Kể từ khi đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 2001 tới nay, Pháp đã có ý định bán tiêm kích Rafale cho rất nhiều nước châu Âu. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại, toàn châu Âu vẫn chưa có quốc gia nào ngoài Pháp sử dụng loại chiến đấu cơ đắt đỏ này. Nguồn ảnh: Wiki.Một trong những mục tiêu đâu tiên mà Pháp nhắm tới đó là các nước từng thuộc thành viên của khối Warsaw (Vác-xa-va) nay ngả sang thân phương Tây hoặc thậm chí là gia nhập NATO. Mục tiêu đầu tiên của Pháp là Slovakia - tuy nhiên như chúng ta đều biết, tới nay quốc gia này vẫn tiếp tục sử dụng MiG-29 như một chiến đấu cơ chủ lực của quốc gia mình. Nguồn ảnh: Flickr.Nhiều nguồn tin khẳng định, kể cả khi Slovakia từ bỏ MiG-29 và đồng bộ hoá lực lượng Không quân của mình với NATO, nước này cũng sẽ chọn F-16 hoặc F-35 từ Mỹ, còn chiến đấu cơ Dassault Rafale của Pháp, có thể khẳng định là không có cơ hội đặt chân vào biên chế không quân Slovakia. Nguồn ảnh: Quora.Trường hợp của Hungaria cũng tương tự, quốc gia này thậm chí còn đang mượn các chiến đấu cơ Gripen từ nước ngoài để sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí chứ không hề mua hẳn. Tổng cộng Hungaria mượn 12 chiếc JAS 39 Gripen từ Thuỵ Điển. Nguồn ảnh: Kingdom.Tiếp đến là Romania - quốc gia này cũng lựa chọn việc mua các chiến đấu cơ F-16 đã qua sử dụng từ Bồ Đào Nha. Với sự lựa chọn này, rõ ràng là Romania sẽ "nhẹ gánh" trong khoản tài chính hơn nhiều so với việc mua Rafale từ Pháp. Nguồn ảnh: Flickr.Quốc gia đông Âu cuối cùng từng được coi là khách hàng tiềm năng của Pháp chính là Ba Lan. Khác với các nước kể trên, Ba Lan là một quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh hơn hẳn. Tuy nhiên, cuối cùng Ba Lan lại chọn mua những chiến đấu cơ F-16 phiên bản mới nhất từ Mỹ - một quốc gia được nước này coi là đồng minh mang tính chiến lược chứ không phải Pháp. Nguồn ảnh: Francenavy.Các quốc gia "Bộ tứ Ông lớn" còn lại ở châu Âu bao gồm Anh, Đức, Italia và Tây Ban Nha lại có rất nhiều vấn đề với Pháp - nhất là về mặt quân sự. Đây cũng chính là bốn quốc gia đóng góp chính trong chương trình nghiên cứu và phát triển chiến đấu cơ loại Eurofighter Typhoon - thay vì chọn mua Rafale từ Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.Thêm vào đó, việc mua chiến đấu cơ Rafale - do Pháp tự sản xuất sẽ dẫn tới vấn đề thiếu tự chủ trong tương lai khi mọi linh kiện thay thế, đạn dược, đào tạo phi công cho tới các vấn đề "chính trị" đi kèm đều sẽ phải lệ thuộc vào Pháp - đây là điều mà các ông lớn ở châu Âu không hề muốn. Nguồn ảnh: Yoan.Các quốc gia còn lại ở châu Âu đủ tiềm lực kinh tế và khả năng thân thiết với Pháp đủ để được trang bị Rafele bao gồm Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên Hy Lạp lại chọn... Mirage 2000 chứ không phải Rafale. Hiện tại, một trong những hy vọng cuối cùng của Pháp đó là có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị Mỹ huỷ hợp đồng mua 100 chiếc F-35 - khi đó có thể Ankara sẽ phải cân nhắc lại lựa chọn Rafale của mình. Nguồn ảnh: Dassault.Tổng cộng tính tới thời điểm hiện tại, chiến đấu cơ Rafale của Pháp mới chỉ được sử dụng tại bốn quốc gia trên thế giới. Trong đó, Pháp là quốc gia duy nhất ở châu Âu sử dụng loại chiến đấu cơ này, tiếp theo là Ấn Độ, Qatar và cuối cùng là Ai Cập. Nguồn ảnh: Rafale. Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Rafale trị giá hơn 70 triệu USD của Pháp - Đắt nhưng rõ ràng là không xắt ra miếng.
Kể từ khi đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 2001 tới nay, Pháp đã có ý định bán tiêm kích Rafale cho rất nhiều nước châu Âu. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại, toàn châu Âu vẫn chưa có quốc gia nào ngoài Pháp sử dụng loại chiến đấu cơ đắt đỏ này. Nguồn ảnh: Wiki.
Một trong những mục tiêu đâu tiên mà Pháp nhắm tới đó là các nước từng thuộc thành viên của khối Warsaw (Vác-xa-va) nay ngả sang thân phương Tây hoặc thậm chí là gia nhập NATO. Mục tiêu đầu tiên của Pháp là Slovakia - tuy nhiên như chúng ta đều biết, tới nay quốc gia này vẫn tiếp tục sử dụng MiG-29 như một chiến đấu cơ chủ lực của quốc gia mình. Nguồn ảnh: Flickr.
Nhiều nguồn tin khẳng định, kể cả khi Slovakia từ bỏ MiG-29 và đồng bộ hoá lực lượng Không quân của mình với NATO, nước này cũng sẽ chọn F-16 hoặc F-35 từ Mỹ, còn chiến đấu cơ Dassault Rafale của Pháp, có thể khẳng định là không có cơ hội đặt chân vào biên chế không quân Slovakia. Nguồn ảnh: Quora.
Trường hợp của Hungaria cũng tương tự, quốc gia này thậm chí còn đang mượn các chiến đấu cơ Gripen từ nước ngoài để sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí chứ không hề mua hẳn. Tổng cộng Hungaria mượn 12 chiếc JAS 39 Gripen từ Thuỵ Điển. Nguồn ảnh: Kingdom.
Tiếp đến là Romania - quốc gia này cũng lựa chọn việc mua các chiến đấu cơ F-16 đã qua sử dụng từ Bồ Đào Nha. Với sự lựa chọn này, rõ ràng là Romania sẽ "nhẹ gánh" trong khoản tài chính hơn nhiều so với việc mua Rafale từ Pháp. Nguồn ảnh: Flickr.
Quốc gia đông Âu cuối cùng từng được coi là khách hàng tiềm năng của Pháp chính là Ba Lan. Khác với các nước kể trên, Ba Lan là một quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh hơn hẳn. Tuy nhiên, cuối cùng Ba Lan lại chọn mua những chiến đấu cơ F-16 phiên bản mới nhất từ Mỹ - một quốc gia được nước này coi là đồng minh mang tính chiến lược chứ không phải Pháp. Nguồn ảnh: Francenavy.
Các quốc gia "Bộ tứ Ông lớn" còn lại ở châu Âu bao gồm Anh, Đức, Italia và Tây Ban Nha lại có rất nhiều vấn đề với Pháp - nhất là về mặt quân sự. Đây cũng chính là bốn quốc gia đóng góp chính trong chương trình nghiên cứu và phát triển chiến đấu cơ loại Eurofighter Typhoon - thay vì chọn mua Rafale từ Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thêm vào đó, việc mua chiến đấu cơ Rafale - do Pháp tự sản xuất sẽ dẫn tới vấn đề thiếu tự chủ trong tương lai khi mọi linh kiện thay thế, đạn dược, đào tạo phi công cho tới các vấn đề "chính trị" đi kèm đều sẽ phải lệ thuộc vào Pháp - đây là điều mà các ông lớn ở châu Âu không hề muốn. Nguồn ảnh: Yoan.
Các quốc gia còn lại ở châu Âu đủ tiềm lực kinh tế và khả năng thân thiết với Pháp đủ để được trang bị Rafele bao gồm Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên Hy Lạp lại chọn... Mirage 2000 chứ không phải Rafale. Hiện tại, một trong những hy vọng cuối cùng của Pháp đó là có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị Mỹ huỷ hợp đồng mua 100 chiếc F-35 - khi đó có thể Ankara sẽ phải cân nhắc lại lựa chọn Rafale của mình. Nguồn ảnh: Dassault.
Tổng cộng tính tới thời điểm hiện tại, chiến đấu cơ Rafale của Pháp mới chỉ được sử dụng tại bốn quốc gia trên thế giới. Trong đó, Pháp là quốc gia duy nhất ở châu Âu sử dụng loại chiến đấu cơ này, tiếp theo là Ấn Độ, Qatar và cuối cùng là Ai Cập. Nguồn ảnh: Rafale.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Rafale trị giá hơn 70 triệu USD của Pháp - Đắt nhưng rõ ràng là không xắt ra miếng.