Theo hình ảnh được công khai có thể thấy rõ mồi nhử ADM-160 cỡ nhỏ dưới cánh máy bay của chiếc MiG-29 của Không quân Ukraine thuộc Lữ đoàn Hàng không Chiến thuật 114.Mặc dù loại mồi nhử này đã được Ukraine sử dụng để đánh lừa các hệ thống phòng không của Nga kể từ năm 2023, nhưng đây là lần đầu tiên hình ảnh về một chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum của Ukraine trang bị mồi nhử ADM-160 được chụp lại.Đáng chú ý, loại vũ khí này chưa từng được Washington công khai trong các gói viện trợ quân sự dành cho Kiev. Hình ảnh máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine được trang bị mồi nhử ADM-160 dấy lên câu hỏi lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) có thể đã sử dụng chiến thuật “mồi nhử” để tiêu hao sinh lực phòng không của Nga.Mặc dù mồi nhử ADM-160 được chuyển đến Ukraine vào năm 2023, song Lực lượng Vũ trang Ukraine không chính thức thừa nhận việc giao hàng này. Chỉ đến tháng 5/2023, mảnh vỡ của một trong những mồi nhử này mới được phát hiện ở Luhansk, xác nhận việc Lực lượng Vũ trang Ukraine sử dụng nó, như EurAsian Times đã đưa tin trước đó.Sau khi phát hiện ra mảnh vỡ của loại mồi nhử này, các nhà quan sát và chuyên gia quân sự bắt đầu suy đoán về bệ phóng mà Kiev sẽ sử dụng để phóng mồi nhử. Một số người ban đầu suy đoán rằng đó có thể là MiG-29, loại máy bay này cũng từng được kết hợp với các hệ thống vũ khí khác của Mỹ, chẳng hạn như bom thông minh Joint Direct Attack Munition-Extends (JDAM-ER) và AGM-88 HARM. Một số người khác tin rằng nó thậm chí có thể là Su-27.MALD là hệ thống bay tự động, có thể được lập trình trước, với khả năng bắt chước tín hiệu máy bay Mỹ hoặc đồng minh, đánh lừa hệ thống phòng không tích hợp (IADS) của đối phương. Mặc dù mồi nhử không được trang bị đầu nổ hay tạo ra sức mạnh tấn công, nhưng nó đóng vai trò chiến lược trong các cuộc đọ sức trên chiến trường.Mồi nhử ADM-160 MALD là một tên lửa hành trình phóng từ trên không; nó khác với tên lửa hành trình chiến đấu là không có thuốc nổ, mà thay vào đó là một thiết bị gây nhiễu chủ động hoặc thụ động; tùy thuộc vào phiên bản và sự chế áp phòng không đối phương.Các biến thể của MALD cũng giống như các tên lửa hành trình cỡ nhỏ nhằm đánh lừa hệ thống phòng không đối phương hơn là dành cho mục đích tấn công chủ động. Những tên lửa “giả” này được triển khai để gây nhiễu radar, khiến đối phương tin rằng có mối nguy hiểm đến từ nhiều phía, làm phân tán sự chú ý và nguồn lực phòng thủ trước cuộc tấn công thực sự xảy ra sau đó.Loại vũ khí này có tiết diện hình vuông, dài 2,85 m; khi phóng ra khỏi máy bay, hai cánh với chiều rộng 1,7 m được xòe ra để nâng tên lửa; trọng lượng phóng xấp xỉ 110 kg. Phần đầu của tên lửa chứa mô-đun gây nhiễu; phía sau là động cơ phản lực và thùng nhiên liệu.Mồi nhử ADM-160 được trang bị động cơ phản lực Sundstrand TJ-150, cho tốc độ tối đa lên tới 0,91 M (tương đương với các loại tên lửa hành trình phóng từ máy bay). Trần bay tối đa là hơn 12 km, tầm bay tối đa 920 km, thời gian bay dài nhất 45 phút.ADM-160B có chế độ lái tự động theo chương trình bay được thiết lập sẵn; sử dụng dẫn đường vệ tinh đi theo một lộ trình nhất định. Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, chuyến bay có thể diễn ra theo đường thẳng hoặc cơ động hoặc bay “lảng vảng” trong một khu vực nhất định.Phiên bản cơ bản của ADM-160B mang một bộ phản xạ radar thụ động kiểu mô-đun, sẽ mô phỏng các loại vũ khí và mục tiêu trên không khác nhau của Mỹ và NATO. Ở phiên bản ADM-160J, một trạm gây nhiễu cỡ nhỏ được lắp đặt thêm; nó không chỉ can thiệp vào radar của đối phương, mà còn có khả năng chế áp.Theo thông tin được The Drive đăng tải, mồi nhử ADM-160B tương thích với nhiều loại máy bay chiến đấu của không chiến thuật và chiến lược Mỹ và được treo trên giá đỡ tiêu chuẩn. Trong chiến đấu, một (hoặc nhiều mồi nhử) phải được phóng cùng lúc (hoặc cách quãng) với tên lửa chiến đấu.Các mục tiêu mồi nhử sẽ bay cùng với các loại tên lửa hành trình để thu hút sự theo dõi của hệ thống phòng không đối phương hoặc gây nhiễu, tạo điều kiện cho tên lửa chiến đấu đánh trúng mục tiêu mà không bị ngăn chặn. Hiện nay MALD ADM-160 cùng với tên lửa hành trình Storm Shadow, đã được lắp đặt trên các máy bay chiến đấu kiểu Liên Xô của Ukraine như Su-24 hoặc Su-27.Phía Ukraine có thể nhử các lực lượng phòng không Nga bằng cách gửi các MALD dễ thấy và dễ tấn công hơn so với tên lửa Storm Shadow bay thấp và gần “tàng hình”. Sự kết hợp tương tự có thể áp dụng với tên lửa JDAM-ER hoặc HARM. (Nguồn ảnh: Raytheon, Ria Novosti, mạng X, Telegram).
Theo hình ảnh được công khai có thể thấy rõ mồi nhử ADM-160 cỡ nhỏ dưới cánh máy bay của chiếc MiG-29 của Không quân Ukraine thuộc Lữ đoàn Hàng không Chiến thuật 114.
Mặc dù loại mồi nhử này đã được Ukraine sử dụng để đánh lừa các hệ thống phòng không của Nga kể từ năm 2023, nhưng đây là lần đầu tiên hình ảnh về một chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum của Ukraine trang bị mồi nhử ADM-160 được chụp lại.
Đáng chú ý, loại vũ khí này chưa từng được Washington công khai trong các gói viện trợ quân sự dành cho Kiev. Hình ảnh máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine được trang bị mồi nhử ADM-160 dấy lên câu hỏi lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) có thể đã sử dụng chiến thuật “mồi nhử” để tiêu hao sinh lực phòng không của Nga.
Mặc dù mồi nhử ADM-160 được chuyển đến Ukraine vào năm 2023, song Lực lượng Vũ trang Ukraine không chính thức thừa nhận việc giao hàng này. Chỉ đến tháng 5/2023, mảnh vỡ của một trong những mồi nhử này mới được phát hiện ở Luhansk, xác nhận việc Lực lượng Vũ trang Ukraine sử dụng nó, như EurAsian Times đã đưa tin trước đó.
Sau khi phát hiện ra mảnh vỡ của loại mồi nhử này, các nhà quan sát và chuyên gia quân sự bắt đầu suy đoán về bệ phóng mà Kiev sẽ sử dụng để phóng mồi nhử. Một số người ban đầu suy đoán rằng đó có thể là MiG-29, loại máy bay này cũng từng được kết hợp với các hệ thống vũ khí khác của Mỹ, chẳng hạn như bom thông minh Joint Direct Attack Munition-Extends (JDAM-ER) và AGM-88 HARM. Một số người khác tin rằng nó thậm chí có thể là Su-27.
MALD là hệ thống bay tự động, có thể được lập trình trước, với khả năng bắt chước tín hiệu máy bay Mỹ hoặc đồng minh, đánh lừa hệ thống phòng không tích hợp (IADS) của đối phương. Mặc dù mồi nhử không được trang bị đầu nổ hay tạo ra sức mạnh tấn công, nhưng nó đóng vai trò chiến lược trong các cuộc đọ sức trên chiến trường.
Mồi nhử ADM-160 MALD là một tên lửa hành trình phóng từ trên không; nó khác với tên lửa hành trình chiến đấu là không có thuốc nổ, mà thay vào đó là một thiết bị gây nhiễu chủ động hoặc thụ động; tùy thuộc vào phiên bản và sự chế áp phòng không đối phương.
Các biến thể của MALD cũng giống như các tên lửa hành trình cỡ nhỏ nhằm đánh lừa hệ thống phòng không đối phương hơn là dành cho mục đích tấn công chủ động. Những tên lửa “giả” này được triển khai để gây nhiễu radar, khiến đối phương tin rằng có mối nguy hiểm đến từ nhiều phía, làm phân tán sự chú ý và nguồn lực phòng thủ trước cuộc tấn công thực sự xảy ra sau đó.
Loại vũ khí này có tiết diện hình vuông, dài 2,85 m; khi phóng ra khỏi máy bay, hai cánh với chiều rộng 1,7 m được xòe ra để nâng tên lửa; trọng lượng phóng xấp xỉ 110 kg. Phần đầu của tên lửa chứa mô-đun gây nhiễu; phía sau là động cơ phản lực và thùng nhiên liệu.
Mồi nhử ADM-160 được trang bị động cơ phản lực Sundstrand TJ-150, cho tốc độ tối đa lên tới 0,91 M (tương đương với các loại tên lửa hành trình phóng từ máy bay). Trần bay tối đa là hơn 12 km, tầm bay tối đa 920 km, thời gian bay dài nhất 45 phút.
ADM-160B có chế độ lái tự động theo chương trình bay được thiết lập sẵn; sử dụng dẫn đường vệ tinh đi theo một lộ trình nhất định. Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, chuyến bay có thể diễn ra theo đường thẳng hoặc cơ động hoặc bay “lảng vảng” trong một khu vực nhất định.
Phiên bản cơ bản của ADM-160B mang một bộ phản xạ radar thụ động kiểu mô-đun, sẽ mô phỏng các loại vũ khí và mục tiêu trên không khác nhau của Mỹ và NATO. Ở phiên bản ADM-160J, một trạm gây nhiễu cỡ nhỏ được lắp đặt thêm; nó không chỉ can thiệp vào radar của đối phương, mà còn có khả năng chế áp.
Theo thông tin được The Drive đăng tải, mồi nhử ADM-160B tương thích với nhiều loại máy bay chiến đấu của không chiến thuật và chiến lược Mỹ và được treo trên giá đỡ tiêu chuẩn. Trong chiến đấu, một (hoặc nhiều mồi nhử) phải được phóng cùng lúc (hoặc cách quãng) với tên lửa chiến đấu.
Các mục tiêu mồi nhử sẽ bay cùng với các loại tên lửa hành trình để thu hút sự theo dõi của hệ thống phòng không đối phương hoặc gây nhiễu, tạo điều kiện cho tên lửa chiến đấu đánh trúng mục tiêu mà không bị ngăn chặn. Hiện nay MALD ADM-160 cùng với tên lửa hành trình Storm Shadow, đã được lắp đặt trên các máy bay chiến đấu kiểu Liên Xô của Ukraine như Su-24 hoặc Su-27.
Phía Ukraine có thể nhử các lực lượng phòng không Nga bằng cách gửi các MALD dễ thấy và dễ tấn công hơn so với tên lửa Storm Shadow bay thấp và gần “tàng hình”. Sự kết hợp tương tự có thể áp dụng với tên lửa JDAM-ER hoặc HARM. (Nguồn ảnh: Raytheon, Ria Novosti, mạng X, Telegram).