thế hệ mới đã ra đời, S-300 vẫn là một phần quan trọng của lực lượng phòng không. Ảnh: Hệ thống S-300/Tass.Theo các chuyên gia quân sự, việc thay thế S-300 chỉ có thể là một hệ thống tên lửa phòng không khác. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi thời gian dài để phát triển, thử nghiệm và sản xuất. Ví dụ, hệ thống tên lửa MIM-104 PATRIOT mất 13 năm để phát triển, IRIS-T mất 10 năm, và S-300 bắt đầu từ năm 1969 và đến năm 1979 mới chính thức được triển khai. Ảnh: Hệ thống MIM-104 PATRIOT/Wikipedia.Ngoài ra, phương án khác có thể là tạo ra một "nồi súp thập cẩm" từ các thành phần của nhiều hệ thống khác nhau, bao gồm các radar, tên lửa và phương tiện vận chuyển từ các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi nhiều năm thiết kế, thử nghiệm và sản xuất. Ảnh: Hệ thống S-300/Ria Novosti.Về mặt tên lửa không đối không, các chuyên gia phương Tây có thể sử dụng tên lửa AIM-9 Sidewinder để trang bị cho các máy bay do Liên Xô sản xuất như Su-25, Su-27 và MiG-29, vốn vẫn còn nhiều ở Ukraine. Tên lửa Sidewinder có các phiên bản với đầu dò hồng ngoại và radar. Ảnh: Tên lửa AIM-9 Sidewinder/Wikipedia.Dự án thay thế S-300 và R-27 là một phần trong chiến lược dài hạn của phương Tây nhằm duy trì năng lực phòng không của Ukraine. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, sẽ mất từ 5 đến 10 năm để hoàn thành từ ý tưởng đến triển khai thực tế trên chiến trường. Ảnh: Tên lửa IRIS -T/Reuters.
Trong bối cảnh thiếu hụt các hệ thống phòng không do Liên Xô sản xuất và sự đắt đỏ của các hệ thống tương đương từ phương Tây, Washington đang tìm kiếm những cách thức mới để hỗ trợ Lực lượng Vũ trang Ukraine. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300/ Tass.
Theo thông báo của Lầu Năm Góc, Mỹ cùng châu Âu và Ukraine đang tiến hành phát triển các hệ thống thay thế cho hệ thống tên lửa phòng không S-300 và các tên lửa hàng không R-27. Vậy dự án này có gì đặc biệt và khi nào nó có thể hoàn thành? Ảnh: Tên lửa R-27/Bộ Quốc phòng Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết trong cuộc họp nhóm liên lạc về Ukraine tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức rằng, Mỹ và các đối tác từ EU đang phát triển hệ thống thay thế cho hệ thống tên lửa phòng không S-300 và tên lửa không đối không tầm trung R-27 đang được Ukraine sử dụng. Ảnh: Tên lửa R-27/Bộ Quốc phòng Nga.
Trước đó, nhiều phương tiện truyền thông phương Tây đã đề cập rằng Ukraine gặp khó khăn trong việc thay thế các hệ thống tên lửa phòng không do Liên Xô sản xuất bằng các hệ thống phương Tây do chi phí cao và sự phức tạp trong việc vận hành. Hơn nữa, các quốc gia phương Tây gần như đã cạn kiệt kho dự trữ các hệ thống và tên lửa do Liên Xô sản xuất, khiến tình hình của Ukraine trở nên khó khăn hơn. Ảnh: Hệ thống S-300/Commons.wikimedia.org .
Các tên lửa R-27 mà Ukraine vẫn đang sử dụng cũng là di sản từ thời Liên Xô. Tại Ukraine, việc sản xuất R-27 do công ty "Artem" thực hiện, với các nhà máy đặt chủ yếu tại Kiev. Những nhà máy này thường trở thành mục tiêu tấn công của Nga. Ảnh: Tên lửa R-27/Bộ Quốc phòng Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300, còn được gọi là "Favorit", trong phân loại của NATO có tên là Grumble - “Kẻ càu nhàu”. Được triển khai từ năm 1978, S-300 vẫn được coi là một trong những hệ thống phòng không mạnh mẽ nhất thế giới. Tuy nhiên, trong khi các hệ thống phòng không thế hệ mới đã ra đời, S-300 vẫn là một phần quan trọng của lực lượng phòng không. Ảnh: Hệ thống S-300/Tass.
Theo các chuyên gia quân sự, việc thay thế S-300 chỉ có thể là một hệ thống tên lửa phòng không khác. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi thời gian dài để phát triển, thử nghiệm và sản xuất. Ví dụ, hệ thống tên lửa MIM-104 PATRIOT mất 13 năm để phát triển, IRIS-T mất 10 năm, và S-300 bắt đầu từ năm 1969 và đến năm 1979 mới chính thức được triển khai. Ảnh: Hệ thống MIM-104 PATRIOT/Wikipedia.
Ngoài ra, phương án khác có thể là tạo ra một "nồi súp thập cẩm" từ các thành phần của nhiều hệ thống khác nhau, bao gồm các radar, tên lửa và phương tiện vận chuyển từ các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi nhiều năm thiết kế, thử nghiệm và sản xuất. Ảnh: Hệ thống S-300/Ria Novosti.
Về mặt tên lửa không đối không, các chuyên gia phương Tây có thể sử dụng tên lửa AIM-9 Sidewinder để trang bị cho các máy bay do Liên Xô sản xuất như Su-25, Su-27 và MiG-29, vốn vẫn còn nhiều ở Ukraine. Tên lửa Sidewinder có các phiên bản với đầu dò hồng ngoại và radar. Ảnh: Tên lửa AIM-9 Sidewinder/Wikipedia.
Dự án thay thế S-300 và R-27 là một phần trong chiến lược dài hạn của phương Tây nhằm duy trì năng lực phòng không của Ukraine. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, sẽ mất từ 5 đến 10 năm để hoàn thành từ ý tưởng đến triển khai thực tế trên chiến trường. Ảnh: Tên lửa IRIS -T/Reuters.