Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt được cho là đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của Israel đánh chặn "mưa" tên lửa từ Gaza. Vòm Sắt là hệ thống phòng không do các doanh nghiệp quốc phòng của Israel sản xuất với sự hỗ trợ cả về tài chính và công nghệ của Mỹ. Ảnh: Reuters.Vòm Sắt hoạt động dựa vào một hệ thống radar và phân tích để xác định mục tiêu tên lửa có gây ra mối đe dọa hay không. Hệ thống này chỉ triển khai tên lửa đánh chặn nếu xác định tên lửa đang bay tới có nguy cơ nhằm vào một khu vực có dân cư hay cơ sở hạ tầng quan trọng. Anh: Times of Israel.Các tên lửa đánh chặn được phóng theo phương thẳng đứng từ một giàn phóng di động hoặc bệ phóng cố định. Chúng được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối phương ở trên không, tạo ra các vụ nổ và tiếng còi cảnh báo. Tuy nhiên, Vòm Sắt cũng có những hạn chế: Một số tên lửa đã xuyên thủng hệ thống phòng không này, bao gồm một số tên lửa do Hezbollah bắn vào Israel hôm 12/4, và hệ thống phòng thủ này phù hợp nhất với rocket hoặc tên lửa bắn từ khoảng cách ngắn. Radar của Vòm Sắt có tầm hoạt động từ 4 đến 70km.Michael Herzog, một tướng quân đội về hưu của Israel, cũng chỉ ra một nhược điểm của Vòm sắt là hệ thống này ít hiệu quả hơn ở tầm bắn 4km trở xuống, vì vậy các tên lửa tầm cực ngắn cũng có thể là mối đe dọa.Hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel bao gồm Iron Dome (Vòm Sắt) tầm ngắn và tên lửa tầm xa Arrow-2 và Arrow-3. Hệ thống này đã đánh chặn hàng nghìn tên lửa và máy bay không người lái (UAV) do Hamas và Hezbollah, hai nhóm vũ trang có liên kết với Iran, bắn trong vài năm qua. Ảnh: Reuters.Theo nhà sản xuất Rafael Defense Systems của Israel, Vòm Sắt có tỷ lệ thành công 90%. Đầu tuần trước, Israel đã ra mắt phiên bản hải quân của Vòm Sắt, một hệ thống phòng không được gọi là "C-Dome", để đánh chặn máy bay không người lái của Houthi.Theo nhà sản xuất Rafael Defense Systems của Israel, Vòm Sắt có tỷ lệ thành công 90%. Đầu tuần trước, Israel đã ra mắt phiên bản hải quân của Vòm Sắt, một hệ thống phòng không được gọi là "C-Dome", để đánh chặn máy bay không người lái của Houthi. Ảnh: Reuters.Hệ thống tầm xa Arrow-2 và Arrow-3 do Israel phát triển để đánh chặn tên lửa đạn đạo bên ngoài bầu khí quyển trái đất, sử dụng đầu đạn có thể tháo rời và va chạm với mục tiêu.Arrow 2 và Arrow 3 có thể nhắm mục tiêu và tấn công các tên lửa đạn đạo tầm xa ở cự ly lên tới 2.400km. Hệ thống Arrow 3 trị giá hàng tỷ USD được Israel phát triển chung với Mỹ để đề phòng mối đe dọa tấn công từ Iran, và nó cuối cùng được triển khai từ năm 2017. Loại tên lửa đánh chặn này di chuyển với tốc độ siêu vượt âm, nhanh hơn và có độ cao lớn hơn hệ thống Arrow 2.Công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (ISRAI.UL) thuộc sở hữu nhà nước là nhà thầu chính của dự án, trong khi Boeing (BA.N) tham gia sản xuất thiết bị đánh chặn.Ngày 31/10/2023, Quân đội Israel cho biết họ đã sử dụng hệ thống phòng không Arrow lần đầu tiên kể từ khi nổ ra cuộc xung đột với Hamas vào ngày 7/10/2023 để đánh chặn một tên lửa đất đối đất ở Biển Đỏ bắn về phía lãnh thổ của nước này.Ngoài ra, Israel còn lắp đặt hệ thống David’s Sling vào năm 2017 để đối phó với tên lửa hoặc máy bay không người lái tầm trung đến tầm xa - loại mà Israel sẽ phải đối mặt trong cuộc tấn công của Iran. Với tầm bắn lên tới 300km, mục tiêu chính của hệ thống này là bảo vệ và đánh chặn tên lửa cỡ lớn, máy bay không người lái hoặc tên lửa đạn đạo tầm ngắn."Hệ thống David's Sling có khả năng đánh chặn tên lửa bắn về phía Israel bởi các nước thù địch như Iran và Syria", Lực lượng Phòng vệ Israe (IDF) cho biết trong một tuyên bố khi giới thiệu hệ thống phòng không. David’s Sling được phát triển và sản xuất bởi Công ty Hệ thống phòng thủ tiên tiến Rafael của Israel và Công ty Raytheon của Mỹ.Các hệ thống đánh chặn của Israel tiêu tốn từ hàng chục nghìn đến hàng triệu USD để bắn hạ các mối đe dọa đang đến gần. Israel đang phát triển một hệ thống dựa trên tia laser để vô hiệu hóa tên lửa và máy bay không người lái của đối phương với chi phí ước tính chỉ 2 USD cho mỗi lần đánh chặn.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt được cho là đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của Israel đánh chặn "mưa" tên lửa từ Gaza. Vòm Sắt là hệ thống phòng không do các doanh nghiệp quốc phòng của Israel sản xuất với sự hỗ trợ cả về tài chính và công nghệ của Mỹ. Ảnh: Reuters.
Vòm Sắt hoạt động dựa vào một hệ thống radar và phân tích để xác định mục tiêu tên lửa có gây ra mối đe dọa hay không. Hệ thống này chỉ triển khai tên lửa đánh chặn nếu xác định tên lửa đang bay tới có nguy cơ nhằm vào một khu vực có dân cư hay cơ sở hạ tầng quan trọng. Anh: Times of Israel.
Các tên lửa đánh chặn được phóng theo phương thẳng đứng từ một giàn phóng di động hoặc bệ phóng cố định. Chúng được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối phương ở trên không, tạo ra các vụ nổ và tiếng còi cảnh báo. Tuy nhiên, Vòm Sắt cũng có những hạn chế: Một số tên lửa đã xuyên thủng hệ thống phòng không này, bao gồm một số tên lửa do Hezbollah bắn vào Israel hôm 12/4, và hệ thống phòng thủ này phù hợp nhất với rocket hoặc tên lửa bắn từ khoảng cách ngắn. Radar của Vòm Sắt có tầm hoạt động từ 4 đến 70km.
Michael Herzog, một tướng quân đội về hưu của Israel, cũng chỉ ra một nhược điểm của Vòm sắt là hệ thống này ít hiệu quả hơn ở tầm bắn 4km trở xuống, vì vậy các tên lửa tầm cực ngắn cũng có thể là mối đe dọa.
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel bao gồm Iron Dome (Vòm Sắt) tầm ngắn và tên lửa tầm xa Arrow-2 và Arrow-3. Hệ thống này đã đánh chặn hàng nghìn tên lửa và máy bay không người lái (UAV) do Hamas và Hezbollah, hai nhóm vũ trang có liên kết với Iran, bắn trong vài năm qua. Ảnh: Reuters.
Theo nhà sản xuất Rafael Defense Systems của Israel, Vòm Sắt có tỷ lệ thành công 90%. Đầu tuần trước, Israel đã ra mắt phiên bản hải quân của Vòm Sắt, một hệ thống phòng không được gọi là "C-Dome", để đánh chặn máy bay không người lái của Houthi.
Theo nhà sản xuất Rafael Defense Systems của Israel, Vòm Sắt có tỷ lệ thành công 90%. Đầu tuần trước, Israel đã ra mắt phiên bản hải quân của Vòm Sắt, một hệ thống phòng không được gọi là "C-Dome", để đánh chặn máy bay không người lái của Houthi. Ảnh: Reuters.
Hệ thống tầm xa Arrow-2 và Arrow-3 do Israel phát triển để đánh chặn tên lửa đạn đạo bên ngoài bầu khí quyển trái đất, sử dụng đầu đạn có thể tháo rời và va chạm với mục tiêu.
Arrow 2 và Arrow 3 có thể nhắm mục tiêu và tấn công các tên lửa đạn đạo tầm xa ở cự ly lên tới 2.400km. Hệ thống Arrow 3 trị giá hàng tỷ USD được Israel phát triển chung với Mỹ để đề phòng mối đe dọa tấn công từ Iran, và nó cuối cùng được triển khai từ năm 2017. Loại tên lửa đánh chặn này di chuyển với tốc độ siêu vượt âm, nhanh hơn và có độ cao lớn hơn hệ thống Arrow 2.
Công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (ISRAI.UL) thuộc sở hữu nhà nước là nhà thầu chính của dự án, trong khi Boeing (BA.N) tham gia sản xuất thiết bị đánh chặn.
Ngày 31/10/2023, Quân đội Israel cho biết họ đã sử dụng hệ thống phòng không Arrow lần đầu tiên kể từ khi nổ ra cuộc xung đột với Hamas vào ngày 7/10/2023 để đánh chặn một tên lửa đất đối đất ở Biển Đỏ bắn về phía lãnh thổ của nước này.
Ngoài ra, Israel còn lắp đặt hệ thống David’s Sling vào năm 2017 để đối phó với tên lửa hoặc máy bay không người lái tầm trung đến tầm xa - loại mà Israel sẽ phải đối mặt trong cuộc tấn công của Iran. Với tầm bắn lên tới 300km, mục tiêu chính của hệ thống này là bảo vệ và đánh chặn tên lửa cỡ lớn, máy bay không người lái hoặc tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
"Hệ thống David's Sling có khả năng đánh chặn tên lửa bắn về phía Israel bởi các nước thù địch như Iran và Syria", Lực lượng Phòng vệ Israe (IDF) cho biết trong một tuyên bố khi giới thiệu hệ thống phòng không. David’s Sling được phát triển và sản xuất bởi Công ty Hệ thống phòng thủ tiên tiến Rafael của Israel và Công ty Raytheon của Mỹ.
Các hệ thống đánh chặn của Israel tiêu tốn từ hàng chục nghìn đến hàng triệu USD để bắn hạ các mối đe dọa đang đến gần. Israel đang phát triển một hệ thống dựa trên tia laser để vô hiệu hóa tên lửa và máy bay không người lái của đối phương với chi phí ước tính chỉ 2 USD cho mỗi lần đánh chặn.