Theo hãng thông tấn SANA của Syria, Thổ Nhĩ Kỳ vừa điều thêm vũ khí hạng nặng vào Idlib, trong đó có các khẩu đội pháo phản lực phóng loạt T-122.Cùng với việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục dồn vũ khí hạng nặng vào Idlib, lực lượng Quân đội chính phủ Syria (SAA) cũng có hành động tương tự.Động thái này cho thấy một cuộc chiến lớn sẽ bùng phát tại Idlib trong vài ngày tới là rất khó tránh khỏi.Việc đem theo các khẩu đội pháo phản lực phóng loạt có sức hủy diệt lớn như T-122 cho thấy tính chất khốc liệt của cuộc chiến tại đây, bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn của Liên Hợp Quốc để chung tay chống đại dịch COVID-19.Đây không phải lần đầu loại pháo phản lực phóng loạt nguy hiểm này được triển khai trên lãnh thổ Syria. Trước đó loại pháo này còn bị cáo buộc dội hỏa lực vào căn cứ quân sự Nga.T-122 thực chất là một biến thể của BM-21 Grad do Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo và trang bị vào năm 1997.T-122 hưởng những điểm mạnh của BM-21 đồng thời có những nâng cấp để tăng hiệu suất chiến đấu.T-122 hưởng những điểm mạnh của BM-21 đồng thời có những nâng cấp để tăng hiệu suất chiến đấu.T-122 còn có khả năng bắn được cả đạn của hệ thống BM-21. Tầm bắn tối đa lên tới 40km.T-122 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại cho phép cùng lúc tính toán được nhiều vị trí để cơ động khai hỏa liên tục.T-122 được cho là có tầm bắn chính xác hơn hẳn BM-21. Cơ chế bắn có thể bắn tên lửa từng quả một hoặc cả loạt 40 đạn trong vòng 80 giây.Bán kính công phá mục tiêu lên tới 250m, mọi khí tài trong bán kính này, kể cả xe tăng cũng sẽ bị thiêu rụi.Kíp chiến đấu của tổ hợp T-122 gồm 5 người, thời gian chuẩn bị phương tiện phóng để khai hỏa chỉ yêu cầu vài phút.Trong trường hợp khẩn cấp, xe phóng có thể được vận hành bởi một đội gồm 3 người.Việc tái nạp đạn cho hệ thống này cũng nhanh hơn rất nhiều so với BM-21.Một khẩu đội pháo phản lực phóng loạt T-122 bao gồm 6 xe phóng và 1 xe chỉ huy, chúng đều có thể phối hợp hiệp đồng hoặc hoạt động độc lập tùy theo yêu cầu thực tế chiến trường.Tuy là một vũ khí đáng sợ nhưng T-122 cũng đã chịu tổn thất nhất định tại chiến trường Syria, ước tính đã có khoảng 5 hệ thống bị hỏa lực từ phía Nga-Syria phá hủy.
Theo hãng thông tấn SANA của Syria, Thổ Nhĩ Kỳ vừa điều thêm vũ khí hạng nặng vào Idlib, trong đó có các khẩu đội pháo phản lực phóng loạt T-122.
Cùng với việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục dồn vũ khí hạng nặng vào Idlib, lực lượng Quân đội chính phủ Syria (SAA) cũng có hành động tương tự.
Động thái này cho thấy một cuộc chiến lớn sẽ bùng phát tại Idlib trong vài ngày tới là rất khó tránh khỏi.
Việc đem theo các khẩu đội pháo phản lực phóng loạt có sức hủy diệt lớn như T-122 cho thấy tính chất khốc liệt của cuộc chiến tại đây, bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn của Liên Hợp Quốc để chung tay chống đại dịch COVID-19.
Đây không phải lần đầu loại pháo phản lực phóng loạt nguy hiểm này được triển khai trên lãnh thổ Syria. Trước đó loại pháo này còn bị cáo buộc dội hỏa lực vào căn cứ quân sự Nga.
T-122 thực chất là một biến thể của BM-21 Grad do Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo và trang bị vào năm 1997.
T-122 hưởng những điểm mạnh của BM-21 đồng thời có những nâng cấp để tăng hiệu suất chiến đấu.
T-122 hưởng những điểm mạnh của BM-21 đồng thời có những nâng cấp để tăng hiệu suất chiến đấu.
T-122 còn có khả năng bắn được cả đạn của hệ thống BM-21. Tầm bắn tối đa lên tới 40km.
T-122 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại cho phép cùng lúc tính toán được nhiều vị trí để cơ động khai hỏa liên tục.
T-122 được cho là có tầm bắn chính xác hơn hẳn BM-21. Cơ chế bắn có thể bắn tên lửa từng quả một hoặc cả loạt 40 đạn trong vòng 80 giây.
Bán kính công phá mục tiêu lên tới 250m, mọi khí tài trong bán kính này, kể cả xe tăng cũng sẽ bị thiêu rụi.
Kíp chiến đấu của tổ hợp T-122 gồm 5 người, thời gian chuẩn bị phương tiện phóng để khai hỏa chỉ yêu cầu vài phút.
Trong trường hợp khẩn cấp, xe phóng có thể được vận hành bởi một đội gồm 3 người.
Việc tái nạp đạn cho hệ thống này cũng nhanh hơn rất nhiều so với BM-21.
Một khẩu đội pháo phản lực phóng loạt T-122 bao gồm 6 xe phóng và 1 xe chỉ huy, chúng đều có thể phối hợp hiệp đồng hoặc hoạt động độc lập tùy theo yêu cầu thực tế chiến trường.
Tuy là một vũ khí đáng sợ nhưng T-122 cũng đã chịu tổn thất nhất định tại chiến trường Syria, ước tính đã có khoảng 5 hệ thống bị hỏa lực từ phía Nga-Syria phá hủy.