Vào cuối tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga - Đại tướng Sergei Shoigu đã tuyên bố thành lập Hạm đội Dnieper, bao gồm một lữ đoàn giang thuyền phục vụ các hoạt động trên sông.Ngay sau đó, báo chí Nga bắt đầu thừa nhận về cơ bản rằng đối với hạm đội này, để nhanh chóng hoạt động tại khu vực miền nam Ukraine, Moskva sẽ cần nhanh chóng điều động phương tiện tác chiến từ các đơn vị khác sang.Vậy phương tiện tác chiến nào sẽ được trang bị cho đơn vị mới, khi vẫn phải đáp ứng yêu cầu nhỏ gọn, cơ động nhanh, nhưng lại có hỏa lực đủ mạnh mẽ để tiến hành hoạt động yểm trợ đổ bộ?Theo nhiều chuyên gia quân sự Nga, đây là những chiếc tàu bọc thép cỡ nhỏ thuộc Dự án 1204 Shmel của Liên Xô, được tạo ra cho các hoạt động chiến đấu đặc biệt trên đường sông.Hiện tại Hạm đội Caspian có 4 con tàu thuộc loại này, một phần trong số đó có lẽ được người Nga điều động đến bán đảo Crimea do họ kiểm soát. Bên cạnh đó, nhiều chiếc khác cũng sẽ được vũ trang theo cấu hình trên.Những chiếc tàu bọc thép Dự án 1204 có lượng giãn nước tối đa 77 tấn, chiều dài thân 27,4 mét, thủy thủ đoàn 14 người. Vũ khí bao gồm pháo 76 mm, 2 pháo bắn nhanh 25 mm 2M-3M và 1 bệ phóng pháo phản lực BM-14-17.Lớp tàu tuần tra chuyên tác chiến đường sông và vùng cửa biển nói trên gây chú ý cho giới quan sát khi chúng được tích hợp tháp pháo của xe tăng hạng nhẹ PT-76 ở ngay phía trước mũi.Đây là một phương án đầy tính sáng tạo, có ưu điểm lớn nhất là tận dụng được tháp pháo của những xe tăng đã loại biên, không yêu cầu phải thay đổi quá nhiều kết cấu của con tàu.Thực tế cho thấy những khẩu pháo hạm cùng cỡ nòng 76 mm hoặc 100 mm thường nhìn thấy trên tàu hải quân có kích thước rất lớn, trọng lượng nặng, không thể lắp cho tàu tuần tra cỡ nhỏ so với tháp pháo xe tăng.Trên tháp pháo xe tăng có sẵn các hệ thống ngắm bắn quang điện tử, ổn định tầm hướng 2 mặt phẳng, cho nên nó vẫn tác chiến tốt kể cả trong điều kiện sóng gió cấp 3 - 4.Cách làm này thực chất đã được Hải quân Liên Xô tiến hành từ những năm chiến tranh thế giới thứ hai, khi họ tận dụng tháp pháo của xe tăng PT-34/76 (gắn pháo 76 mm) để lắp cho tàu tuần tra đường sông Dự án 1124.Tháp pháo của T-34/76 chứng minh rằng nó làm việc hiệu quả không kém gì khi đặt trên khung gầm một chiếc xe tăng thông thường, mặc dù điều kiện sông nước bất ổn hơn rất nhiều.Ngoài tháp pháo của xe tăng hạng nhẹ PT-76 mang pháo chính 76 mm, một số tàu tuần tra của Nga còn được nhìn thấy mang tháp pháo của xe tăng T-54/55, gắn pháo 100 mm, tạo ra hỏa lực mạnh hơn nhiều.Thật khó tin rằng một con tàu tuần tra nhỏ gọn lại mang được pháo lớn cỡ nòng 100 mm, cần lưu ý rằng với hải pháo thực sự thì nhiều chiến hạm với lượng giãn nước 2.000 - 3.000 tấn cũng chỉ lắp pháo cỡ 76 mm mà thôi.Đưa tháp pháo của xe tăng PT-76 hay T-54/55 lên tàu chiến đường sông sẽ giúp phương tiện này có hỏa lực bắn thẳng không thua gì chiến hạm được trang bị hệ thống hải pháo AK-176 hay AK-100, đây là cách làm rất độc đáo của Liên Xô trước kia và Nga ngày nay.
Vào cuối tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga - Đại tướng Sergei Shoigu đã tuyên bố thành lập Hạm đội Dnieper, bao gồm một lữ đoàn giang thuyền phục vụ các hoạt động trên sông.
Ngay sau đó, báo chí Nga bắt đầu thừa nhận về cơ bản rằng đối với hạm đội này, để nhanh chóng hoạt động tại khu vực miền nam Ukraine, Moskva sẽ cần nhanh chóng điều động phương tiện tác chiến từ các đơn vị khác sang.
Vậy phương tiện tác chiến nào sẽ được trang bị cho đơn vị mới, khi vẫn phải đáp ứng yêu cầu nhỏ gọn, cơ động nhanh, nhưng lại có hỏa lực đủ mạnh mẽ để tiến hành hoạt động yểm trợ đổ bộ?
Theo nhiều chuyên gia quân sự Nga, đây là những chiếc tàu bọc thép cỡ nhỏ thuộc Dự án 1204 Shmel của Liên Xô, được tạo ra cho các hoạt động chiến đấu đặc biệt trên đường sông.
Hiện tại Hạm đội Caspian có 4 con tàu thuộc loại này, một phần trong số đó có lẽ được người Nga điều động đến bán đảo Crimea do họ kiểm soát. Bên cạnh đó, nhiều chiếc khác cũng sẽ được vũ trang theo cấu hình trên.
Những chiếc tàu bọc thép Dự án 1204 có lượng giãn nước tối đa 77 tấn, chiều dài thân 27,4 mét, thủy thủ đoàn 14 người. Vũ khí bao gồm pháo 76 mm, 2 pháo bắn nhanh 25 mm 2M-3M và 1 bệ phóng pháo phản lực BM-14-17.
Lớp tàu tuần tra chuyên tác chiến đường sông và vùng cửa biển nói trên gây chú ý cho giới quan sát khi chúng được tích hợp tháp pháo của xe tăng hạng nhẹ PT-76 ở ngay phía trước mũi.
Đây là một phương án đầy tính sáng tạo, có ưu điểm lớn nhất là tận dụng được tháp pháo của những xe tăng đã loại biên, không yêu cầu phải thay đổi quá nhiều kết cấu của con tàu.
Thực tế cho thấy những khẩu pháo hạm cùng cỡ nòng 76 mm hoặc 100 mm thường nhìn thấy trên tàu hải quân có kích thước rất lớn, trọng lượng nặng, không thể lắp cho tàu tuần tra cỡ nhỏ so với tháp pháo xe tăng.
Trên tháp pháo xe tăng có sẵn các hệ thống ngắm bắn quang điện tử, ổn định tầm hướng 2 mặt phẳng, cho nên nó vẫn tác chiến tốt kể cả trong điều kiện sóng gió cấp 3 - 4.
Cách làm này thực chất đã được Hải quân Liên Xô tiến hành từ những năm chiến tranh thế giới thứ hai, khi họ tận dụng tháp pháo của xe tăng PT-34/76 (gắn pháo 76 mm) để lắp cho tàu tuần tra đường sông Dự án 1124.
Tháp pháo của T-34/76 chứng minh rằng nó làm việc hiệu quả không kém gì khi đặt trên khung gầm một chiếc xe tăng thông thường, mặc dù điều kiện sông nước bất ổn hơn rất nhiều.
Ngoài tháp pháo của xe tăng hạng nhẹ PT-76 mang pháo chính 76 mm, một số tàu tuần tra của Nga còn được nhìn thấy mang tháp pháo của xe tăng T-54/55, gắn pháo 100 mm, tạo ra hỏa lực mạnh hơn nhiều.
Thật khó tin rằng một con tàu tuần tra nhỏ gọn lại mang được pháo lớn cỡ nòng 100 mm, cần lưu ý rằng với hải pháo thực sự thì nhiều chiến hạm với lượng giãn nước 2.000 - 3.000 tấn cũng chỉ lắp pháo cỡ 76 mm mà thôi.
Đưa tháp pháo của xe tăng PT-76 hay T-54/55 lên tàu chiến đường sông sẽ giúp phương tiện này có hỏa lực bắn thẳng không thua gì chiến hạm được trang bị hệ thống hải pháo AK-176 hay AK-100, đây là cách làm rất độc đáo của Liên Xô trước kia và Nga ngày nay.