Gần đây, Quân đội Nga đã thực hiện một cuộc tấn công ban đêm bằng tên lửa vào địa điểm mà Không quân Ukraine huấn luyện phi công, thu hút sự chú ý của toàn cầu. Chiến thuật và ý đồ chiến lược trong cuộc đột kích của Quân đội Nga không chỉ thể hiện ưu điểm về khả năng tấn công tầm xa có độ chính xác cao, mà còn mang đến những thách thức mới cho NATO và Ukraine.Cuộc tấn công này của Nga một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của khả năng tấn công theo thời gian thực trong chiến tranh hiện đại. Chính vì vậy, tình hình cuộc chiến Nga-Ukraine vì thế trở nên phức tạp và khó lường hơn.Bộ Quốc phòng Nga cung cấp thông tin chiến trường, được công bố sau cuộc đột kích cho biết, Quân đội Nga đã sử dụng vũ khí hải quân tầm xa có độ chính xác cao, để tấn công thành công trung tâm huấn luyện của Không quân Ukraine và tiêu diệt mọi mục tiêu được chỉ định.Chiến thuật “triệt tận gốc rễ” này nhằm mục đích loại bỏ các phi công và kỹ thuật viên Ukraine được NATO huấn luyện, từ đó làm suy yếu hiệu quả chiến đấu của Không quân Ukraine.Chiến lược tấn công này phản ánh tầm nhìn chiến lược của Quân đội Nga. Thay vì chờ Ukraine nhận được máy bay chiến đấu F-16 và Mirage 2000 của NATO và tiến hành không chiến khốc liệt trên không, thì Quân đội Nga đã chọn sử dụng tình báo vệ tinh và tình báo mặt đất để thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào các sân bay, ký túc xá và cơ sở bảo trì của Ukraine.Phương thức tác chiến này không chỉ làm giảm rủi ro cho bản thân Quân đội Nga, mà còn hủy diệt sức mạnh hàng không của Ukraine ở mức độ lớn nhất.Trong cuộc đột kích này, Quân đội Nga không chỉ sử dụng tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-22 Storm, mà còn sử dụng tên lửa hành trình mang đầu đạn chùm. Mỗi tên lửa mang đầu đạn chùm gồm 60 đầu đạn con, mỗi đầu nặng 4 kg, có thể thực hiện các cuộc tấn công tàn khốc nhằm vào các mục tiêu trên diện rộng.Hiện Không quân Ukraine không có nhiều sân bay phù hợp cho việc sử dụng máy bay chiến đấu F-16 và Mirage 2000. Chỉ cần tên lửa chùm của Nga phá hủy đường băng của các sân bay này, chúng có thể ngăn chặn hiệu quả khả năng chiến đấu của Không quân Ukraine.Ngoài ra, Điện Kremlin còn cảnh báo Ba Lan, Romania và các nước NATO khác, không cho phép máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine cất cánh và hạ cánh, nếu không Quân đội Nga sẽ tấn công các căn cứ quân sự này của NATO. Tuyên bố này đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và cho thấy sự cứng rắn chiến lược của Nga. Đối mặt với các cuộc tấn công chính xác của Quân đội Nga, NATO đang yêu cầu Ukraine xây dựng thêm nhà chứa máy bay và xưởng bảo trì dưới lòng đất để tránh các cuộc tấn công tiếp tục của Nga. Đồng thời, Ukraine cũng đang xem xét sử dụng đường cao tốc làm đường băng cất cánh và hạ cánh tạm thời, để đảm bảo khả năng cơ động và khả năng sống sót của máy bay chiến đấu.Mặc dù chiến lược ứng phó này có thể làm giảm tác dụng của các cuộc tấn công của Nga ở một mức độ nhất định, nhưng nó cũng phản ánh những thiếu sót của Ukraine và NATO trong khả năng phòng không của họ.Lực lượng Không quân Ukraine hiện thiếu hệ thống phòng không, đủ để đánh chặn tên lửa tầm xa và bom dẫn đường của Nga. Kho tên lửa phòng không của Quân đội Mỹ cũng đang giảm nhanh chóng, khiến việc hỗ trợ trong thời gian ngắn trở nên khó khăn.Trên chiến trường Ukraine, Nga đã sử dụng máy bay cường kích Su-24M và tiêm kích bom Su-34 thả bom dẫn đường chính xác nặng 1.500 kg và 3.000 kg, để thực hiện các cuộc tấn công tàn khốc vào các trận địa của Ukraine. Những quả bom hạng nặng này có thể phá hủy tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine và đẩy Ukraine rơi vào thế bị động trong cuộc chiến.Tạp chí National Interest của Mỹ đánh giá cao tính hiệu quả của bom dẫn đường FAB-3000 của Nga, đồng thời chỉ ra vai trò quan trọng của nó trong các cuộc tấn công chính xác tầm xa.Cuộc đột kích ban đêm bằng hỏa lực của Quân đội Nga vào trung tâm huấn luyện của Không quân Ukraine một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của các cuộc tấn công chính xác trong chiến tranh hiện đại.Nhờ tên lửa tầm xa có độ chính xác cao và hỏa lực mạnh, Nga chiếm thế thượng phong về mặt chiến thuật. Tuy nhiên, điều này cũng khiến NATO và Ukraine phải đối mặt với những thách thức mới và phải tìm ra sự cân bằng mới giữa phòng thủ và phản công. (Nguồn ảnh: Ukrinform, Kyiv Independent, RT).Không quân Nga thả 4 quả bom dẫn đường vào một mục tiêu ở Kherson. Nguồn: X.
Gần đây, Quân đội Nga đã thực hiện một cuộc tấn công ban đêm bằng tên lửa vào địa điểm mà Không quân Ukraine huấn luyện phi công, thu hút sự chú ý của toàn cầu. Chiến thuật và ý đồ chiến lược trong cuộc đột kích của Quân đội Nga không chỉ thể hiện ưu điểm về khả năng tấn công tầm xa có độ chính xác cao, mà còn mang đến những thách thức mới cho NATO và Ukraine.
Cuộc tấn công này của Nga một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của khả năng tấn công theo thời gian thực trong chiến tranh hiện đại. Chính vì vậy, tình hình cuộc chiến Nga-Ukraine vì thế trở nên phức tạp và khó lường hơn.
Bộ Quốc phòng Nga cung cấp thông tin chiến trường, được công bố sau cuộc đột kích cho biết, Quân đội Nga đã sử dụng vũ khí hải quân tầm xa có độ chính xác cao, để tấn công thành công trung tâm huấn luyện của Không quân Ukraine và tiêu diệt mọi mục tiêu được chỉ định.
Chiến thuật “triệt tận gốc rễ” này nhằm mục đích loại bỏ các phi công và kỹ thuật viên Ukraine được NATO huấn luyện, từ đó làm suy yếu hiệu quả chiến đấu của Không quân Ukraine.
Chiến lược tấn công này phản ánh tầm nhìn chiến lược của Quân đội Nga. Thay vì chờ Ukraine nhận được máy bay chiến đấu F-16 và Mirage 2000 của NATO và tiến hành không chiến khốc liệt trên không, thì Quân đội Nga đã chọn sử dụng tình báo vệ tinh và tình báo mặt đất để thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào các sân bay, ký túc xá và cơ sở bảo trì của Ukraine.
Phương thức tác chiến này không chỉ làm giảm rủi ro cho bản thân Quân đội Nga, mà còn hủy diệt sức mạnh hàng không của Ukraine ở mức độ lớn nhất.
Trong cuộc đột kích này, Quân đội Nga không chỉ sử dụng tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-22 Storm, mà còn sử dụng tên lửa hành trình mang đầu đạn chùm. Mỗi tên lửa mang đầu đạn chùm gồm 60 đầu đạn con, mỗi đầu nặng 4 kg, có thể thực hiện các cuộc tấn công tàn khốc nhằm vào các mục tiêu trên diện rộng.
Hiện Không quân Ukraine không có nhiều sân bay phù hợp cho việc sử dụng máy bay chiến đấu F-16 và Mirage 2000. Chỉ cần tên lửa chùm của Nga phá hủy đường băng của các sân bay này, chúng có thể ngăn chặn hiệu quả khả năng chiến đấu của Không quân Ukraine.
Ngoài ra, Điện Kremlin còn cảnh báo Ba Lan, Romania và các nước NATO khác, không cho phép máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine cất cánh và hạ cánh, nếu không Quân đội Nga sẽ tấn công các căn cứ quân sự này của NATO. Tuyên bố này đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và cho thấy sự cứng rắn chiến lược của Nga.
Đối mặt với các cuộc tấn công chính xác của Quân đội Nga, NATO đang yêu cầu Ukraine xây dựng thêm nhà chứa máy bay và xưởng bảo trì dưới lòng đất để tránh các cuộc tấn công tiếp tục của Nga. Đồng thời, Ukraine cũng đang xem xét sử dụng đường cao tốc làm đường băng cất cánh và hạ cánh tạm thời, để đảm bảo khả năng cơ động và khả năng sống sót của máy bay chiến đấu.
Mặc dù chiến lược ứng phó này có thể làm giảm tác dụng của các cuộc tấn công của Nga ở một mức độ nhất định, nhưng nó cũng phản ánh những thiếu sót của Ukraine và NATO trong khả năng phòng không của họ.
Lực lượng Không quân Ukraine hiện thiếu hệ thống phòng không, đủ để đánh chặn tên lửa tầm xa và bom dẫn đường của Nga. Kho tên lửa phòng không của Quân đội Mỹ cũng đang giảm nhanh chóng, khiến việc hỗ trợ trong thời gian ngắn trở nên khó khăn.
Trên chiến trường Ukraine, Nga đã sử dụng máy bay cường kích Su-24M và tiêm kích bom Su-34 thả bom dẫn đường chính xác nặng 1.500 kg và 3.000 kg, để thực hiện các cuộc tấn công tàn khốc vào các trận địa của Ukraine. Những quả bom hạng nặng này có thể phá hủy tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine và đẩy Ukraine rơi vào thế bị động trong cuộc chiến.
Tạp chí National Interest của Mỹ đánh giá cao tính hiệu quả của bom dẫn đường FAB-3000 của Nga, đồng thời chỉ ra vai trò quan trọng của nó trong các cuộc tấn công chính xác tầm xa.
Cuộc đột kích ban đêm bằng hỏa lực của Quân đội Nga vào trung tâm huấn luyện của Không quân Ukraine một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của các cuộc tấn công chính xác trong chiến tranh hiện đại.
Nhờ tên lửa tầm xa có độ chính xác cao và hỏa lực mạnh, Nga chiếm thế thượng phong về mặt chiến thuật. Tuy nhiên, điều này cũng khiến NATO và Ukraine phải đối mặt với những thách thức mới và phải tìm ra sự cân bằng mới giữa phòng thủ và phản công. (Nguồn ảnh: Ukrinform, Kyiv Independent, RT).
Không quân Nga thả 4 quả bom dẫn đường vào một mục tiêu ở Kherson. Nguồn: X.