Được xây dựng từ ngày 4/7/1917, căn cứ hải quân Norfolk, bang Virginia được xem là căn cứ hải quân lớn nhất hành tinh, đương nhiên là lớn nhất của Hải quân Mỹ với quy mô "hùng vĩ, hoành tráng". Nguồn ảnh: Navy RecognitionCác hệ thống cầu tàu ở đây có khả năng neo đậu những tàu chiến lớn nhất thế giới, bao gồm cả các siêu tàu sân bay hạt nhân 10 vạn tấn của Hải quân Mỹ. Trong ảnh, thiết giáp hạm khổng lồ của Hải quân Mỹ trong CTTG 2 được lưu giữ tại Norfolk. Nguồn ảnh: Navy RecognitionTheo một số tài liệu, ở căn cứ này có tới 14 cầu tàu cho phép neo đến 75 tàu chiến cỡ lớn và 11 hangar cho phép chứa đến 134 máy bay các loại. Nguồn ảnh: Navy RecognitionLực lượng hải quân đóng ở đây được phân đặc trách khu vực biển Atlantic, Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. Nguồn ảnh: Navy RecognitionTính đến tháng 2/2017, Norfolk là "ngôi nhà" của 4 nhóm tấn công tàu sân bay và các đội tàu hỗ trợ, ngoài ra còn là nơi neo đậu nghỉ ngơi của các tàu thuộc Bộ tư lệnh Hải vận cũng như hạm đội tàu ngầm. Nguồn ảnh: Navy RecognitionNgoài ra còn có lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ cũng chiếm một góc ở Norfolk. Nguồn ảnh: Navy RecognitionTheo các tài liệu được công bố, tính tới tháng 2/2017, có 20 tàu khu trục lớp Arleigh Burke luân phiên nằm nghỉ ngơi tại căn cứ này. Trong ảnh là khu trục hạm USS Oscar Austin (DDG-79) và USS Nitz (DDG-94). Nguồn ảnh: Navy RecognitionCó tất cả 6 tuần dương hạm lớp Ticonderoga đóng ở đây. Trong ảnh là tuần dương hạm USS Anzio (CG-68). Nguồn ảnh: Navy RecognitionCó tất cả 7 tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn có mặt ở đây. Trong ảnh là tàu đổ bộ tấn công USS Kearsarge (LHD-3). Nguồn ảnh: Navy RecognitionTàu vận tải đổ bộ hạng nặng USS Arlington (LPD-24). Nguồn ảnh: Navy RecognitionCó tất cả 5 tàu sân bay lớp Nimitz và một tàu lớp Ford được phân bổ tại căn cứ Norfolk. Tuy nhiên, hiện đa số các tàu sân bay đều đã ra biển làm nhiệm vụ, trong khi chỉ có chiếc Gerald R. Ford (CVN-78) đang thực hiện công tác thử nghiệm tại cảng. Nguồn ảnh: Navy RecognitionThông thường, vào dịp lễ Giáng sinh, các tàu sân bay Mỹ sẽ tụ hội về căn cứ này cùng nhiều trạm căn cứ khác tạo nên cảnh tượng hùng vĩ. Nguồn ảnh: Navy RecognitionBộ tư lệnh hải vận có tất cả 14 tàu tiếp tế tổng hợp cỡ lớn neo đậu tại Norfolk. Nguồn ảnh: Navy RecognitionVề hạm đội tàu ngầm, căn cứ hải quân Norlfolk là nhà của 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles. Nhưng không có chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio nào. Nguồn ảnh: Navy RecognitionTrong ảnh, một chiếc tàu ngầm Los Angeles dường như đang trải qua sửa chữa nhỏ tại cảng. Nguồn ảnh: Navy RecognitionTại Norfolk cũng có căn cứ không quân cực lớn mang tên "Norfolk Chambers Field" - là nơi đóng giữ của 5 phi đoàn máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye (chủ yếu trang bị cho đội tàu sân bay); một phi đoàn vận tải trên tàu sân bay C-2A; 3 phi đoàn trực thăng quét thủy lôi MH-53E Sea Dragon và 8 phi đoàn trực thăng tuần tra biển MH-60S. Nguồn ảnh: Navy RecognitionTrong ảnh, thiết giáp hạm USS Wisconson (BB-64) - một trong những chiến hạm lớn nhất của Hải quân Mỹ thời CTTG 2. Nó phục vụ bền bỉ từ năm 1944 đến tận năm 2006. Kể từ năm 2009, BB-64 được đưa vào Norfolk làm tàu bảo tàng. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Được xây dựng từ ngày 4/7/1917, căn cứ hải quân Norfolk, bang Virginia được xem là căn cứ hải quân lớn nhất hành tinh, đương nhiên là lớn nhất của Hải quân Mỹ với quy mô "hùng vĩ, hoành tráng". Nguồn ảnh: Navy Recognition
Các hệ thống cầu tàu ở đây có khả năng neo đậu những tàu chiến lớn nhất thế giới, bao gồm cả các siêu tàu sân bay hạt nhân 10 vạn tấn của Hải quân Mỹ. Trong ảnh, thiết giáp hạm khổng lồ của Hải quân Mỹ trong CTTG 2 được lưu giữ tại Norfolk. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Theo một số tài liệu, ở căn cứ này có tới 14 cầu tàu cho phép neo đến 75 tàu chiến cỡ lớn và 11 hangar cho phép chứa đến 134 máy bay các loại. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Lực lượng hải quân đóng ở đây được phân đặc trách khu vực biển Atlantic, Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Tính đến tháng 2/2017, Norfolk là "ngôi nhà" của 4 nhóm tấn công tàu sân bay và các đội tàu hỗ trợ, ngoài ra còn là nơi neo đậu nghỉ ngơi của các tàu thuộc Bộ tư lệnh Hải vận cũng như hạm đội tàu ngầm. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Ngoài ra còn có lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ cũng chiếm một góc ở Norfolk. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Theo các tài liệu được công bố, tính tới tháng 2/2017, có 20 tàu khu trục lớp Arleigh Burke luân phiên nằm nghỉ ngơi tại căn cứ này. Trong ảnh là khu trục hạm USS Oscar Austin (DDG-79) và USS Nitz (DDG-94). Nguồn ảnh: Navy Recognition
Có tất cả 6 tuần dương hạm lớp Ticonderoga đóng ở đây. Trong ảnh là tuần dương hạm USS Anzio (CG-68). Nguồn ảnh: Navy Recognition
Có tất cả 7 tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn có mặt ở đây. Trong ảnh là tàu đổ bộ tấn công USS Kearsarge (LHD-3). Nguồn ảnh: Navy Recognition
Tàu vận tải đổ bộ hạng nặng USS Arlington (LPD-24). Nguồn ảnh: Navy Recognition
Có tất cả 5 tàu sân bay lớp Nimitz và một tàu lớp Ford được phân bổ tại căn cứ Norfolk. Tuy nhiên, hiện đa số các tàu sân bay đều đã ra biển làm nhiệm vụ, trong khi chỉ có chiếc Gerald R. Ford (CVN-78) đang thực hiện công tác thử nghiệm tại cảng. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Thông thường, vào dịp lễ Giáng sinh, các tàu sân bay Mỹ sẽ tụ hội về căn cứ này cùng nhiều trạm căn cứ khác tạo nên cảnh tượng hùng vĩ. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Bộ tư lệnh hải vận có tất cả 14 tàu tiếp tế tổng hợp cỡ lớn neo đậu tại Norfolk. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Về hạm đội tàu ngầm, căn cứ hải quân Norlfolk là nhà của 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles. Nhưng không có chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio nào. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Trong ảnh, một chiếc tàu ngầm Los Angeles dường như đang trải qua sửa chữa nhỏ tại cảng. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Tại Norfolk cũng có căn cứ không quân cực lớn mang tên "Norfolk Chambers Field" - là nơi đóng giữ của 5 phi đoàn máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye (chủ yếu trang bị cho đội tàu sân bay); một phi đoàn vận tải trên tàu sân bay C-2A; 3 phi đoàn trực thăng quét thủy lôi MH-53E Sea Dragon và 8 phi đoàn trực thăng tuần tra biển MH-60S. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Trong ảnh, thiết giáp hạm USS Wisconson (BB-64) - một trong những chiến hạm lớn nhất của Hải quân Mỹ thời CTTG 2. Nó phục vụ bền bỉ từ năm 1944 đến tận năm 2006. Kể từ năm 2009, BB-64 được đưa vào Norfolk làm tàu bảo tàng. Nguồn ảnh: Navy Recognition