Mặt trận Bắc Phi có thể được xem là nơi xảy ra các trận đánh ác liệt nhất trong giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai tính đến năm 1943, khi các bên tham chiến gần như tương đồng về mặt quân số lẫn trang bị. Nguồn ảnh: Thearchive.Tại mặt trận này, do hậu cần không đủ nên ưu thế về tốc độ và cơ giới của phát xít Đức nhanh chóng bị suy yếu đi rất nhiều tạo điều kiện cho phía Đồng Minh mà phần lớn là Quân đội Hoàng gia Anh có khả năng cầm cự và phản công. Nguồn ảnh: Thearchive.Đặc thù của mặt trận Bắc Phi đó là bán kính giao tranh cực lớn, do có tầm nhìn rất rộng rãi và ít vật che chắn nên bán kính chiến đấu của các lực lượng bộ binh tại đây có thể lên tới vài trăm mét dẫn đến việc tiếp cận cự ly gần và đánh thọc sườn đối phương là hết sức khó khăn. Nguồn ảnh: Thearchive.Quân đội Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai đã mang tới đây rất nhiều xe jeep cỡ nhỏ để tăng độ cơ động cho lực lượng bộ binh khi giao tranh. Nguồn ảnh: Thearchive.Tại bắc Phi, ban ngày nhiệt độ có thể lên cao tới 50 độ nhưng ban đêm chỉ loanh quanh 10 độ khiến binh lính rất khó để có thể thích nghi. Đặc biệt khi ngồi trong xe tăng, nhiệt độ người lính phải chịu có khi lên tới 60 độ C. Nguồn ảnh: Thearchive.Chiến trường ở Tunisia lại ngập... xương rồng khiến người lính không thể tiến công nổi nếu không có sự hỗ trợ của phương tiện cơ giới. Nguồn ảnh: Thearchive.Trong điều kiện chiến đấu dưới cái nắng nóng của bắc Phi, mỗi người lính có thể uống tới 4 lít nước mỗi ngày, chính vì vậy, ngoài việc cung cấp đủ đạn dược, lương thực, thuốc men, lực lượng hậu cần của Quân Đồng Minh trên chiến trường bắc Phi còn phải rất vất vả để có thể "tiếp nước" đầy đủ cho binh lính Anh trên chiến trường. Nguồn ảnh: Thearchive.Trang bị chiến đấu cực kỳ gọn nhẹ của Bộ binh Hoàng gia Anh với chỉ vũ khí và đạn dược. Ngoài ra còn một thứ rất quan trọng đối với họ đó là nước dự trữ, nhiều mũi tiến công sau khi thắng lớn đã buộc phải rút lui do hậu cần không thể mang đủ nước tới vị trí họ đang cắm chốt do quá xa. Nguồn ảnh: Thearchive.Có thể coi bắc Phi là chiến trường "sòng phẳng" nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai khi cả phe Đồng Minh lẫn phe Phát xít đều chiến đấu trong điều kiện rất khó khăn, thiếu thốn hậu cần. Nguồn ảnh: Thearchive.Đây cũng là chiến trường duy nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai không ghi nhận lại bất cứ một trường hợp tội ác chiến tranh nào, tất cả tù binh, hàng binh và thương binh của hai phe đều được đối phương đối xử bình đẳng. Nguồn ảnh: Thearchive.Phương tiện di chuyển hợp lý nhất trên chiến trường Bắc Phi lại là lạc đà và ngựa thay. Nguồn ảnh: Thearchive.Tới tháng 5/1943, liên quân Italy-Đức đã chính thức đầu hàng Đồng Minh trên toàn mặt trận bắc Phi, chiến tranh thế giới thứ hai chính thức kết thúc trên mảnh đất lục địa đen này. Nguồn ảnh: Thearchive. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh cơ giới của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Mặt trận Bắc Phi có thể được xem là nơi xảy ra các trận đánh ác liệt nhất trong giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai tính đến năm 1943, khi các bên tham chiến gần như tương đồng về mặt quân số lẫn trang bị. Nguồn ảnh: Thearchive.
Tại mặt trận này, do hậu cần không đủ nên ưu thế về tốc độ và cơ giới của phát xít Đức nhanh chóng bị suy yếu đi rất nhiều tạo điều kiện cho phía Đồng Minh mà phần lớn là Quân đội Hoàng gia Anh có khả năng cầm cự và phản công. Nguồn ảnh: Thearchive.
Đặc thù của mặt trận Bắc Phi đó là bán kính giao tranh cực lớn, do có tầm nhìn rất rộng rãi và ít vật che chắn nên bán kính chiến đấu của các lực lượng bộ binh tại đây có thể lên tới vài trăm mét dẫn đến việc tiếp cận cự ly gần và đánh thọc sườn đối phương là hết sức khó khăn. Nguồn ảnh: Thearchive.
Quân đội Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai đã mang tới đây rất nhiều xe jeep cỡ nhỏ để tăng độ cơ động cho lực lượng bộ binh khi giao tranh. Nguồn ảnh: Thearchive.
Tại bắc Phi, ban ngày nhiệt độ có thể lên cao tới 50 độ nhưng ban đêm chỉ loanh quanh 10 độ khiến binh lính rất khó để có thể thích nghi. Đặc biệt khi ngồi trong xe tăng, nhiệt độ người lính phải chịu có khi lên tới 60 độ C. Nguồn ảnh: Thearchive.
Chiến trường ở Tunisia lại ngập... xương rồng khiến người lính không thể tiến công nổi nếu không có sự hỗ trợ của phương tiện cơ giới. Nguồn ảnh: Thearchive.
Trong điều kiện chiến đấu dưới cái nắng nóng của bắc Phi, mỗi người lính có thể uống tới 4 lít nước mỗi ngày, chính vì vậy, ngoài việc cung cấp đủ đạn dược, lương thực, thuốc men, lực lượng hậu cần của Quân Đồng Minh trên chiến trường bắc Phi còn phải rất vất vả để có thể "tiếp nước" đầy đủ cho binh lính Anh trên chiến trường. Nguồn ảnh: Thearchive.
Trang bị chiến đấu cực kỳ gọn nhẹ của Bộ binh Hoàng gia Anh với chỉ vũ khí và đạn dược. Ngoài ra còn một thứ rất quan trọng đối với họ đó là nước dự trữ, nhiều mũi tiến công sau khi thắng lớn đã buộc phải rút lui do hậu cần không thể mang đủ nước tới vị trí họ đang cắm chốt do quá xa. Nguồn ảnh: Thearchive.
Có thể coi bắc Phi là chiến trường "sòng phẳng" nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai khi cả phe Đồng Minh lẫn phe Phát xít đều chiến đấu trong điều kiện rất khó khăn, thiếu thốn hậu cần. Nguồn ảnh: Thearchive.
Đây cũng là chiến trường duy nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai không ghi nhận lại bất cứ một trường hợp tội ác chiến tranh nào, tất cả tù binh, hàng binh và thương binh của hai phe đều được đối phương đối xử bình đẳng. Nguồn ảnh: Thearchive.
Phương tiện di chuyển hợp lý nhất trên chiến trường Bắc Phi lại là lạc đà và ngựa thay. Nguồn ảnh: Thearchive.
Tới tháng 5/1943, liên quân Italy-Đức đã chính thức đầu hàng Đồng Minh trên toàn mặt trận bắc Phi, chiến tranh thế giới thứ hai chính thức kết thúc trên mảnh đất lục địa đen này. Nguồn ảnh: Thearchive.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh cơ giới của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.