Tuần dương hạm USS Hue City được đặt theo tên trận đánh ở thành phố Huế mà quân Mỹ đối đấu với lực lượng quân giải phóng miền Nam trong chiến dịch Tết Mậu thân 1968. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài USS Hue City (CG-66), Hải quân Mỹ cũng từng đặt tên "Khe Sanh" và "Da Nang" cho tàu đổ bộ tấn công lớp Tarawa được đóng năm 1976. Tuy nhiên, chiếc này khi đưa vào biên chế lại được chuyển thành tên là Peleliu. Do đó, CG-66 trở thành chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ mang tên một thành phố của Việt Nam. Nguồn ảnh: Navaltoday.Chính thức được nhập biên Hải quân Mỹ vào ngày 14/9/1991, tuần dương hạm "Thành phố Huế" có chiều dài 173 mét, giãn nước 9.600 tấn, có tốc độ tối đa đạt 60 km/h, tàu được trang bị những loại cảm biến và rada tiên tiến nhất thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Navaltoday.Vũ khí chính trên tàu chính là 122 giếng phóng tên lửa Mk-41 VLS với khả năng phóng từ các loại tên lửa đối không, đối hạm tầm gần cho đến các tên lửa hành trình liên lục địa. Nguồn ảnh: Seaforces.Phía sau tàu còn có bãi đỗ trực thăng, chiếc tuần dương hạm này có khả năng chở theo tối đa 2 chiếc trực thăng săn ngầm Sikorsky SH-60B hoặc 2 chiếc MH-60R Seahawk. Nguồn ảnh: Militarynews.Tàu USS Hue city đã "suýt" bị loại biên vào năm 2014 vì thiếu ngân sách hoạt động và gặp phải hàng loạt hỏng hóc khiến nó phải sửa chữa trong vòng 8 tháng trời. Sau khi được Quốc hội Mỹ chấp thuận chi thêm ngân sách hoạt động, chiếc CG-66 này dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động cho đến năm 2021. Nguồn ảnh: Militarynews.Một nữ sĩ quan không quân đang vẫy chào người đồng nghiệp của mình trên chiếc MH-60R Seahawk từ sân đỗ trực thăng trên chiếc USS Hue city. Nguồn ảnh: Militarynews.Dự kiến chiếc USS Hue city sẽ được cho "về hưu" vào năm 2021 khi nó bước sang tuổi 30, tuy nhiên rất có thể phía Hải quân Mỹ sẽ hoán cải nó thành tàu tuần tra và tặng cho một nước đồng minh nào đó của mình để sử dụng với mục đích khác-một truyền thống lâu đời của Hải quân nước này. Nguồn ảnh: Militarynews.
Tuần dương hạm USS Hue City được đặt theo tên trận đánh ở thành phố Huế mà quân Mỹ đối đấu với lực lượng quân giải phóng miền Nam trong chiến dịch Tết Mậu thân 1968. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài USS Hue City (CG-66), Hải quân Mỹ cũng từng đặt tên "Khe Sanh" và "Da Nang" cho tàu đổ bộ tấn công lớp Tarawa được đóng năm 1976. Tuy nhiên, chiếc này khi đưa vào biên chế lại được chuyển thành tên là Peleliu. Do đó, CG-66 trở thành chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ mang tên một thành phố của Việt Nam. Nguồn ảnh: Navaltoday.
Chính thức được nhập biên Hải quân Mỹ vào ngày 14/9/1991, tuần dương hạm "Thành phố Huế" có chiều dài 173 mét, giãn nước 9.600 tấn, có tốc độ tối đa đạt 60 km/h, tàu được trang bị những loại cảm biến và rada tiên tiến nhất thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Navaltoday.
Vũ khí chính trên tàu chính là 122 giếng phóng tên lửa Mk-41 VLS với khả năng phóng từ các loại tên lửa đối không, đối hạm tầm gần cho đến các tên lửa hành trình liên lục địa. Nguồn ảnh: Seaforces.
Phía sau tàu còn có bãi đỗ trực thăng, chiếc tuần dương hạm này có khả năng chở theo tối đa 2 chiếc trực thăng săn ngầm Sikorsky SH-60B hoặc 2 chiếc MH-60R Seahawk. Nguồn ảnh: Militarynews.
Tàu USS Hue city đã "suýt" bị loại biên vào năm 2014 vì thiếu ngân sách hoạt động và gặp phải hàng loạt hỏng hóc khiến nó phải sửa chữa trong vòng 8 tháng trời. Sau khi được Quốc hội Mỹ chấp thuận chi thêm ngân sách hoạt động, chiếc CG-66 này dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động cho đến năm 2021. Nguồn ảnh: Militarynews.
Một nữ sĩ quan không quân đang vẫy chào người đồng nghiệp của mình trên chiếc MH-60R Seahawk từ sân đỗ trực thăng trên chiếc USS Hue city. Nguồn ảnh: Militarynews.
Dự kiến chiếc USS Hue city sẽ được cho "về hưu" vào năm 2021 khi nó bước sang tuổi 30, tuy nhiên rất có thể phía Hải quân Mỹ sẽ hoán cải nó thành tàu tuần tra và tặng cho một nước đồng minh nào đó của mình để sử dụng với mục đích khác-một truyền thống lâu đời của Hải quân nước này. Nguồn ảnh: Militarynews.