Tính tới thời điểm hiện tại Hải quân Triều Tiên đã có lịch sử phát triển 71 năm, thậm chí họ còn ra đời trước cả Hải quân Hàn Quốc. Tuy nhiên cho tới này quy mô của lực lượng này chỉ luôn nằm ở mức phòng vệ và hầu như không được tái trang bị trong suốt những thập niên. Điều này khiến giới phân tích đặt ra câu hỏi về khả năng thực sự của Hải quân Triều Tiên, khi nó hoàn toàn trái ngược với sức mạnh ở các binh chủng khác của nước này. Nguồn ảnh: donga.com.Về quy mô của Hải quân Triều Tiên hiện tại theo thống kê trong lần gần đây nhất vào năm 2015, quân số hải quân nước này khoảng 60.000 quân và được trang bị 140 tàu chiến các loại tất cả đều là các tàu chiến cỡ nhỏ. Chỉ có khoảng 7 chiếc trong số đó là có năng lực chiến đấu đáng quan tâm. Nguồn ảnh: donga.com.Nói như vậy để thấy sức mạnh của hải quân Triều Tiêu phần lớn là dựa vào các đơn vị tác chiến trên bộ hơn là sức mạnh thực sự trên biển, khi nhìn qua bên Hải quân Hàn Quốc họ có quân số 70.000 quân trong đó đã bao gồm 29.000 thủy quân lục chiến nhưng lại sở hữu 170 tàu chiến có năng lực chiến đấu rõ ràng. Nguồn ảnh: Mike's Military.Các lớp tàu chiến có sức mạnh tương đối và có thể tham gia một trận hải chiến thực thụ của Hải quân Triều Tiên chỉ đếm trên đầu ngón tay như tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Najin, tàu hộ vệ Sariwon. Tổng số tàu chiến của hai lớp này chỉ trên dưới 10 tàu và tất cả đều có thời gian phục vụ hơn 20 năm. Nguồn ảnh: egloos.com.Trong giai đoạn từ năm 2011 trở lại gần đây, Triều Tiên cũng tiến hành phát triển một số mẫu tàu chiến và tàu đa năng thế hệ mới nhưng tất cả chỉ đều dừng lại ở mức nguyên mẫu và không thể đưa vào sản xuất hàng loạt. Một phần do nước này bị cấm vận từ bên ngoài khi không tiếp cận được các công nghệ hàng hải hiện đại. Nguồn ảnh: Reuters.Quay lại với lớp tàu chiến mạnh nhất của Triều Tiên lớp tàu hộ vệ Najin, chúng được sản xuất trong giai đoạn đầu thập niên 1970 đến năm 1979 với số lượng chỉ vỏn vẹn 4 chiếc cho tới nay Najin chỉ còn 2 chiếc là có thể hoạt động. Nguồn ảnh: Wikipedia.Dù được xem là soái hạm của Hải quân Triều Tiên nhưng các tàu Najin chỉ có lượng giãn nước khoảng 1.600 tấn và dài 100m. Hệ thống vũ khí chính của chúng đa phần là hải pháo và chỉ được trang bị hai tên lửa chống hạm đã lỗi thời là P-15 hoặc bản sao của Kh-35. Nguồn ảnh: NK News.Mẫu tàu chiến số hai của Hải quân Triều Tiên là các tàu hộ vệ lớp Sariwon với biên đội tàu gồm 5 chiếc được đưa vào trang bị từ những năm 1960 có lượng giãn nước chỉ 450 tấn với chiều dài cơ sở chỉ hơn 65m. Nguồn ảnh: Military Edge.Vũ khí chính của lớp tàu chiến này chỉ là các hải pháo 100mm, 57mm, 37mm và cả 14.5mm tất cả đều là các loại hỏa lực thông thường và có tầm bắn cực kỳ hạn chế. Nhìn chung Sariwon hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại. Nguồn ảnh: Reddit.Tuy nhiên trong những mặt tối, Hải quân Triều Tiên cũng có những mặt sáng khi trong năm 2000 nước này lần đầu tiên giới thiệu mẫu tàu tấn công nhanh mang tên lửa lớp Nongo có thiết kế khá hiện đại, và đây được xem là tàu chiến hiện đại nhất của Triều Tiên trong giai đoạn từ năm 2000 đến tận hiện tại. Nguồn ảnh: Mike's Military.Nongo có thiết kế hai thân khá đặc biệt ít nhiều hổ trợ tàng hình trên biển, nó có lượng giãn nước chỉ 2000 tấn với chiều dài cơ sở khoảng 40m. Nhưng bù lại Nongo có thể mang theo 4 tên lửa chống hạm Kh-35 (một biến thể sao chép chưa rõ tên của Kh-35) kết hợp với đó là tốc độ di chuyển cực nhanh của nó hơn 40 hải lý/giờ. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài số tàu chiến trên, Hải quân Triều Tiên còn có khoảng 50 tàu chiến cỡ nhỏ khác bao gồm các tàu tấn công tên lửa và tàu quét mìn, thông tin về các tàu chiến này vẫn còn là một ẩn số khi chúng rất hiếm khi xuất hiện. Dù vậy như mọi tàu chiến khác của Triều Tiên các tàu này đều có niên hạn phục vụ đều trên 20 năm. Nguồn ảnh: Mike's Military.Không nổi tiếng về lực lượng tàu mặt nước, nhưng Triều Tiên lại có lực lượng tàu ngầm và bán ngầm khá hùng mạnh với quân số lên đến 70 chiếc. Còn năng lực tác chiến của các tàu này chắc không cần phải nói đến bởi chúng hoàn toàn không phân theo tiêu chuẩn tàu ngầm chung nào trên thế giới. Nguồn ảnh: SouthFront.Nguy hiểm nhất trong số này vẫn là các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Type 033 và Sang-O, chúng đều là các tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ có lượng giãn nước chỉ từ 300 tấn và tối đa là 2.000 tấn. Với hệ thống vũ khí chính là các ngư lôi 533mm có tầm bắn khoảng trên dưới 20.000m. Nguồn ảnh: The Daily Beast.Trong số lực lượng tàu ngầm có một cái tên đáng lưu ý là lớp tàu ngầm tấn công Sinpo một biến thể cải tiến của Type 033, với khả năng triển khai tên lửa đạn đạo chiến lược phóng đi từ tàu ngầm Pukkuksong-1 có tầm bắn hiệu quả lên đến hơn 2.000km có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân (hiện nay Triều Tiên đã tích hợp thành công vũ khí hạt nhân lên trên tên lửa). Nguồn ảnh: Defense Update.Sinpo và Pukkuksong-1 thực sự là một mối đe dọa rất lớn đối với Mỹ và các nước đồng minh ở khu vực Đông Bắc Á ngay cả khi Triều Tiên chỉ có duy nhất một tàu chiến loại này. Khi Bình Nhưỡng có thể tung nó ra để tấn công bất cứ mục tiêu nào mà họ muốn. Nguồn ảnh: Defense Update.
Tính tới thời điểm hiện tại Hải quân Triều Tiên đã có lịch sử phát triển 71 năm, thậm chí họ còn ra đời trước cả Hải quân Hàn Quốc. Tuy nhiên cho tới này quy mô của lực lượng này chỉ luôn nằm ở mức phòng vệ và hầu như không được tái trang bị trong suốt những thập niên. Điều này khiến giới phân tích đặt ra câu hỏi về khả năng thực sự của Hải quân Triều Tiên, khi nó hoàn toàn trái ngược với sức mạnh ở các binh chủng khác của nước này. Nguồn ảnh: donga.com.
Về quy mô của Hải quân Triều Tiên hiện tại theo thống kê trong lần gần đây nhất vào năm 2015, quân số hải quân nước này khoảng 60.000 quân và được trang bị 140 tàu chiến các loại tất cả đều là các tàu chiến cỡ nhỏ. Chỉ có khoảng 7 chiếc trong số đó là có năng lực chiến đấu đáng quan tâm. Nguồn ảnh: donga.com.
Nói như vậy để thấy sức mạnh của hải quân Triều Tiêu phần lớn là dựa vào các đơn vị tác chiến trên bộ hơn là sức mạnh thực sự trên biển, khi nhìn qua bên Hải quân Hàn Quốc họ có quân số 70.000 quân trong đó đã bao gồm 29.000 thủy quân lục chiến nhưng lại sở hữu 170 tàu chiến có năng lực chiến đấu rõ ràng. Nguồn ảnh: Mike's Military.
Các lớp tàu chiến có sức mạnh tương đối và có thể tham gia một trận hải chiến thực thụ của Hải quân Triều Tiên chỉ đếm trên đầu ngón tay như tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Najin, tàu hộ vệ Sariwon. Tổng số tàu chiến của hai lớp này chỉ trên dưới 10 tàu và tất cả đều có thời gian phục vụ hơn 20 năm. Nguồn ảnh: egloos.com.
Trong giai đoạn từ năm 2011 trở lại gần đây, Triều Tiên cũng tiến hành phát triển một số mẫu tàu chiến và tàu đa năng thế hệ mới nhưng tất cả chỉ đều dừng lại ở mức nguyên mẫu và không thể đưa vào sản xuất hàng loạt. Một phần do nước này bị cấm vận từ bên ngoài khi không tiếp cận được các công nghệ hàng hải hiện đại. Nguồn ảnh: Reuters.
Quay lại với lớp tàu chiến mạnh nhất của Triều Tiên lớp tàu hộ vệ Najin, chúng được sản xuất trong giai đoạn đầu thập niên 1970 đến năm 1979 với số lượng chỉ vỏn vẹn 4 chiếc cho tới nay Najin chỉ còn 2 chiếc là có thể hoạt động. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Dù được xem là soái hạm của Hải quân Triều Tiên nhưng các tàu Najin chỉ có lượng giãn nước khoảng 1.600 tấn và dài 100m. Hệ thống vũ khí chính của chúng đa phần là hải pháo và chỉ được trang bị hai tên lửa chống hạm đã lỗi thời là P-15 hoặc bản sao của Kh-35. Nguồn ảnh: NK News.
Mẫu tàu chiến số hai của Hải quân Triều Tiên là các tàu hộ vệ lớp Sariwon với biên đội tàu gồm 5 chiếc được đưa vào trang bị từ những năm 1960 có lượng giãn nước chỉ 450 tấn với chiều dài cơ sở chỉ hơn 65m. Nguồn ảnh: Military Edge.
Vũ khí chính của lớp tàu chiến này chỉ là các hải pháo 100mm, 57mm, 37mm và cả 14.5mm tất cả đều là các loại hỏa lực thông thường và có tầm bắn cực kỳ hạn chế. Nhìn chung Sariwon hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại. Nguồn ảnh: Reddit.
Tuy nhiên trong những mặt tối, Hải quân Triều Tiên cũng có những mặt sáng khi trong năm 2000 nước này lần đầu tiên giới thiệu mẫu tàu tấn công nhanh mang tên lửa lớp Nongo có thiết kế khá hiện đại, và đây được xem là tàu chiến hiện đại nhất của Triều Tiên trong giai đoạn từ năm 2000 đến tận hiện tại. Nguồn ảnh: Mike's Military.
Nongo có thiết kế hai thân khá đặc biệt ít nhiều hổ trợ tàng hình trên biển, nó có lượng giãn nước chỉ 2000 tấn với chiều dài cơ sở khoảng 40m. Nhưng bù lại Nongo có thể mang theo 4 tên lửa chống hạm Kh-35 (một biến thể sao chép chưa rõ tên của Kh-35) kết hợp với đó là tốc độ di chuyển cực nhanh của nó hơn 40 hải lý/giờ. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài số tàu chiến trên, Hải quân Triều Tiên còn có khoảng 50 tàu chiến cỡ nhỏ khác bao gồm các tàu tấn công tên lửa và tàu quét mìn, thông tin về các tàu chiến này vẫn còn là một ẩn số khi chúng rất hiếm khi xuất hiện. Dù vậy như mọi tàu chiến khác của Triều Tiên các tàu này đều có niên hạn phục vụ đều trên 20 năm. Nguồn ảnh: Mike's Military.
Không nổi tiếng về lực lượng tàu mặt nước, nhưng Triều Tiên lại có lực lượng tàu ngầm và bán ngầm khá hùng mạnh với quân số lên đến 70 chiếc. Còn năng lực tác chiến của các tàu này chắc không cần phải nói đến bởi chúng hoàn toàn không phân theo tiêu chuẩn tàu ngầm chung nào trên thế giới. Nguồn ảnh: SouthFront.
Nguy hiểm nhất trong số này vẫn là các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Type 033 và Sang-O, chúng đều là các tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ có lượng giãn nước chỉ từ 300 tấn và tối đa là 2.000 tấn. Với hệ thống vũ khí chính là các ngư lôi 533mm có tầm bắn khoảng trên dưới 20.000m. Nguồn ảnh: The Daily Beast.
Trong số lực lượng tàu ngầm có một cái tên đáng lưu ý là lớp tàu ngầm tấn công Sinpo một biến thể cải tiến của Type 033, với khả năng triển khai tên lửa đạn đạo chiến lược phóng đi từ tàu ngầm Pukkuksong-1 có tầm bắn hiệu quả lên đến hơn 2.000km có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân (hiện nay Triều Tiên đã tích hợp thành công vũ khí hạt nhân lên trên tên lửa). Nguồn ảnh: Defense Update.
Sinpo và Pukkuksong-1 thực sự là một mối đe dọa rất lớn đối với Mỹ và các nước đồng minh ở khu vực Đông Bắc Á ngay cả khi Triều Tiên chỉ có duy nhất một tàu chiến loại này. Khi Bình Nhưỡng có thể tung nó ra để tấn công bất cứ mục tiêu nào mà họ muốn. Nguồn ảnh: Defense Update.