Trong những năm đầu của thế kỷ XX, khi mà thời đại của những khẩu súng trường phát một vẫn còn là vũ khí trang bị tiêu chuẩn cho bộ binh thì hỏa lực từ súng máy là một loại hỏa lực cực kỳ ghê gớm bởi tốc độ bắn nhanh, liên tục và hỏa lực mạnh. Đến năm 1924, nhà thiết kế người Tiệp Khắc - Vaclav Holek đã cho ra đời mẫu súng máy hạng nhẹ ZB vz.26 và đây cũng chính là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng mới về súng máy hạng nhẹ.
Ảnh: Bộ binh Tiệp Khắc với súng máy vz.26.Súng máy vz.26 bắt đầu được sản xuất đại trà bởi Zbrojovka Brno từ 1924 cho đến 1953, là mẫu súng máy hạng nhẹ phổ biến hàng đầu trên thế giới trong nửa đầu của thế kỷ XX, được sử dụng bởi quân đội của nhiều nước trên thế giới kể cả các cường quốc có nền công nghiệp quốc phòng vô cùng phát triển. Nó đã tạo nguồn cảm hứng và sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều mẫu súng máy hạng nhẹ nổi tiếng được phát triển sau này.
Ảnh: Bộ binh Tiệp Khắc với một khẩu vz.26.ZB vz.26 được sử dụng vô cùng rộng rãi trong chiến tranh thế giới thứ hai bởi cả phe Đồng minh và Phát xít. Nổi tiếng bởi độ tin cậy cao, thành phần cấu tạo đơn giản, dễ dàng sử dụng, dễ chế tạo và ưu điểm đặc biệt là có thể thay thế nòng súng nhanh chóng. Thực ra tên chính xác của nó phải là LK vz.26 trong đó LK là “Lehky kulomet” trong tiếng Tiệp Khắc nghĩa là súng máy hạng nhẹ và vz là viết tắt của “vzor” nghĩa là Model - Kiểu.
Ảnh: Một binh sĩ Đức Quốc xã với khẩu vz.26.Vz.26 sử dụng kiểu nạp đạn bằng khí nén với trích khí dài, ống trích khí được đặt bên dưới nòng súng. Đây là thiết kế dễ dàng được nhận ra ở các mẫu súng máy nổi tiếng sau này như PKM của Liên Xô hay MAG-58 của Bỉ. Nòng súng có đặc trưng được làm mát bởi không khí và có thể dễ dàng thay thế khi quá nóng, nhằm vẫn duy trì tốt khả năng chiến đấu của súng, đây cũng là đặc điểm không quá khó để nhận ra ở các thiết kế sau này.
Ảnh: Binh sĩ Trung Hoa Quốc dân đảng với một khẩu vz.26.Súng có trọng lượng 10.5kg, dài 1.150mm trong đó nòng dài 672mm được bọc bởi các rãnh tròn đồng tâm giúp tỏa nhiệt tốt hơn khi bắn. Do sử dụng một hộp tiếp đạn 20 viên được đặt ngay phía trên hộp khóa nòng nên đầu ngắm của súng được đặt lệch sang bên trái và có thể điều chỉnh bằng một thước ngắm xoay để điều chỉnh phạm vi tác xạ. Kiểu thiết kế cơ cấu tiếp đạn này cũng đã tạo ảnh hưởng lên nhiều mẫu súng máy sau đó như Bren của Anh hay Type-96 của Nhật Bản.
Ảnh: Lính Đức Quốc xã với một khẩu vz.26 chưa gắn hộp tiếp đạn.Súng sử dụng cỡ đạn 7.92x57mm với tốc độ bắn tối đa có thể lên tới 500 phát/phút, dẫu vậy chỉ được trang bị một hộp tiếp đạn 20 viên nên rất nhanh bị hết đạn. Do đó, một tổ chiến đấu thường bao gồm 2 người với 1 xạ thủ và 1 người tiếp đạn liên tục để có thể duy trì tốt mật độ hỏa lực.
Ảnh: Một tổ chiến đấu súng máy vz.26 chiến đấu trong mùa đông lạnh giá của Châu Âu.Khi khai hỏa, viên đạn bay qua nòng súng có đúc khương tuyến giúp nó ổn định và bay thẳng trong đạn đạo, lúc qua ống trích khí thì trích một phần khí nén từ đó đẩy bệ khóa nòng lùi ra phía sau, tự động nạp viên đạn tiếp theo nòng buồng, tạo ra việc bắn tự động liên tục cho đến khi xạ thủ thả tay cò hoặc hết đạn. Đây là một thiết kế cực kỳ ưu việt mà vẫn còn được áp dụng cho nhiều mẫu súng máy hạng nhẹ nổi tiếng được sử dụng cho đến tận ngày nay.
Ảnh: Sơ đồ cấu tạo quá trình khai hỏa súng máy vz.26.Với tầm bắn hiệu quả của súng lên tới 1.000m và tốc độ bắn cao, bên cạnh được sử dụng làm hỏa lực chế áp tiêu diệt bộ binh thì vz.26 cũng được đảm đương luôn nhiệm vụ phòng không tầm thấp trong nhiều trường hợp khi được bổ sung thêm một giá đỡ. Với tầm bắn này, nó có thể tiêu diệt được các loại máy bay bổ nhào của quân địch tấn công đội hình quân ta.
Ảnh: Cận cảnh súng máy vz.26 của Tiệp Khắc.Khá thú vị là bằng một cách nào đó, súng máy vz.26 đã có mặt trong biên chế của quân ta từ cuộc chiến tranh tại Đông Dương lần thứ nhất ngay từ những năm đầu của cuộc chiến trong chiến dịch phòng thủ Hà Nội năm 1946 mặc dù cho quân Pháp chắc chắn không hề được trang bị loại súng này khi quay trở lại nước ta. Có thể nó đã được ta thu lại từ các kho vũ khí của Nhật sau Cách mạng tháng 8 hoặc từ tay của quân Quốc dân đảng Trung Quốc.
Ảnh: Một khẩu vz.26 của Việt Minh trong những ngày đầu kháng chiến tại viện bảo tàng - Nguồn: Zing.Có thể nói rằng, mẫu súng vz.26 của Tiệp Khắc là một vũ khí vô cùng hiệu quả, đơn giản và đáng tin cậy, dễ dàng trong chế tạo và vận hành. Đây cũng chính là một cuộc cách mạng trong thiết kế súng máy hạng nhẹ trên thế giới, tạo cảm hứng và ảnh hưởng đến hàng loạt mẫu súng sau này.
Ảnh: Lính bộ binh Tiệp Khắc với một khẩu vz.26 Video Khẩu súng hội tụ ưu thế của cả M16 và AK-47? - Nguồn: QPVN
Trong những năm đầu của thế kỷ XX, khi mà thời đại của những khẩu súng trường phát một vẫn còn là vũ khí trang bị tiêu chuẩn cho bộ binh thì hỏa lực từ súng máy là một loại hỏa lực cực kỳ ghê gớm bởi tốc độ bắn nhanh, liên tục và hỏa lực mạnh. Đến năm 1924, nhà thiết kế người Tiệp Khắc - Vaclav Holek đã cho ra đời mẫu súng máy hạng nhẹ ZB vz.26 và đây cũng chính là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng mới về súng máy hạng nhẹ.
Ảnh: Bộ binh Tiệp Khắc với súng máy vz.26.
Súng máy vz.26 bắt đầu được sản xuất đại trà bởi Zbrojovka Brno từ 1924 cho đến 1953, là mẫu súng máy hạng nhẹ phổ biến hàng đầu trên thế giới trong nửa đầu của thế kỷ XX, được sử dụng bởi quân đội của nhiều nước trên thế giới kể cả các cường quốc có nền công nghiệp quốc phòng vô cùng phát triển. Nó đã tạo nguồn cảm hứng và sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều mẫu súng máy hạng nhẹ nổi tiếng được phát triển sau này.
Ảnh: Bộ binh Tiệp Khắc với một khẩu vz.26.
ZB vz.26 được sử dụng vô cùng rộng rãi trong chiến tranh thế giới thứ hai bởi cả phe Đồng minh và Phát xít. Nổi tiếng bởi độ tin cậy cao, thành phần cấu tạo đơn giản, dễ dàng sử dụng, dễ chế tạo và ưu điểm đặc biệt là có thể thay thế nòng súng nhanh chóng. Thực ra tên chính xác của nó phải là LK vz.26 trong đó LK là “Lehky kulomet” trong tiếng Tiệp Khắc nghĩa là súng máy hạng nhẹ và vz là viết tắt của “vzor” nghĩa là Model - Kiểu.
Ảnh: Một binh sĩ Đức Quốc xã với khẩu vz.26.
Vz.26 sử dụng kiểu nạp đạn bằng khí nén với trích khí dài, ống trích khí được đặt bên dưới nòng súng. Đây là thiết kế dễ dàng được nhận ra ở các mẫu súng máy nổi tiếng sau này như PKM của Liên Xô hay MAG-58 của Bỉ. Nòng súng có đặc trưng được làm mát bởi không khí và có thể dễ dàng thay thế khi quá nóng, nhằm vẫn duy trì tốt khả năng chiến đấu của súng, đây cũng là đặc điểm không quá khó để nhận ra ở các thiết kế sau này.
Ảnh: Binh sĩ Trung Hoa Quốc dân đảng với một khẩu vz.26.
Súng có trọng lượng 10.5kg, dài 1.150mm trong đó nòng dài 672mm được bọc bởi các rãnh tròn đồng tâm giúp tỏa nhiệt tốt hơn khi bắn. Do sử dụng một hộp tiếp đạn 20 viên được đặt ngay phía trên hộp khóa nòng nên đầu ngắm của súng được đặt lệch sang bên trái và có thể điều chỉnh bằng một thước ngắm xoay để điều chỉnh phạm vi tác xạ. Kiểu thiết kế cơ cấu tiếp đạn này cũng đã tạo ảnh hưởng lên nhiều mẫu súng máy sau đó như Bren của Anh hay Type-96 của Nhật Bản.
Ảnh: Lính Đức Quốc xã với một khẩu vz.26 chưa gắn hộp tiếp đạn.
Súng sử dụng cỡ đạn 7.92x57mm với tốc độ bắn tối đa có thể lên tới 500 phát/phút, dẫu vậy chỉ được trang bị một hộp tiếp đạn 20 viên nên rất nhanh bị hết đạn. Do đó, một tổ chiến đấu thường bao gồm 2 người với 1 xạ thủ và 1 người tiếp đạn liên tục để có thể duy trì tốt mật độ hỏa lực.
Ảnh: Một tổ chiến đấu súng máy vz.26 chiến đấu trong mùa đông lạnh giá của Châu Âu.
Khi khai hỏa, viên đạn bay qua nòng súng có đúc khương tuyến giúp nó ổn định và bay thẳng trong đạn đạo, lúc qua ống trích khí thì trích một phần khí nén từ đó đẩy bệ khóa nòng lùi ra phía sau, tự động nạp viên đạn tiếp theo nòng buồng, tạo ra việc bắn tự động liên tục cho đến khi xạ thủ thả tay cò hoặc hết đạn. Đây là một thiết kế cực kỳ ưu việt mà vẫn còn được áp dụng cho nhiều mẫu súng máy hạng nhẹ nổi tiếng được sử dụng cho đến tận ngày nay.
Ảnh: Sơ đồ cấu tạo quá trình khai hỏa súng máy vz.26.
Với tầm bắn hiệu quả của súng lên tới 1.000m và tốc độ bắn cao, bên cạnh được sử dụng làm hỏa lực chế áp tiêu diệt bộ binh thì vz.26 cũng được đảm đương luôn nhiệm vụ phòng không tầm thấp trong nhiều trường hợp khi được bổ sung thêm một giá đỡ. Với tầm bắn này, nó có thể tiêu diệt được các loại máy bay bổ nhào của quân địch tấn công đội hình quân ta.
Ảnh: Cận cảnh súng máy vz.26 của Tiệp Khắc.
Khá thú vị là bằng một cách nào đó, súng máy vz.26 đã có mặt trong biên chế của quân ta từ cuộc chiến tranh tại Đông Dương lần thứ nhất ngay từ những năm đầu của cuộc chiến trong chiến dịch phòng thủ Hà Nội năm 1946 mặc dù cho quân Pháp chắc chắn không hề được trang bị loại súng này khi quay trở lại nước ta. Có thể nó đã được ta thu lại từ các kho vũ khí của Nhật sau Cách mạng tháng 8 hoặc từ tay của quân Quốc dân đảng Trung Quốc.
Ảnh: Một khẩu vz.26 của Việt Minh trong những ngày đầu kháng chiến tại viện bảo tàng - Nguồn: Zing.
Có thể nói rằng, mẫu súng vz.26 của Tiệp Khắc là một vũ khí vô cùng hiệu quả, đơn giản và đáng tin cậy, dễ dàng trong chế tạo và vận hành. Đây cũng chính là một cuộc cách mạng trong thiết kế súng máy hạng nhẹ trên thế giới, tạo cảm hứng và ảnh hưởng đến hàng loạt mẫu súng sau này.
Ảnh: Lính bộ binh Tiệp Khắc với một khẩu vz.26
Video Khẩu súng hội tụ ưu thế của cả M16 và AK-47? - Nguồn: QPVN