Tổng thống Nga Putin mang hình tượng “người mạnh mẽ”. Nhưng bất chấp hình ảnh cứng rắn của mình, cựu điệp viên KGB vẫn hiểu nghệ thuật tinh tế trong việc ra hiệu mềm ngoại giao.Với cuộc tập trận Zapad, Tổng thống Nga đã tận dụng cơ hội để báo hiệu rằng Điện Kremlin sẽ không ủng hộ Taliban, thay vào đó họ đang sẵn sàng chống lại mối quan hệ Trung Quốc-Taliban.Nga tổ chức các cuộc tập trận chiến lược hàng năm ở các khu vực khác nhau trên lãnh thổ của mình trên cơ sở luân phiên. Các cuộc tập trận được tổ chức ở Zapad (Tây), Vostok (Đông), Tsentr (Trung tâm) và Kavkaz (Nam). Cuộc tập trận năm nay có sự tham gia của Armenia, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Pakistan và Sri Lanka.Lần này Nga sẽ tổ chức cuộc tập trận Zapad. Trong một diễn biến bất ngờ, Trung Quốc đã quyết định không gửi lực lượng của mình đến Nga tham dự Zapad. Có thể lưu ý rằng quân đội Trung Quốc đã tham gia Vostok-2018, Tsentr-2019 và Kavkaz-2020.Tuy nhiên, Bắc Kinh lần này đã không gửi quân tham dự Zapad, không nằm ngoài những dự đoán mang tính bất ngờ trong mắt các nhà nghiên cứu. Trong khi đó, Ấn Độ đã bất ngờ cử một đội nhỏ tham gia cuộc tập trận Zapad mặc dù lực lượng Ấn Độ sẽ sử dụng xe tăng và xe bộ binh của Nga khi tham gia cuộc tập trận.Sự tham gia của Ấn Độ là đáng ngạc nhiên, vì New Delhi không có bất kỳ lợi ích đáng kể nào đối với địa điểm diễn ra cuộc tập trận tập trung thuộc Quân khu phía Tây của Nga và Belarus.Do đó việc loại trừ Trung Quốc và việc Ấn Độ tham gia Zapad mang tính biểu tượng hơn là chiến lược đối với Nga. Putin đang báo hiệu mong muốn hợp tác với các lực lượng chống Taliban như Ấn Độ, đồng thời "ngáng giò" người ủng hộ lớn nhất của Taliban là Trung Quốc.Phương Tây vốn coi Tổng thống Nga Vladimir Putin là một trong những nhà lãnh đạo toàn cầu ủng hộ Taliban. Tuy nhiên, Putin liên tục tỏ ra ác cảm với tổ chức này. Trên thực tế, Nga đang ngầm cảnh báo Taliban và những kẻ ủng hộ lực lượng này về bất kỳ hành động sai trái nào.Trên thực tế, việc Trung Quốc bị loại trừ khỏi một cuộc tập trận quân sự chiến lược ở Nga, thực sự có thể được hiểu là một sự trừng phạt đối với sự gần gũi của Bắc Kinh với Taliban.Bắc Kinh tin rằng họ có thể tạo ra mối đe dọa an ninh cho Trung Á, Nga và Ấn Độ bằng cách trao quyền cho Taliban, nhưng ông Putin đã ngụ ý gợi ý rằng nếu Trung Quốc tiếp tay với Taliban, thì các cường quốc khác trong khu vực có thể dễ dàng xích lại gần với nhau để đối mặt với Trung Quốc ở Âu-Á.Trước đó, Điện Kremlin đã tỏ ra lạnh nhạt với Taliban khi nói rõ rằng Nga sẽ không tham gia bất kỳ hoạt động nào trong lễ nhậm chức của chính quyền Taliban ở Afghanistan.Trong khi đó, Nga tiếp tục từ chối mọi khả năng sắp xảy ra về việc công nhận một chính phủ Taliban ở Afghanistan. Đặc phái viên Nga tại Ấn Độ Nikolay Kudashev được dẫn lời nói: “Sự công nhận về chính phủ ở Afghanistan vẫn là còn quá sớm để nói”.Hơn nữa, bản thân Putin đã cho thấy sự ác cảm lớn đối với Taliban. Phát biểu tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập BRICS, Tổng thống Nga nói: “Tất cả chúng ta đều vì những người Afghanistan được sống trong hòa bình”. Ông nói thêm, "Chúng tôi phải đảm bảo không can thiệp vào công việc nội bộ và tôn trọng chủ quyền của họ".“Các công dân của Afghanistan đã chiến đấu trong nhiều thập kỷ và xứng đáng có quyền định nghĩa họ sẽ như thế nào. Tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đảm bảo sự phát triển và cùng tồn tại trong khi vẫn duy trì các truyền thống”.Nhận xét của Putin khá rõ ràng nhằm vào các mối đe dọa do Taliban gây ra. Bằng cách bày tỏ mong muốn đảm bảo "hòa bình" ở Afghanistan, tôn trọng "chủ quyền" và nhấn mạnh "sự chung sống", ông Putin nói rõ rằng Nga sẽ không im lặng nếu Taliban trở nên quyết đoán một cách tàn bạo ở Afghanistan.Nga đã tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh Trung Á như Tajikistan và Uzbekistan, những nước đang đối mặt với nguy cơ thực sự bị các tay súng Taliban và Mujahideens từ nước láng giềng Afghanistan xâm nhập. Nguồn ảnh: Pinterest. Những ngày cuối cùng của chính quyền Afghanistan với hy vọng Mỹ sẽ đưa quân quay trở lại, giải cứu người dân nước này khỏi tay Taliban. Nguồn: CNBC.
Tổng thống Nga Putin mang hình tượng “người mạnh mẽ”. Nhưng bất chấp hình ảnh cứng rắn của mình, cựu điệp viên KGB vẫn hiểu nghệ thuật tinh tế trong việc ra hiệu mềm ngoại giao.
Với cuộc tập trận Zapad, Tổng thống Nga đã tận dụng cơ hội để báo hiệu rằng Điện Kremlin sẽ không ủng hộ Taliban, thay vào đó họ đang sẵn sàng chống lại mối quan hệ Trung Quốc-Taliban.
Nga tổ chức các cuộc tập trận chiến lược hàng năm ở các khu vực khác nhau trên lãnh thổ của mình trên cơ sở luân phiên. Các cuộc tập trận được tổ chức ở Zapad (Tây), Vostok (Đông), Tsentr (Trung tâm) và Kavkaz (Nam). Cuộc tập trận năm nay có sự tham gia của Armenia, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Pakistan và Sri Lanka.
Lần này Nga sẽ tổ chức cuộc tập trận Zapad. Trong một diễn biến bất ngờ, Trung Quốc đã quyết định không gửi lực lượng của mình đến Nga tham dự Zapad. Có thể lưu ý rằng quân đội Trung Quốc đã tham gia Vostok-2018, Tsentr-2019 và Kavkaz-2020.
Tuy nhiên, Bắc Kinh lần này đã không gửi quân tham dự Zapad, không nằm ngoài những dự đoán mang tính bất ngờ trong mắt các nhà nghiên cứu. Trong khi đó, Ấn Độ đã bất ngờ cử một đội nhỏ tham gia cuộc tập trận Zapad mặc dù lực lượng Ấn Độ sẽ sử dụng xe tăng và xe bộ binh của Nga khi tham gia cuộc tập trận.
Sự tham gia của Ấn Độ là đáng ngạc nhiên, vì New Delhi không có bất kỳ lợi ích đáng kể nào đối với địa điểm diễn ra cuộc tập trận tập trung thuộc Quân khu phía Tây của Nga và Belarus.
Do đó việc loại trừ Trung Quốc và việc Ấn Độ tham gia Zapad mang tính biểu tượng hơn là chiến lược đối với Nga. Putin đang báo hiệu mong muốn hợp tác với các lực lượng chống Taliban như Ấn Độ, đồng thời "ngáng giò" người ủng hộ lớn nhất của Taliban là Trung Quốc.
Phương Tây vốn coi Tổng thống Nga Vladimir Putin là một trong những nhà lãnh đạo toàn cầu ủng hộ Taliban. Tuy nhiên, Putin liên tục tỏ ra ác cảm với tổ chức này. Trên thực tế, Nga đang ngầm cảnh báo Taliban và những kẻ ủng hộ lực lượng này về bất kỳ hành động sai trái nào.
Trên thực tế, việc Trung Quốc bị loại trừ khỏi một cuộc tập trận quân sự chiến lược ở Nga, thực sự có thể được hiểu là một sự trừng phạt đối với sự gần gũi của Bắc Kinh với Taliban.
Bắc Kinh tin rằng họ có thể tạo ra mối đe dọa an ninh cho Trung Á, Nga và Ấn Độ bằng cách trao quyền cho Taliban, nhưng ông Putin đã ngụ ý gợi ý rằng nếu Trung Quốc tiếp tay với Taliban, thì các cường quốc khác trong khu vực có thể dễ dàng xích lại gần với nhau để đối mặt với Trung Quốc ở Âu-Á.
Trước đó, Điện Kremlin đã tỏ ra lạnh nhạt với Taliban khi nói rõ rằng Nga sẽ không tham gia bất kỳ hoạt động nào trong lễ nhậm chức của chính quyền Taliban ở Afghanistan.
Trong khi đó, Nga tiếp tục từ chối mọi khả năng sắp xảy ra về việc công nhận một chính phủ Taliban ở Afghanistan. Đặc phái viên Nga tại Ấn Độ Nikolay Kudashev được dẫn lời nói: “Sự công nhận về chính phủ ở Afghanistan vẫn là còn quá sớm để nói”.
Hơn nữa, bản thân Putin đã cho thấy sự ác cảm lớn đối với Taliban. Phát biểu tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập BRICS, Tổng thống Nga nói: “Tất cả chúng ta đều vì những người Afghanistan được sống trong hòa bình”. Ông nói thêm, "Chúng tôi phải đảm bảo không can thiệp vào công việc nội bộ và tôn trọng chủ quyền của họ".
“Các công dân của Afghanistan đã chiến đấu trong nhiều thập kỷ và xứng đáng có quyền định nghĩa họ sẽ như thế nào. Tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đảm bảo sự phát triển và cùng tồn tại trong khi vẫn duy trì các truyền thống”.
Nhận xét của Putin khá rõ ràng nhằm vào các mối đe dọa do Taliban gây ra. Bằng cách bày tỏ mong muốn đảm bảo "hòa bình" ở Afghanistan, tôn trọng "chủ quyền" và nhấn mạnh "sự chung sống", ông Putin nói rõ rằng Nga sẽ không im lặng nếu Taliban trở nên quyết đoán một cách tàn bạo ở Afghanistan.
Nga đã tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh Trung Á như Tajikistan và Uzbekistan, những nước đang đối mặt với nguy cơ thực sự bị các tay súng Taliban và Mujahideens từ nước láng giềng Afghanistan xâm nhập. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những ngày cuối cùng của chính quyền Afghanistan với hy vọng Mỹ sẽ đưa quân quay trở lại, giải cứu người dân nước này khỏi tay Taliban. Nguồn: CNBC.