Theo vị chuyên gia, bất cứ ai quan tâm đến lịch sử quân sự đều biết rằng xe tăng thường xuyên bị "chôn vùi" sau mỗi cuộc chiến, bắt đầu từ sự kiện ở Trung Đông năm 1967.Chúng ta có thể nhớ lại cuộc chiến tháng 10 năm 1973 giữa Ai Cập, Syria, các nước Ả Rập ủng hộ họ và Israel. Sau đó chỉ trong 18 ngày, các bên đã mất hơn 2.500 xe tăng và xe bọc thép.Trong các trận giao tranh của cuộc chiến Iran - Iraq, hàng trăm đơn vị thiết giáp cũng đã bị loại khỏi vòng chiến đấu chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn.Ngoài ra trong cuộc xung đột năm 1982 ở Lebanon, hai lữ đoàn xe tăng Syria ở phía Nam hồ Karun đã thiệt hại hơn 200 chiếc T-62 trong chớp mắt, 90 chiếc trong số đó bị bỏ lại do hết nhiên liệu."Cái chết" của xe tăng cũng gây ấn tượng kinh hoàng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, và sau đó là hoạt động quân sự của Mỹ ở Iraq năm 2003.Tuy nhiên không có một mẫu vũ khí nào cho lực lượng mặt đất có thể thay thế xe tăng. Không ai có thể kết luận lính bộ binh đã lỗi thời trong các cuộc chiến tranh hiện đại, nhất là khi nhìn vào số lượng binh sĩ thiệt mạng trong thời gian này.Bên cạnh đó với những loại vũ khí thế hệ mới không được cả Armenia và Azerbaijan sử dụng như tiêm kích Su-30SM hay trực thăng vũ trang, chuyên gia Dmitry Lemeshko đặt câu hỏi phải chăng chúng cũng vô dụng và cần phải loại bỏ?Thực tế lực lượng thiết giáp Armenia đã bị tổn thất đáng kể. Như đã nói, phần lớn do vũ khí của họ ra đời vào những năm 1970 - 1980. Nhưng T-72 vẫn tỏ ra khá "kiên định", chịu đựng nhiều thăng trầm của cuộc chiến trong thế kỷ XXI này.Nếu đánh giá các đoạn video do Bộ Quốc phòng Azerbaijan đăng tải, chúng ta có thể thấy rằng đạn chính xác cao MAM-C phóng từ UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ làm dải xích và bộ truyền động bị ảnh hưởng.Điều này có nghĩa là nếu việc sơ tán diễn ra bình thường ở phía Armenia, thiết bị hư hỏng có thể được đưa trở lại hoạt động trong một khoảng thời gian khá ngắn.Tất nhiên thiệt hại nặng nề hơn khi máy bay không người lái tấn công vào cửa xe tăng hoặc đốt cháy các thùng nhiên liệu bên ngoài, vì lý do nào đó xăng không được rút hết.Ngoài ra theo vị chuyên gia, cần nhắc đến việc máy bay không người lái cảm tử Harop của Israel nặng 135 kg, mang đầu đạn trọng lượng 15 kg cũng đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho xe tăng.Những chiếc UAV này được thiết kế chủ yếu để đánh bại các hệ thống phòng không, nhưng trong cuộc xung đột Karabakh, trước sự ngạc nhiên của các nhà sản xuất, chúng đã thay đổi thành công mục tiêu của mình.Phía Azerbaijan nói rất tốt về tên lửa chống tăng Spike của Israel với nhiều cải tiến khác nhau có khả năng tấn công theo kiểu đột nóc, nhưng đã có trường hợp T-72 chịu được đòn tấn công của một tên lửa như vậy.Một chi tiết thú vị nữa được ông Dmitry Lemeshko chỉ ra đó là trong cuộc chiến này, những chiếc T-72 với tháp pháo bị xé toạc thực tế không được nhìn thấy.Ngoài ra những người nói về "sự kém kiệu quả của T-72" cũng thiếu sót khi vì một số lý do nào đó đã quên rằng phía Azerbaijan cũng được trang bị vũ khí tương tự.Các xe tăng T-72 của Azerbaijan cũng rất tương đồng với Armenia nhưng chỉ có 30 chiếc bị mất. Đây là ý nghĩa của việc sử dụng vũ khí một cách thành thạo với sự hỗ trợ tốt của bộ binh trong điều kiện làm chủ bầu trời.Tất nhiên kết quả của cuộc xung đột Karabakh sẽ được phân tích kỹ lưỡng, kết luận sẽ được rút ra từ những gì có thể ảnh hưởng đến chất lượng trang bị cung cấp cho quân đội Nga, ông Lemeshko kết luận.
Theo vị chuyên gia, bất cứ ai quan tâm đến lịch sử quân sự đều biết rằng xe tăng thường xuyên bị "chôn vùi" sau mỗi cuộc chiến, bắt đầu từ sự kiện ở Trung Đông năm 1967.
Chúng ta có thể nhớ lại cuộc chiến tháng 10 năm 1973 giữa Ai Cập, Syria, các nước Ả Rập ủng hộ họ và Israel. Sau đó chỉ trong 18 ngày, các bên đã mất hơn 2.500 xe tăng và xe bọc thép.
Trong các trận giao tranh của cuộc chiến Iran - Iraq, hàng trăm đơn vị thiết giáp cũng đã bị loại khỏi vòng chiến đấu chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn.
Ngoài ra trong cuộc xung đột năm 1982 ở Lebanon, hai lữ đoàn xe tăng Syria ở phía Nam hồ Karun đã thiệt hại hơn 200 chiếc T-62 trong chớp mắt, 90 chiếc trong số đó bị bỏ lại do hết nhiên liệu.
"Cái chết" của xe tăng cũng gây ấn tượng kinh hoàng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, và sau đó là hoạt động quân sự của Mỹ ở Iraq năm 2003.
Tuy nhiên không có một mẫu vũ khí nào cho lực lượng mặt đất có thể thay thế xe tăng. Không ai có thể kết luận lính bộ binh đã lỗi thời trong các cuộc chiến tranh hiện đại, nhất là khi nhìn vào số lượng binh sĩ thiệt mạng trong thời gian này.
Bên cạnh đó với những loại vũ khí thế hệ mới không được cả Armenia và Azerbaijan sử dụng như tiêm kích Su-30SM hay trực thăng vũ trang, chuyên gia Dmitry Lemeshko đặt câu hỏi phải chăng chúng cũng vô dụng và cần phải loại bỏ?
Thực tế lực lượng thiết giáp Armenia đã bị tổn thất đáng kể. Như đã nói, phần lớn do vũ khí của họ ra đời vào những năm 1970 - 1980. Nhưng T-72 vẫn tỏ ra khá "kiên định", chịu đựng nhiều thăng trầm của cuộc chiến trong thế kỷ XXI này.
Nếu đánh giá các đoạn video do Bộ Quốc phòng Azerbaijan đăng tải, chúng ta có thể thấy rằng đạn chính xác cao MAM-C phóng từ UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ làm dải xích và bộ truyền động bị ảnh hưởng.
Điều này có nghĩa là nếu việc sơ tán diễn ra bình thường ở phía Armenia, thiết bị hư hỏng có thể được đưa trở lại hoạt động trong một khoảng thời gian khá ngắn.
Tất nhiên thiệt hại nặng nề hơn khi máy bay không người lái tấn công vào cửa xe tăng hoặc đốt cháy các thùng nhiên liệu bên ngoài, vì lý do nào đó xăng không được rút hết.
Ngoài ra theo vị chuyên gia, cần nhắc đến việc máy bay không người lái cảm tử Harop của Israel nặng 135 kg, mang đầu đạn trọng lượng 15 kg cũng đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho xe tăng.
Những chiếc UAV này được thiết kế chủ yếu để đánh bại các hệ thống phòng không, nhưng trong cuộc xung đột Karabakh, trước sự ngạc nhiên của các nhà sản xuất, chúng đã thay đổi thành công mục tiêu của mình.
Phía Azerbaijan nói rất tốt về tên lửa chống tăng Spike của Israel với nhiều cải tiến khác nhau có khả năng tấn công theo kiểu đột nóc, nhưng đã có trường hợp T-72 chịu được đòn tấn công của một tên lửa như vậy.
Một chi tiết thú vị nữa được ông Dmitry Lemeshko chỉ ra đó là trong cuộc chiến này, những chiếc T-72 với tháp pháo bị xé toạc thực tế không được nhìn thấy.
Ngoài ra những người nói về "sự kém kiệu quả của T-72" cũng thiếu sót khi vì một số lý do nào đó đã quên rằng phía Azerbaijan cũng được trang bị vũ khí tương tự.
Các xe tăng T-72 của Azerbaijan cũng rất tương đồng với Armenia nhưng chỉ có 30 chiếc bị mất. Đây là ý nghĩa của việc sử dụng vũ khí một cách thành thạo với sự hỗ trợ tốt của bộ binh trong điều kiện làm chủ bầu trời.
Tất nhiên kết quả của cuộc xung đột Karabakh sẽ được phân tích kỹ lưỡng, kết luận sẽ được rút ra từ những gì có thể ảnh hưởng đến chất lượng trang bị cung cấp cho quân đội Nga, ông Lemeshko kết luận.