Theo hãng tin Sputnik/Nga, trong vòng một tuần, Quân đội Nga đã bắn hạ 08 máy bay chiến đấu, 32 tên lửa HIMARS, 12 tên lửa hành trình Storm Shadow và 205 UAV các loại của Ukraine; khiến các cuộc phản công bằng hỏa lực của Ukraine bị chặn đứng. Như vậy, lực lượng phòng không của Lục quân và Không quân Nga vẫn phát huy sức mạnh tương đối mạnh trong chiến đấu và đang dần kiềm chế thế trận “đánh du kích trên không” của Quân đội Ukraine.Đặc biệt, Quân đội Nga đã đầu tư phiên bản nâng cấp của tên lửa phòng không S-400 trên chiến trường, có thể tấn công chính xác máy bay chiến đấu Ukraine trong phạm vi 400 km.Cùng với đó là lực lượng máy bay cảnh báo sớm A-50U của Nga cũng được tung vào chiến trường với nhiệm vụ tìm kiếm mục tiêu bay thấp và dẫn đường cho tên lửa phòng không S-400 tấn công. Trong một tuần, tên lửa phòng không S-400 của Nga đã tiêu diệt 4 tiêm kích MiG-29 của Ukraine, 2 máy bay cường kích Su-25 và 2 tiêm kích hạng nặng Su-27 bằng tên lửa tầm siêu xa 40N6. Do các hệ thống điện tử của máy bay chiến đấu Ukraine đã lạc hậu, radar và các cảm biến khác trên máy bay được đưa vào trang bị từ những năm 1980 và ít được nâng cấp sâu, nên không khó hiểu khi máy bay Ukraine không thể thoát khỏi đòn tấn công tầm xa của tên lửa phòng không S-400.Gần đây, kết quả tác chiến chống radar của Quân đội Ukraine sa sút nghiêm trọng khi chỉ có một hệ thống tên lửa phòng không S-300B4 của Nga bị phá hủy. Lý do là Nga đưa máy bay cảnh báo sớm A-50U vào chiến đấu và phát huy hiệu quả. Lực lượng Phòng không Nga lúc này không dựa vào radar mặt đất để tìm kiếm mục tiêu và do đó quân đội Ukraine không thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật để can thiệp hoặc phá hủy radar Nga. Hiện tại, khả năng cảnh báo sớm của Nga, không còn hoàn toàn dựa vào radar mặt đất. Thay vào đó, lực lượng phòng không và không quân Nga trông cậy vào máy bay cảnh báo sớm A-50U; đây là loại máy bay có thể có thể phát hiện sớm những mối đe dọa từ xa, bay thấp, nhỏ và chậm. Tuy nhiên Ukraine không có vũ khí để có thể chế áp phương tiện này.Bằng việc kết hợp giữa các máy bay cảnh báo sớm A-50U với các trạm radar mặt đất tầm xa, Quân đội Nga có thể trực tiếp thu được thông tin chi tiết và chính xác về các mục tiêu trên không của Ukraine, nhất là những mục tiêu bay thấp như máy bay chiến đấu hay tên lửa hành trình Storm Shadow, để cảnh báo kịp thời cho tên lửa phòng không tầm xa tiêu diệt.Để tránh sự phát hiện của hệ thống radar của Nga, máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine đã phải bay cực thấp, sát gần mặt đất trước khi "leo dốc" trở lại lên bầu trời. Thông tin này được Không quân Ukraine đăng tải trên mạng xã hội X vào ngày 30/11 vừa qua.Giới phân tích cho biết, phi công Ukraine thường phải sử dụng chiến thuật bay thấp để tránh bị radar phát hiện và dẫn tới khả năng bị tên lửa đất đối không đuổi theo sau. Nhưng việc bay thấp như vậy có thể đem lại lợi thế nhất định, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro.Tuy nhiên, những động tác bay thấp như vậy có thể chỉ tránh được sự theo dõi của các hệ thống radar phòng không mặt đất, do ảnh hưởng của độ cong trái đất và radar trên các chiến đấu cơ Nga do cấu tạo phát sóng; chứ không thể thoát được sự theo dõi của radar hình vòm trên máy bay A-50.Cựu phi công hải quân Mỹ Guy Snodgrass cho biết, khi bay ở độ cao rất thấp, máy bay Ukraine sẽ khó bị radar mặt đất hay của máy bay chiến đấu trên không phát hiện. Tuy nhiên hành động này không thể tránh được sự phát hiện của radar của máy bay cảnh báo sớm.Khi máy bay chiến đấu Ukraine bay thấp bị phát hiện, góc phóng từ tên lửa phòng không mặt đất cũng sẽ nhỏ hơn nhiều so khi máy bay ở độ cao lớn hơn; nhưng cũng khó tránh được đòn tấn công bằng tên lửa từ máy bay chiến đấu, khi được máy bay cảnh báo sớm A-50 chỉ thị mục tiêu.Hãng tin RIA Novosti/Nga dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một trong những vũ khí phòng không tầm xa của họ để tiêu diệt máy bay chiến đấu của Ukraine (kể cả F-16 trong tương lai) sẽ là tên lửa tầm xa 40N6 của hệ thống phòng không S-400.Theo nguồn tin mà RIA Novosti có được, tên lửa phòng không 40N6 được trang bị đầu dẫn đường với những khả năng độc đáo, có tầm bắn siêu xa tới 400 km, đã được Nga sử dụng rất thành công tại chiến trường Ukraine.Lực lượng phòng không Nga đã kết hợp giữa tầm bắn siêu xa của tên lửa 40N6, kết hợp với máy bay cảnh báo sớm A-50U, để tiêu diệt các mục tiêu ở ngoài đường chân trời; kể cả các mục tiêu cơ động tốc độ cao ở độ cao thấp, như máy bay chiến đấu MiG-29 hoặc tên lửa hành trình Storm Shadow. Nguồn tin của RIA Novosti cũng cho biết, hệ thống phòng không S-400 có khả năng tiêu diệt tiêm kích F-16 bằng tên lửa 40N6 ngay sau khi cất cánh và leo cao, nếu nó được triển khai tại các sân bay dã chiến phía trước. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng từng nói về vũ khí tiêu diệt máy bay độc đáo của Nga vào tháng 11 năm nay. Theo ông Shoigu, hệ thống phòng không của Nga sẽ cần khoảng 20 ngày để tiêu diệt toàn bộ máy bay F-16 mà phương Tây có thể chuyển giao cho Ukraine. Theo một số nhà phân tích quốc phòng, có thể việc phương Tây “câu giờ” bàn giao chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine, bất chấp những thúc ép từ Kiev; có thể nguyên nhân của điều này chính là nỗi sợ hãi đối với các hệ thống phòng không của Nga.
Theo hãng tin Sputnik/Nga, trong vòng một tuần, Quân đội Nga đã bắn hạ 08 máy bay chiến đấu, 32 tên lửa HIMARS, 12 tên lửa hành trình Storm Shadow và 205 UAV các loại của Ukraine; khiến các cuộc phản công bằng hỏa lực của Ukraine bị chặn đứng.
Như vậy, lực lượng phòng không của Lục quân và Không quân Nga vẫn phát huy sức mạnh tương đối mạnh trong chiến đấu và đang dần kiềm chế thế trận “đánh du kích trên không” của Quân đội Ukraine.
Đặc biệt, Quân đội Nga đã đầu tư phiên bản nâng cấp của tên lửa phòng không S-400 trên chiến trường, có thể tấn công chính xác máy bay chiến đấu Ukraine trong phạm vi 400 km.
Cùng với đó là lực lượng máy bay cảnh báo sớm A-50U của Nga cũng được tung vào chiến trường với nhiệm vụ tìm kiếm mục tiêu bay thấp và dẫn đường cho tên lửa phòng không S-400 tấn công.
Trong một tuần, tên lửa phòng không S-400 của Nga đã tiêu diệt 4 tiêm kích MiG-29 của Ukraine, 2 máy bay cường kích Su-25 và 2 tiêm kích hạng nặng Su-27 bằng tên lửa tầm siêu xa 40N6.
Do các hệ thống điện tử của máy bay chiến đấu Ukraine đã lạc hậu, radar và các cảm biến khác trên máy bay được đưa vào trang bị từ những năm 1980 và ít được nâng cấp sâu, nên không khó hiểu khi máy bay Ukraine không thể thoát khỏi đòn tấn công tầm xa của tên lửa phòng không S-400.
Gần đây, kết quả tác chiến chống radar của Quân đội Ukraine sa sút nghiêm trọng khi chỉ có một hệ thống tên lửa phòng không S-300B4 của Nga bị phá hủy. Lý do là Nga đưa máy bay cảnh báo sớm A-50U vào chiến đấu và phát huy hiệu quả.
Lực lượng Phòng không Nga lúc này không dựa vào radar mặt đất để tìm kiếm mục tiêu và do đó quân đội Ukraine không thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật để can thiệp hoặc phá hủy radar Nga. Hiện tại, khả năng cảnh báo sớm của Nga, không còn hoàn toàn dựa vào radar mặt đất.
Thay vào đó, lực lượng phòng không và không quân Nga trông cậy vào máy bay cảnh báo sớm A-50U; đây là loại máy bay có thể có thể phát hiện sớm những mối đe dọa từ xa, bay thấp, nhỏ và chậm. Tuy nhiên Ukraine không có vũ khí để có thể chế áp phương tiện này.
Bằng việc kết hợp giữa các máy bay cảnh báo sớm A-50U với các trạm radar mặt đất tầm xa, Quân đội Nga có thể trực tiếp thu được thông tin chi tiết và chính xác về các mục tiêu trên không của Ukraine, nhất là những mục tiêu bay thấp như máy bay chiến đấu hay tên lửa hành trình Storm Shadow, để cảnh báo kịp thời cho tên lửa phòng không tầm xa tiêu diệt.
Để tránh sự phát hiện của hệ thống radar của Nga, máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine đã phải bay cực thấp, sát gần mặt đất trước khi "leo dốc" trở lại lên bầu trời. Thông tin này được Không quân Ukraine đăng tải trên mạng xã hội X vào ngày 30/11 vừa qua.
Giới phân tích cho biết, phi công Ukraine thường phải sử dụng chiến thuật bay thấp để tránh bị radar phát hiện và dẫn tới khả năng bị tên lửa đất đối không đuổi theo sau. Nhưng việc bay thấp như vậy có thể đem lại lợi thế nhất định, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro.
Tuy nhiên, những động tác bay thấp như vậy có thể chỉ tránh được sự theo dõi của các hệ thống radar phòng không mặt đất, do ảnh hưởng của độ cong trái đất và radar trên các chiến đấu cơ Nga do cấu tạo phát sóng; chứ không thể thoát được sự theo dõi của radar hình vòm trên máy bay A-50.
Cựu phi công hải quân Mỹ Guy Snodgrass cho biết, khi bay ở độ cao rất thấp, máy bay Ukraine sẽ khó bị radar mặt đất hay của máy bay chiến đấu trên không phát hiện. Tuy nhiên hành động này không thể tránh được sự phát hiện của radar của máy bay cảnh báo sớm.
Khi máy bay chiến đấu Ukraine bay thấp bị phát hiện, góc phóng từ tên lửa phòng không mặt đất cũng sẽ nhỏ hơn nhiều so khi máy bay ở độ cao lớn hơn; nhưng cũng khó tránh được đòn tấn công bằng tên lửa từ máy bay chiến đấu, khi được máy bay cảnh báo sớm A-50 chỉ thị mục tiêu.
Hãng tin RIA Novosti/Nga dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một trong những vũ khí phòng không tầm xa của họ để tiêu diệt máy bay chiến đấu của Ukraine (kể cả F-16 trong tương lai) sẽ là tên lửa tầm xa 40N6 của hệ thống phòng không S-400.
Theo nguồn tin mà RIA Novosti có được, tên lửa phòng không 40N6 được trang bị đầu dẫn đường với những khả năng độc đáo, có tầm bắn siêu xa tới 400 km, đã được Nga sử dụng rất thành công tại chiến trường Ukraine.
Lực lượng phòng không Nga đã kết hợp giữa tầm bắn siêu xa của tên lửa 40N6, kết hợp với máy bay cảnh báo sớm A-50U, để tiêu diệt các mục tiêu ở ngoài đường chân trời; kể cả các mục tiêu cơ động tốc độ cao ở độ cao thấp, như máy bay chiến đấu MiG-29 hoặc tên lửa hành trình Storm Shadow.
Nguồn tin của RIA Novosti cũng cho biết, hệ thống phòng không S-400 có khả năng tiêu diệt tiêm kích F-16 bằng tên lửa 40N6 ngay sau khi cất cánh và leo cao, nếu nó được triển khai tại các sân bay dã chiến phía trước.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng từng nói về vũ khí tiêu diệt máy bay độc đáo của Nga vào tháng 11 năm nay. Theo ông Shoigu, hệ thống phòng không của Nga sẽ cần khoảng 20 ngày để tiêu diệt toàn bộ máy bay F-16 mà phương Tây có thể chuyển giao cho Ukraine.
Theo một số nhà phân tích quốc phòng, có thể việc phương Tây “câu giờ” bàn giao chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine, bất chấp những thúc ép từ Kiev; có thể nguyên nhân của điều này chính là nỗi sợ hãi đối với các hệ thống phòng không của Nga.