Những tàu này được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ tuần tra và giám sát Bắc Cực, với 4 đơn vị mới sẽ gia nhập lực lượng, tăng cường sức mạnh cho Lực lượng Bờ biển Nga. Đặc biệt, các tàu phá băng này sẽ được trang bị vũ khí mạnh mẽ như tên lửa dòng Kalibr, sẵn sàng đối phó với mọi thách thức tại khu vực khắc nghiệt này. Nguồn ảnh: Topwar.Theo nhiều nguồn tin, các cuộc thử nghiệm gần đây của nhà máy đóng tàu tại St. Petersburg đã tập trung vào đơn vị đầu tiên của lớp Ivan Papanin. Hạ thủy vào tháng 10/2019, tàu tuần tra 8.500 tấn này đã bắt đầu hành trình đầu tiên trong năm nay. Các cuộc thử nghiệm cuối cùng trên biển Baltic đã thành công, và tàu tuần tra Ivan Papanin đã trở lại cảng phía bắc nước Nga an toàn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, trong giai đoạn thử nghiệm, Nhà máy Admiralty đã tiến hành kiểm tra các hệ thống hỗ trợ quan trọng và thông tin liên lạc. Trước đó, thủy thủ đoàn của tàu đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiêm ngặt tại Trung tâm Huấn luyện chung của Hải quân. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Lớp này bao gồm tàu Ivan Papanin và một tàu khác hiện đang được đóng cho Hải quân Nga Nikolai Zubov, dự kiến sẽ sớm được hạ thủy. Ngoài ra, các tàu phá băng Purga và Dzerzhinsky hiện đang được phát triển cho Lực lượng Cảnh sát biển Nga với những cấu hình riêng để phù hợp với vai trò cụ thể của họ trong lực lượng. Ảnh: Lễ khánh thành tàu phá băng thuộc Dự án 23550/Topwar.Điểm đặc biệt của các tàu phá băng Dự án 23550 là khả năng hoạt động ở vùng cực có băng dày. Các tàu này trang bị pháo chính 76,2mm ở mũi, hai hệ thống phòng không AK-630M CIWS 30mm và hệ thống phóng tên lửa Kalibr. Một số nguồn tin cho biết chúng còn có thể được trang bị tên lửa chống hạm Uran (Zvezda Kh-35, NATO gọi là AS-20 Kayak).
Ảnh: Hệ thống phòng không AK-630M CIWS 30mm/Wikipedia.Tên lửa chống hạm Uran (Zvezda Kh-35) là một loại tên lửa đa năng của Nga có chiều dài khoảng 4,5m và đường kính khoảng 0,42m. Kích thước nhỏ gọn cho phép tên lửa này có khả năng được triển khai từ nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm tàu ngầm, tàu mặt nước máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động và hệ thống phòng thủ ven biển. Ảnh: Phiên bản tên lửa Kh-35E/Wikipedia.Tên lửa Uran với độ chính xác và hiệu quả trong nhiều tình huống chiến tranh hải quân còn được triển khai trên các tàu hộ vệ và tàu phá băng của Nga, tạo ra sự linh hoạt trong tác chiến. Đáng chú ý, Uran có thể đươc sử dụng để tấn công cơ sở quân sự trên bộ của đối phương. Ảnh: Mô hình phiên bản tên lửa Kh-35E/Wikipedia.Tên lửa Uran được thiết kế để nhắm mục tiêu và vô hiệu hóa các tàu hải quân của đối phương, đặc biệt hiệu quả trong các tình huống chiến tranh hải quân. Nó là một phần trong kho vũ khí tiên tiến của Nga nhằm duy trì ưu thế trên biển và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng. Ảnh: Phác thảo tên lửa Kh-35E trong cấu hình bay/Wikipedia.Uran (Zvezda Kh-35) có động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, cung cấp lực đẩy cần thiết để tên lửa tiếp cận mục tiêu. Nó được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến, bao gồm dẫn đường quán tính và dẫn đường bằng radar chủ động, đảm bảo độ chính xác cao ngay cả trong điều kiện khó khăn. Tốc độ và khả năng cơ động của tên lửa này khiến nó trở thành vũ khí đáng gờm trước tàu đối phương. Ảnh: Mô tả cấu tạo tên lửa Kh-35/missilery.infoUran (Zvezda Kh-35) có thể được trang bị nhiều loại đầu đạn khác nhau tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, bao gồm các đầu đạn phân mảnh có sức nổ cao, được thiết kế để gây sát thương tối đa lên mục tiêu và các đầu đạn xuyên giáp, có hiệu quả chống lại các tàu bọc thép hạng nặng. Tính linh hoạt trong các lựa chọn đầu đạn cho phép tên lửa được điều chỉnh phù hợp với các tình huống đe dọa cụ thể. Ảnh: Mặt cắt ngang đầu dẫn radar chủ động của tên lửa Kh-35E/Wikipedia.Phạm vi hoạt động của Uran (Zvezda Kh-35) ước tính là khoảng 120 km. Phạm vi này cho phép nó tấn công các mục tiêu ở khoảng cách đáng kể, mang lại lợi thế chiến lược trong các cuộc giao tranh hải quân. Tầm bắn của tên lửa, kết hợp với độ chính xác và sức mạnh hủy diệt, khiến nó trở thành một phần quan trọng trong khả năng tấn công của Hải quân Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga phóng tên lửa Zvezda Kh-35/ RIA Novosti.
Những tàu này được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ tuần tra và giám sát Bắc Cực, với 4 đơn vị mới sẽ gia nhập lực lượng, tăng cường sức mạnh cho Lực lượng Bờ biển Nga. Đặc biệt, các tàu phá băng này sẽ được trang bị vũ khí mạnh mẽ như tên lửa dòng Kalibr, sẵn sàng đối phó với mọi thách thức tại khu vực khắc nghiệt này. Nguồn ảnh: Topwar.
Theo nhiều nguồn tin, các cuộc thử nghiệm gần đây của nhà máy đóng tàu tại St. Petersburg đã tập trung vào đơn vị đầu tiên của lớp Ivan Papanin. Hạ thủy vào tháng 10/2019, tàu tuần tra 8.500 tấn này đã bắt đầu hành trình đầu tiên trong năm nay. Các cuộc thử nghiệm cuối cùng trên biển Baltic đã thành công, và tàu tuần tra Ivan Papanin đã trở lại cảng phía bắc nước Nga an toàn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, trong giai đoạn thử nghiệm, Nhà máy Admiralty đã tiến hành kiểm tra các hệ thống hỗ trợ quan trọng và thông tin liên lạc. Trước đó, thủy thủ đoàn của tàu đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiêm ngặt tại Trung tâm Huấn luyện chung của Hải quân. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Lớp này bao gồm tàu Ivan Papanin và một tàu khác hiện đang được đóng cho Hải quân Nga Nikolai Zubov, dự kiến sẽ sớm được hạ thủy. Ngoài ra, các tàu phá băng Purga và Dzerzhinsky hiện đang được phát triển cho Lực lượng Cảnh sát biển Nga với những cấu hình riêng để phù hợp với vai trò cụ thể của họ trong lực lượng. Ảnh: Lễ khánh thành tàu phá băng thuộc Dự án 23550/Topwar.
Điểm đặc biệt của các tàu phá băng Dự án 23550 là khả năng hoạt động ở vùng cực có băng dày. Các tàu này trang bị pháo chính 76,2mm ở mũi, hai hệ thống phòng không AK-630M CIWS 30mm và hệ thống phóng tên lửa Kalibr. Một số nguồn tin cho biết chúng còn có thể được trang bị tên lửa chống hạm Uran (Zvezda Kh-35, NATO gọi là AS-20 Kayak).
Ảnh: Hệ thống phòng không AK-630M CIWS 30mm/Wikipedia.
Tên lửa chống hạm Uran (Zvezda Kh-35) là một loại tên lửa đa năng của Nga có chiều dài khoảng 4,5m và đường kính khoảng 0,42m. Kích thước nhỏ gọn cho phép tên lửa này có khả năng được triển khai từ nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm tàu ngầm, tàu mặt nước máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động và hệ thống phòng thủ ven biển. Ảnh: Phiên bản tên lửa Kh-35E/Wikipedia.
Tên lửa Uran với độ chính xác và hiệu quả trong nhiều tình huống chiến tranh hải quân còn được triển khai trên các tàu hộ vệ và tàu phá băng của Nga, tạo ra sự linh hoạt trong tác chiến. Đáng chú ý, Uran có thể đươc sử dụng để tấn công cơ sở quân sự trên bộ của đối phương. Ảnh: Mô hình phiên bản tên lửa Kh-35E/Wikipedia.
Tên lửa Uran được thiết kế để nhắm mục tiêu và vô hiệu hóa các tàu hải quân của đối phương, đặc biệt hiệu quả trong các tình huống chiến tranh hải quân. Nó là một phần trong kho vũ khí tiên tiến của Nga nhằm duy trì ưu thế trên biển và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng. Ảnh: Phác thảo tên lửa Kh-35E trong cấu hình bay/Wikipedia.
Uran (Zvezda Kh-35) có động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, cung cấp lực đẩy cần thiết để tên lửa tiếp cận mục tiêu. Nó được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến, bao gồm dẫn đường quán tính và dẫn đường bằng radar chủ động, đảm bảo độ chính xác cao ngay cả trong điều kiện khó khăn. Tốc độ và khả năng cơ động của tên lửa này khiến nó trở thành vũ khí đáng gờm trước tàu đối phương. Ảnh: Mô tả cấu tạo tên lửa Kh-35/missilery.info
Uran (Zvezda Kh-35) có thể được trang bị nhiều loại đầu đạn khác nhau tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, bao gồm các đầu đạn phân mảnh có sức nổ cao, được thiết kế để gây sát thương tối đa lên mục tiêu và các đầu đạn xuyên giáp, có hiệu quả chống lại các tàu bọc thép hạng nặng. Tính linh hoạt trong các lựa chọn đầu đạn cho phép tên lửa được điều chỉnh phù hợp với các tình huống đe dọa cụ thể. Ảnh: Mặt cắt ngang đầu dẫn radar chủ động của tên lửa Kh-35E/Wikipedia.
Phạm vi hoạt động của Uran (Zvezda Kh-35) ước tính là khoảng 120 km. Phạm vi này cho phép nó tấn công các mục tiêu ở khoảng cách đáng kể, mang lại lợi thế chiến lược trong các cuộc giao tranh hải quân. Tầm bắn của tên lửa, kết hợp với độ chính xác và sức mạnh hủy diệt, khiến nó trở thành một phần quan trọng trong khả năng tấn công của Hải quân Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga phóng tên lửa Zvezda Kh-35/ RIA Novosti.