Theo truyền thông nước ngoài đưa tin, vào ngày 6/11 vừa qua, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký một thỏa thuận với Cộng hòa Sudan về việc nước này sẽ thành lập một căn cứ hải quân mới ở Sudan để cung cấp dịch vụ hậu cần, tiếp tế và sửa chữa cho tàu thuyền. Đây là động thái nằm trong khuôn khổ hợp tác quân sự kéo dài 7 năm và thỏa thuận bên lề đã được Nga và Sudan ký kết từ năm 2019. Ảnh: Đội hình tàu chiến mặt nước của Hải quân Nga.Căn cứ mới sẽ được xây dựng tại thành phố Port Sudan với sự phục vụ của 300 nhân sự, có thể đồng thời phục vụ tới 4 tàu chiến, bao gồm cả chiếc tuần dương hạm chạy bằng năng lực hạt nhân lớp Kirov. Đây cũng chính là lần đầu tiên mà Nga xây dựng mới một căn cứ hải quân ở nước ngoài kể từ khi Liên Xô sụp đổ, hiện Nga cũng đang duy trì một căn cứ hải quân Tartus ở Syria tuy nhiên đây là căn cứ dựa trên tiền đề mà Liên Xô để lại. Ảnh: Hải quân Nga trong một cuộc duyệt binh.Cũng theo truyền thông, thảo thuận sơ bộ về việc thành lập căn cứ sẽ có thời hạn trong 25 năm và tự động gia hạn thêm 10 năm trong trường hợp cần thiết. Quân đội Nga hiện cũng đang có sự hiện diện tại nhiều nơi trên thế giới như Abkhazia, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nam Ossetia và Syria. Tổng cộng có 20 căn cứ đặt tại nước ngoài. Tuy nhiên hầu hết trong số chúng đều được sử dụng cho lực lượng mặt đất và không quân, chỉ có duy nhất một căn cứ hải quân nằm ở Tartus, Syria. Ảnh: Tàu hộ tống Buyan của hải quân Nga tại cảng Tartus ở Syria.Trước khi có thỏa thuận với Sudan, đã có thông tin về việc Nga cũng đã đàm phán với Djibouti và Somali với hi vọng có thể thành lập một căn cứ hải quân gần vịnh Aden. Trong tháng 1 năm nay, tin đồn rằng Nga đạt được thỏa thuận xây dựng căn cứ hải quân ở Somali với quy mô 1.500 quân thường trực tuy nhiên nó đã nhanh chóng bị bác bỏ. Ảnh: Tàu chiến hải quân Nga neo đậu tại cảng.So với thành lập căn cứ ở Somali hay Djibouti, căn cứ hải quân ở Sudan, bên bờ biển Đỏ lại xa vịnh Aden nơi mà hải quân Nga thường xuyên phải làm nhiệm vụ hơn. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là chi phí cho việc vận hành căn cứ cũng sẽ rẻ hơn nhiều, có thể lấy ví dụ như căn cứ Le Moniere của Mỹ ở Djibouti có giá thuê hàng năm là 63 triệu USD, trong khi đó tổng chi phí xây dựng căn cứ hải quân Nga ở Tartus, Syria chỉ là hơn 40 triệu USD. Ngoài ra, ở Djibouti hiện nay cũng đang duy trì căn cứ hải quân duy nhất của quân đội Trung Quốc và Nhật Bản ở hải ngoại. Ảnh: Căn cứ hải quân Nga.Hiện nay, khoảng cách căn cứ hải quân gần nhất của quân đội Nga ở Tartus, Syria đến vịnh Aden là 2.050 hải lý, với tốc độ di chuyển kinh tế là 14 hải lý/h thì ít nhất cũng phải mất từ 6 đến 7 ngày mới tới nơi. Trong khi đó, từ cảng ở Sudan đến vịnh Aden chỉ mất khoảng 1.000 hải lý với thời gian di chuyển chỉ chưa tới 3 ngày, ngoài ra nó còn có thể mở ra hướng hoạt động tới Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư, điều mà căn cứ hải quân Tartus không làm được. Ảnh: Căn cứ tàu ngầm của hải quân Nga.Kể từ khi Liên Xô sụp đổ cho tới nay, người ta đã chứng kiến một tình cảnh ngày càng giảm sút của hải quân Nga với việc không còn có thể triển khai tác chiến bất cứ một tàu sân bay nào nữa, chiếc duy nhất là Đô đốc Kuznetsov hiện đang vô cùng khó khăn về tương lai của nó. Dù cho thừa hưởng những di sản tuyệt vời của Liên Xô nhưng hầu hết hạm đội tàu chiến này đều đã vô cùng lớn tuổi, trong khi những chiếc được Nga đóng mới sau này lại có lực lượng nước nhỏ bé hơn nhiều so với những người tiền bối Liên Xô, khó có thể thực hiện các nhiệm vụ trên biển dài ngày. Ảnh: Tàu tuần dương chạy bằng năng lực hạt nhân lớp Kirov - chiếc Peter Đại đế của hải quân Nga.Hải quân Nga cũng đã mất đi vị thế trên biển của mình một cách trầm trọng khi đừng nói là so sánh với hải quân Mỹ, đến hải quân Trung Quốc cũng đã có sức mạnh vượt trội mà Nga không thể sánh bằng. Mỹ đã có 10 cụm tác chiến tàu sân bay, Trung Quốc trong năm nay sẽ hoàn thành 2 cụm và dự kiến trong 5 năm tới là có cụm thứ 3, Anh cũng đang cấp tốc tiến hành thành lập 2 cụm tác chiến tàu sân bay, tương tự là hải quân Ấn Độ. Thậm chí, năng lực tác chiến biển xa của hải quân Nga còn có thể nói là thua cả Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Ảnh: Căn cứ tàu ngầm NgaNga muốn xây dựng một căn cứ ở Sudan nhằm một số mục đích như bảo vệ tàu bè của mình khi qua lại vịnh Aden. Năm 2010, cướp biển Somali đã tấn công một tàu hàng khiến tàu khu trục săn ngầm lớp Udaloy của hải quân Nga phải tham gia ứng cứu. Ngoài ra, căn cứ này cũng giúp Nga hiện diện hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương nơi có đối tác thân cận Ấn Độ của mình, cũng giúp gia tăng tình gắn kết với hải quân Ấn Độ khi họ đang dần ngả sang thân Phương Tây. Ảnh: Đội hình tàu Nga duyệt binh.Dù sao, đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho việc hải quân Nga đang muốn mở rộng sự hiện diện của mình đến những khu vực phức tạp trên thế giới để bảo vệ lợi ích của họ, chứng tỏ người Nga đang dần trở lại với những cạnh tranh trên biển. Việc này cũng có thể thúc đẩy họ có thể tiếp tục đóng mới những con tàu chiến mới hơn cho nhiệm vụ hoạt động xa bờ. Ảnh: Tàu trinh sát do thám của hải quân Nga.
Theo truyền thông nước ngoài đưa tin, vào ngày 6/11 vừa qua, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký một thỏa thuận với Cộng hòa Sudan về việc nước này sẽ thành lập một căn cứ hải quân mới ở Sudan để cung cấp dịch vụ hậu cần, tiếp tế và sửa chữa cho tàu thuyền. Đây là động thái nằm trong khuôn khổ hợp tác quân sự kéo dài 7 năm và thỏa thuận bên lề đã được Nga và Sudan ký kết từ năm 2019. Ảnh: Đội hình tàu chiến mặt nước của Hải quân Nga.
Căn cứ mới sẽ được xây dựng tại thành phố Port Sudan với sự phục vụ của 300 nhân sự, có thể đồng thời phục vụ tới 4 tàu chiến, bao gồm cả chiếc tuần dương hạm chạy bằng năng lực hạt nhân lớp Kirov. Đây cũng chính là lần đầu tiên mà Nga xây dựng mới một căn cứ hải quân ở nước ngoài kể từ khi Liên Xô sụp đổ, hiện Nga cũng đang duy trì một căn cứ hải quân Tartus ở Syria tuy nhiên đây là căn cứ dựa trên tiền đề mà Liên Xô để lại. Ảnh: Hải quân Nga trong một cuộc duyệt binh.
Cũng theo truyền thông, thảo thuận sơ bộ về việc thành lập căn cứ sẽ có thời hạn trong 25 năm và tự động gia hạn thêm 10 năm trong trường hợp cần thiết. Quân đội Nga hiện cũng đang có sự hiện diện tại nhiều nơi trên thế giới như Abkhazia, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nam Ossetia và Syria. Tổng cộng có 20 căn cứ đặt tại nước ngoài. Tuy nhiên hầu hết trong số chúng đều được sử dụng cho lực lượng mặt đất và không quân, chỉ có duy nhất một căn cứ hải quân nằm ở Tartus, Syria. Ảnh: Tàu hộ tống Buyan của hải quân Nga tại cảng Tartus ở Syria.
Trước khi có thỏa thuận với Sudan, đã có thông tin về việc Nga cũng đã đàm phán với Djibouti và Somali với hi vọng có thể thành lập một căn cứ hải quân gần vịnh Aden. Trong tháng 1 năm nay, tin đồn rằng Nga đạt được thỏa thuận xây dựng căn cứ hải quân ở Somali với quy mô 1.500 quân thường trực tuy nhiên nó đã nhanh chóng bị bác bỏ. Ảnh: Tàu chiến hải quân Nga neo đậu tại cảng.
So với thành lập căn cứ ở Somali hay Djibouti, căn cứ hải quân ở Sudan, bên bờ biển Đỏ lại xa vịnh Aden nơi mà hải quân Nga thường xuyên phải làm nhiệm vụ hơn. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là chi phí cho việc vận hành căn cứ cũng sẽ rẻ hơn nhiều, có thể lấy ví dụ như căn cứ Le Moniere của Mỹ ở Djibouti có giá thuê hàng năm là 63 triệu USD, trong khi đó tổng chi phí xây dựng căn cứ hải quân Nga ở Tartus, Syria chỉ là hơn 40 triệu USD. Ngoài ra, ở Djibouti hiện nay cũng đang duy trì căn cứ hải quân duy nhất của quân đội Trung Quốc và Nhật Bản ở hải ngoại. Ảnh: Căn cứ hải quân Nga.
Hiện nay, khoảng cách căn cứ hải quân gần nhất của quân đội Nga ở Tartus, Syria đến vịnh Aden là 2.050 hải lý, với tốc độ di chuyển kinh tế là 14 hải lý/h thì ít nhất cũng phải mất từ 6 đến 7 ngày mới tới nơi. Trong khi đó, từ cảng ở Sudan đến vịnh Aden chỉ mất khoảng 1.000 hải lý với thời gian di chuyển chỉ chưa tới 3 ngày, ngoài ra nó còn có thể mở ra hướng hoạt động tới Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư, điều mà căn cứ hải quân Tartus không làm được. Ảnh: Căn cứ tàu ngầm của hải quân Nga.
Kể từ khi Liên Xô sụp đổ cho tới nay, người ta đã chứng kiến một tình cảnh ngày càng giảm sút của hải quân Nga với việc không còn có thể triển khai tác chiến bất cứ một tàu sân bay nào nữa, chiếc duy nhất là Đô đốc Kuznetsov hiện đang vô cùng khó khăn về tương lai của nó. Dù cho thừa hưởng những di sản tuyệt vời của Liên Xô nhưng hầu hết hạm đội tàu chiến này đều đã vô cùng lớn tuổi, trong khi những chiếc được Nga đóng mới sau này lại có lực lượng nước nhỏ bé hơn nhiều so với những người tiền bối Liên Xô, khó có thể thực hiện các nhiệm vụ trên biển dài ngày. Ảnh: Tàu tuần dương chạy bằng năng lực hạt nhân lớp Kirov - chiếc Peter Đại đế của hải quân Nga.
Hải quân Nga cũng đã mất đi vị thế trên biển của mình một cách trầm trọng khi đừng nói là so sánh với hải quân Mỹ, đến hải quân Trung Quốc cũng đã có sức mạnh vượt trội mà Nga không thể sánh bằng. Mỹ đã có 10 cụm tác chiến tàu sân bay, Trung Quốc trong năm nay sẽ hoàn thành 2 cụm và dự kiến trong 5 năm tới là có cụm thứ 3, Anh cũng đang cấp tốc tiến hành thành lập 2 cụm tác chiến tàu sân bay, tương tự là hải quân Ấn Độ. Thậm chí, năng lực tác chiến biển xa của hải quân Nga còn có thể nói là thua cả Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Ảnh: Căn cứ tàu ngầm Nga
Nga muốn xây dựng một căn cứ ở Sudan nhằm một số mục đích như bảo vệ tàu bè của mình khi qua lại vịnh Aden. Năm 2010, cướp biển Somali đã tấn công một tàu hàng khiến tàu khu trục săn ngầm lớp Udaloy của hải quân Nga phải tham gia ứng cứu. Ngoài ra, căn cứ này cũng giúp Nga hiện diện hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương nơi có đối tác thân cận Ấn Độ của mình, cũng giúp gia tăng tình gắn kết với hải quân Ấn Độ khi họ đang dần ngả sang thân Phương Tây. Ảnh: Đội hình tàu Nga duyệt binh.
Dù sao, đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho việc hải quân Nga đang muốn mở rộng sự hiện diện của mình đến những khu vực phức tạp trên thế giới để bảo vệ lợi ích của họ, chứng tỏ người Nga đang dần trở lại với những cạnh tranh trên biển. Việc này cũng có thể thúc đẩy họ có thể tiếp tục đóng mới những con tàu chiến mới hơn cho nhiệm vụ hoạt động xa bờ. Ảnh: Tàu trinh sát do thám của hải quân Nga.