Nga và Ukraine hiện đang bị mắc kẹt trong một cuộc xung đột giằng co và tiêu hao. Để tiêu diệt các radar do NATO cung cấp cho Ukraine, quân đội Nga đã áp dụng phương pháp tác chiến mới gọi là “chiến thuật thả mồi câu cá”.Đầu tiên Quân đội Nga dụ lực lượng phòng không Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander và tên lửa hành trình Kalib; sau khi lực lượng tên lửa phòng không Ukraine "lên đèn", Không quân Nga sẽ dùng tên lửa chống bức xạ (ARM) để quét sạch các trận địa tên lửa phòng không. Một số chuyên gia quân sự cho biết: Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) bị cấm sử dụng hệ thống tên lửa phòng không để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV. Họ chỉ được phép sử dụng chúng trong trường hợp bị máy bay Nga tấn công quy mô lớn.Tờ Eurasian Times của Ấn Độ có bài phân tích cho biết, sau khi quân đội Nga tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa Kalib và Iskander, Không quân Nga đã phóng tên lửa chống radar tầm xa Kh-31PD. Để bắn hạ tên lửa Kalib và Iskander, hệ thống phòng không của NATO mà Ukraine được trang bị đã kích hoạt, khiến chúng trở thành mục tiêu của Kh-31PD.Không quân Nga nhiều khả năng sẽ phóng tên lửa Kh-31PD từ tiêm kích Su-35S. Để hạn chế tổn thất, Ukraine được lệnh tắt radar của các hệ thống tên lửa đất đối không của các nước NATO cung cấp và chỉ sử dụng chúng trong các cuộc không kích quy mô lớn của Nga.Phi công Thakur (đã nghỉ hưu), người từng lái chiến đấu cơ Jaguar của Lực lượng Không quân Ấn Độ cho rằng, không loại trừ chiến thuật của Nga rất "đáng tin cậy và hợp lý"; nhưng ông cũng cảnh báo rằng thông tin trên "có khả năng bị phóng đại". Các quốc gia như Nga thường sử dụng chiến tranh thông tin thật – giả để tác động đến tinh thần của quân đội và dân chúng đối phương. Trong trường hợp này, những tuyên bố như vậy có thể đã được đưa ra để gây bối rối cho Mỹ và NATO, những quốc gia đã cung cấp vũ khí cho Ukraine.Đánh giá của phi công Thakur dựa trên thực tế là tên lửa bức xạ Kh-31PD của Nga chỉ có thể được sử dụng ở miền đông Ukraine vì nó có tầm bắn hạn chế và không thể vươn tới các thành phố của Ukraine như Kiev. Ông Thakur nói thêm: "Nếu không, Không quân Nga (VVS) sẽ phải bay sát không phận Ukraine và có nguy cơ trở thành mục tiêu của các hệ thống phòng không phương Tây mà Ukraine đang sử dụng".Một lý do khác để nghi ngờ tuyên bố này, đó là Quân đội Nga đã thực hiện không quá hai hoặc ba cuộc tấn công tên lửa Iskander vào tháng 11, theo thông tin cập nhật hàng ngày từ Bộ Quốc phòng Nga (MoD). Giả sử những tuyên bố này là sai sự thật, thì đây không phải là lần đầu tiên Nga đánh lừa các mục tiêu Ukraine tiết lộ vị trí của họ. Cuối cùng, Nga sẽ công khai phá hủy bất kỳ hệ thống phòng không (AD) lớn nào của phương Tây, giống như nước này đã tuyên bố phá hủy hàng chục loại vũ khí khác của Mỹ, chẳng hạn như Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS hoặc lựu pháo kéo hạng nhẹ M-777.9K729 "Iskander" là tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm ngắn cơ động, được Nga sử dụng rộng rãi cho các cuộc tấn công chiến thuật. Trong khi đó, 3M-54 Kalibr là tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm và tàu nổi, có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công trên bộ và chống hạm. Giả sử thông tin này có cơ sở, đây không phải là lần đầu tiên Nga sử dụng mồi nhử để đánh lừa các hệ thống phòng không (AD) của Ukraine.Trước đây, ông Thakur bác bỏ các thông tin của tình báo Anh về việc sử dụng tên lửa chiến lược Kh-55, nói rằng Nga có khả năng sử dụng Kh-55 SM với đầu đạn trơ (không có thuốc nổ) làm mồi nhử. Để phát hiện tên lửa Kh-55SM, các radar phòng không của Ukraine phải bật để phát hiện mục tiêu và đồng thời cũng hiển thị vị trí và trở thành “nạn nhân” cho những chiếc chiến đấu cơ Su-35 phóng tên lửa bức xạ Kh-31.Ukraine hiện đã đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn NASAMS và MIM-23 HAWK có nguồn gốc từ Mỹ và IRIS-T SAM do Đức sản xuất. Những hệ thống phòng không này có thể đã được triển khai tại các thành phố của Ukraine, để đánh chặn các cuộc tấn công dữ dội của tên lửa hành trình và các cuộc tấn công bằng UAV tự sát Geran-2 của Nga. Ngoài ra Ukraine cũng sử dụng các hệ thống phòng không tầm xa S-300 và tầm gần 9K317M Buk-M3, 9K33 OSA của Liên Xô; nhưng phần lớn những hệ thống này chưa được nâng cấp lớn.Tên lửa Kh-31A là phiên bản sửa đổi của tên lửa hành trình chống hạm (ASCM) sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính và radar tự dẫn giai đoạn cuối để bay tới khu vực mục tiêu. Tên lửa này có thể tấn công các tàu có lượng giãn nước lên tới 4.500 tấn. Kh-31PD là biến thể tên lửa chống bức xạ (ARM), được thiết kế để tiêu diệt radar chủ động của đối phương; như các đài radar điều khiển tác chiến trên không, radar cảnh báo sớm và các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa.Theo các thông tin, năm 2001, Ấn Độ đã mua 150 tên lửa Kh-31 trang bị cho chiến đấu cơ hạng nặng Su-30MKI của họ, bao gồm 60 tên lửa Kh-31A và 90 Kh-31PD. Tháng 7/2019, Ấn Độ cũng mua thêm tên lửa Kh-31.Vào cuối tháng 10, các cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV tự sát của Nga gần như đánh sập mạng lưới điện của Ukraine để trả đũa việc Ukraine tấn công cầu Crimea. Phần lớn thủ đô Kyiv chìm trong bóng tối hoàn toàn sau khi Nga tuyên bố "tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine".Các cuộc tấn công của Nga được đánh giá là sự giao thoa giữa việc không nhắm mục tiêu vào dân thường để tránh thương vong hàng loạt. Sự gián đoạn hệ thống điện cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của người dân Ukraine, điều này có thể khiến Kiev rơi vào thế khó với các quyết định cứng rắn của mình trong tương lai.
Nga và Ukraine hiện đang bị mắc kẹt trong một cuộc xung đột giằng co và tiêu hao. Để tiêu diệt các radar do NATO cung cấp cho Ukraine, quân đội Nga đã áp dụng phương pháp tác chiến mới gọi là “chiến thuật thả mồi câu cá”.
Đầu tiên Quân đội Nga dụ lực lượng phòng không Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander và tên lửa hành trình Kalib; sau khi lực lượng tên lửa phòng không Ukraine "lên đèn", Không quân Nga sẽ dùng tên lửa chống bức xạ (ARM) để quét sạch các trận địa tên lửa phòng không. Một số chuyên gia quân sự cho biết: Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) bị cấm sử dụng hệ thống tên lửa phòng không để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV. Họ chỉ được phép sử dụng chúng trong trường hợp bị máy bay Nga tấn công quy mô lớn.
Tờ Eurasian Times của Ấn Độ có bài phân tích cho biết, sau khi quân đội Nga tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa Kalib và Iskander, Không quân Nga đã phóng tên lửa chống radar tầm xa Kh-31PD. Để bắn hạ tên lửa Kalib và Iskander, hệ thống phòng không của NATO mà Ukraine được trang bị đã kích hoạt, khiến chúng trở thành mục tiêu của Kh-31PD.
Không quân Nga nhiều khả năng sẽ phóng tên lửa Kh-31PD từ tiêm kích Su-35S. Để hạn chế tổn thất, Ukraine được lệnh tắt radar của các hệ thống tên lửa đất đối không của các nước NATO cung cấp và chỉ sử dụng chúng trong các cuộc không kích quy mô lớn của Nga.
Phi công Thakur (đã nghỉ hưu), người từng lái chiến đấu cơ Jaguar của Lực lượng Không quân Ấn Độ cho rằng, không loại trừ chiến thuật của Nga rất "đáng tin cậy và hợp lý"; nhưng ông cũng cảnh báo rằng thông tin trên "có khả năng bị phóng đại". Các quốc gia như Nga thường sử dụng chiến tranh thông tin thật – giả để tác động đến tinh thần của quân đội và dân chúng đối phương. Trong trường hợp này, những tuyên bố như vậy có thể đã được đưa ra để gây bối rối cho Mỹ và NATO, những quốc gia đã cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Đánh giá của phi công Thakur dựa trên thực tế là tên lửa bức xạ Kh-31PD của Nga chỉ có thể được sử dụng ở miền đông Ukraine vì nó có tầm bắn hạn chế và không thể vươn tới các thành phố của Ukraine như Kiev. Ông Thakur nói thêm: "Nếu không, Không quân Nga (VVS) sẽ phải bay sát không phận Ukraine và có nguy cơ trở thành mục tiêu của các hệ thống phòng không phương Tây mà Ukraine đang sử dụng".
Một lý do khác để nghi ngờ tuyên bố này, đó là Quân đội Nga đã thực hiện không quá hai hoặc ba cuộc tấn công tên lửa Iskander vào tháng 11, theo thông tin cập nhật hàng ngày từ Bộ Quốc phòng Nga (MoD). Giả sử những tuyên bố này là sai sự thật, thì đây không phải là lần đầu tiên Nga đánh lừa các mục tiêu Ukraine tiết lộ vị trí của họ. Cuối cùng, Nga sẽ công khai phá hủy bất kỳ hệ thống phòng không (AD) lớn nào của phương Tây, giống như nước này đã tuyên bố phá hủy hàng chục loại vũ khí khác của Mỹ, chẳng hạn như Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS hoặc lựu pháo kéo hạng nhẹ M-777.
9K729 "Iskander" là tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm ngắn cơ động, được Nga sử dụng rộng rãi cho các cuộc tấn công chiến thuật. Trong khi đó, 3M-54 Kalibr là tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm và tàu nổi, có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công trên bộ và chống hạm. Giả sử thông tin này có cơ sở, đây không phải là lần đầu tiên Nga sử dụng mồi nhử để đánh lừa các hệ thống phòng không (AD) của Ukraine.
Trước đây, ông Thakur bác bỏ các thông tin của tình báo Anh về việc sử dụng tên lửa chiến lược Kh-55, nói rằng Nga có khả năng sử dụng Kh-55 SM với đầu đạn trơ (không có thuốc nổ) làm mồi nhử. Để phát hiện tên lửa Kh-55SM, các radar phòng không của Ukraine phải bật để phát hiện mục tiêu và đồng thời cũng hiển thị vị trí và trở thành “nạn nhân” cho những chiếc chiến đấu cơ Su-35 phóng tên lửa bức xạ Kh-31.
Ukraine hiện đã đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn NASAMS và MIM-23 HAWK có nguồn gốc từ Mỹ và IRIS-T SAM do Đức sản xuất. Những hệ thống phòng không này có thể đã được triển khai tại các thành phố của Ukraine, để đánh chặn các cuộc tấn công dữ dội của tên lửa hành trình và các cuộc tấn công bằng UAV tự sát Geran-2 của Nga. Ngoài ra Ukraine cũng sử dụng các hệ thống phòng không tầm xa S-300 và tầm gần 9K317M Buk-M3, 9K33 OSA của Liên Xô; nhưng phần lớn những hệ thống này chưa được nâng cấp lớn.
Tên lửa Kh-31A là phiên bản sửa đổi của tên lửa hành trình chống hạm (ASCM) sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính và radar tự dẫn giai đoạn cuối để bay tới khu vực mục tiêu. Tên lửa này có thể tấn công các tàu có lượng giãn nước lên tới 4.500 tấn. Kh-31PD là biến thể tên lửa chống bức xạ (ARM), được thiết kế để tiêu diệt radar chủ động của đối phương; như các đài radar điều khiển tác chiến trên không, radar cảnh báo sớm và các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa.
Theo các thông tin, năm 2001, Ấn Độ đã mua 150 tên lửa Kh-31 trang bị cho chiến đấu cơ hạng nặng Su-30MKI của họ, bao gồm 60 tên lửa Kh-31A và 90 Kh-31PD. Tháng 7/2019, Ấn Độ cũng mua thêm tên lửa Kh-31.
Vào cuối tháng 10, các cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV tự sát của Nga gần như đánh sập mạng lưới điện của Ukraine để trả đũa việc Ukraine tấn công cầu Crimea. Phần lớn thủ đô Kyiv chìm trong bóng tối hoàn toàn sau khi Nga tuyên bố "tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine".
Các cuộc tấn công của Nga được đánh giá là sự giao thoa giữa việc không nhắm mục tiêu vào dân thường để tránh thương vong hàng loạt. Sự gián đoạn hệ thống điện cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của người dân Ukraine, điều này có thể khiến Kiev rơi vào thế khó với các quyết định cứng rắn của mình trong tương lai.