Những chiếc xe tăng giả của Quân đội Nga có kết cấu rất đơn giản, chỉ cần bơm hơi vào là sẽ phồng lên giống y hệt một chiếc xe tăng thật. Nguồn ảnh: Star.Toàn bộ trọng lượng của chiếc xe tăng giả này khi được tháo hết hơi ra và làm xẹp chỉ nặng khoảng 10 kg và một chiếc xe tải có thể dễ dàng chở được... vài sư đoàn xe tăng kiểu này. Nguồn ảnh: Star.Kênh truyền hình Star của Nga cho biết, trong kho khí tài của quân đội nước này có rất nhiều kiểu trận địa giả như thế này, tùy thuộc vào từng quân chủng, từng thời tiết tác chiến mà khí tài để dựng trận địa giả sẽ có màu sắc khác nhau để trông cho "giống thật". Nguồn ảnh: Star.Khi các máy bay trinh sát của địch hoặc vệ tinh do thám chụp được hình ảnh của những chiếc xe tăng bơm hơi này, sẽ rất khó để phân biệt thật giả. Nguồn ảnh: Star.Việc khiến đối phương tấn công vào một trận địa giả cũng là cách "chia lửa" cực kỳ hiệu quả cho các trận địa thật. Do có trọng lượng quá nhẹ, chỉ cần một trung đội cũng có thể triển khai được cả một trận địa xe tăng với số lượng lên tới hàng trăm chiếc. Nguồn ảnh: Star.Thậm chí các lực lượng phụ trách trận địa giả còn có thể kéo lê các xe tăng bơm hơi này trên đường để tạo hiệu ứng hành quân, khiến kẻ địch lo sốt vó. Nguồn ảnh: Star.Các thức này đã từng rất phổ biến trong chiến tranh thế giới thứ hai với những trận địa làm bằng tre và rơm để đánh lừa các máy bay do thám của đối phương. Nguồn ảnh: Star.Tuy nhiên đến hiện nay không còn nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng cách thức dựng trận địa giả như thế này. Nguồn ảnh: Star.Quân đội Nga là một trong số ít các nước trên thế giới vẫn sử dụng cách thức ngụy trang này và luôn có những phiên bản bơm hơi của những loại vũ khí mới nhất được bổ xung thêm. Nguồn ảnh: Times.Mẫu máy bay Su-30 phiên bản bong bóng. Nguồn ảnh: Decoy.Mặc dù chưa rõ liệu trong chiến tranh hiện đại thì cách thức này có qua mặt được hệ thống tình báo công nghệ cao của đối phương hay không, tuy nhiên ít nhất thì các loại khí tài bơm hơi này cũng có thể dễ dàng đánh lừa mắt người ở khoảng cách đủ xa. Nguồn ảnh: Times.
Những chiếc xe tăng giả của Quân đội Nga có kết cấu rất đơn giản, chỉ cần bơm hơi vào là sẽ phồng lên giống y hệt một chiếc xe tăng thật. Nguồn ảnh: Star.
Toàn bộ trọng lượng của chiếc xe tăng giả này khi được tháo hết hơi ra và làm xẹp chỉ nặng khoảng 10 kg và một chiếc xe tải có thể dễ dàng chở được... vài sư đoàn xe tăng kiểu này. Nguồn ảnh: Star.
Kênh truyền hình Star của Nga cho biết, trong kho khí tài của quân đội nước này có rất nhiều kiểu trận địa giả như thế này, tùy thuộc vào từng quân chủng, từng thời tiết tác chiến mà khí tài để dựng trận địa giả sẽ có màu sắc khác nhau để trông cho "giống thật". Nguồn ảnh: Star.
Khi các máy bay trinh sát của địch hoặc vệ tinh do thám chụp được hình ảnh của những chiếc xe tăng bơm hơi này, sẽ rất khó để phân biệt thật giả. Nguồn ảnh: Star.
Việc khiến đối phương tấn công vào một trận địa giả cũng là cách "chia lửa" cực kỳ hiệu quả cho các trận địa thật. Do có trọng lượng quá nhẹ, chỉ cần một trung đội cũng có thể triển khai được cả một trận địa xe tăng với số lượng lên tới hàng trăm chiếc. Nguồn ảnh: Star.
Thậm chí các lực lượng phụ trách trận địa giả còn có thể kéo lê các xe tăng bơm hơi này trên đường để tạo hiệu ứng hành quân, khiến kẻ địch lo sốt vó. Nguồn ảnh: Star.
Các thức này đã từng rất phổ biến trong chiến tranh thế giới thứ hai với những trận địa làm bằng tre và rơm để đánh lừa các máy bay do thám của đối phương. Nguồn ảnh: Star.
Tuy nhiên đến hiện nay không còn nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng cách thức dựng trận địa giả như thế này. Nguồn ảnh: Star.
Quân đội Nga là một trong số ít các nước trên thế giới vẫn sử dụng cách thức ngụy trang này và luôn có những phiên bản bơm hơi của những loại vũ khí mới nhất được bổ xung thêm. Nguồn ảnh: Times.
Mẫu máy bay Su-30 phiên bản bong bóng. Nguồn ảnh: Decoy.
Mặc dù chưa rõ liệu trong chiến tranh hiện đại thì cách thức này có qua mặt được hệ thống tình báo công nghệ cao của đối phương hay không, tuy nhiên ít nhất thì các loại khí tài bơm hơi này cũng có thể dễ dàng đánh lừa mắt người ở khoảng cách đủ xa. Nguồn ảnh: Times.