Ngày 14/10/1947, chuyến bay siêu âm đầu tiên của nhân loại được thực hiện thành công và người ghi dấu ấn là một phi công Chck Yeager - Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.Có kinh nghiệm hàng nghìn giờ bay với chiếc chiến đấu cơ P-51 hiện đại bậc nhất thế giới thời bấy giờ, Yeager có nằm mơ cũng không tưởng tượng được rằng mình sẽ trở thành người đầu tiên bay với tốc độ siêu âm. Năm nay, Yeager vẫn còn sống và đã bước qua tuổi 95 nhưng những dấu ấn về cuộc "dạo chơi" ở tốc độ âm thanh này chắc vẫn sẽ là những kỷ niệm khó quên với ông. Nguồn ảnh: BI.Phương tiện đưa Yeager vượt tốc độ âm thanh là chiếc máy bay tên lửa Bell X-1. Cần lưu ý rằng, đây là chiếc máy bay dùng động cơ tên lửa không phải là động cơ tuabin phản lực trên các máy bay chiến đấu phản lực sau CTTG 2 và hiện tại. Nguồn ảnh: BI.Được thiết kế để bay ở tốc độ lên tới 2600 km/h - đây là chiếc máy bay nhanh hơn mọi loại máy bay từng được ra đời và được coi là một trong những chiếc máy bay tên lửa nhanh nhất cho tới tận thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: BI.Đúng với tên gọi của mình, X-1 sử dụng động cơ tên lửa thay vì động cơ phản lực để đạt tốc độ bay kinh hồn bạt vía đến như vậy. Những chiếc X-1 đầu tiên được ra đời từ tháng 1/1946 nhưng phải mãi tới tháng 10/1947, người ta mới dám cho nó bay hết công suất để đạt tốc độ siêu âm. Nguồn ảnh: BI.Động cơ đẩy của chiếc siêu cơ Bell X-1 là loại XLR-11RM3 sử dụng nhiên liệu lỏng. Lượng nhiên liệu nó mang theo đủ để nó có thể bay trong thời gian 5 phút ở tốc độ tối đa. Mặc dù về lý thuyết Bell X-1 được thiết kế để bay với tốc độ 2600 km/h nhưng thực tế thử nghiệm cho thấy nó không thể vượt quá 1500 km/h. Nguồn ảnh: BI.Khác với một chiếc máy bay đúng nghĩa, Bell X-1 không thể tự cất cánh mà nó sẽ được gắn vào bụng chiếc B-50 - một loại máy bay ném bom hạng nặng được gọi là "máy bay mẹ". Khi đạt độ cao khoảng 10.000 mét và ở tốc độ hơn 700 km/h, chiếc Bell X-1 sẽ được thả ra như một quả bom và nó sẽ bắt đầu sử dụng động cơ tên lửa của mình để tăng tốc. Nguồn ảnh: BI.Sau năm phút bay ở tốc độ tối đa, chiếc Bell X-1 sẽ hết nhiên liệu và khi này, tốc độ tối đa của nó sẽ được ghi lại. Nhiệm vụ của phi công lái thử đó là điều chỉnh quỹ đạo bay của X-1 thật hợp lý để nó có thể hạ cánh thành công xuống đường băng. Nguồn ảnh: BI.Nhiều chuyên gia cho rằng, tốc độ của Bell X-1 có thể cao hơn nữa nhưng do sự thiếu hiểu biết của các kỹ sư trong lĩnh vực hàng không và vũ trụ của Mỹ thời bấy giờ, người ta sợ rằng chiếc X-1 có thể vượt ra ngoài quỹ đạo và bay thẳng vào không gian nến như nó bay quá nhanh. Thực tế thì độ cao tối đa mà X-1 có thể với tới cũng mới chỉ đến 22.000 mét. Nguồn ảnh: BI.Cận cảnh bộ quần áo bay của phi hành gia đầu tiên trong lịch sử nhân loại bay với tốc độ siêu âm. 75 năm kể từ chuyến bay này, ngày này rất nhiều loại phương tiện bay cả dân sự và quân sự đều đã có khả năng đạt được tốc độ bay siêu âm. Nguồn ảnh: BI.Mời độc giả xem Video: Máy bay Yak 141 của Liên Xô với khả năng bay siêu âm và hạ cánh đường băng ngắn.
Ngày 14/10/1947, chuyến bay siêu âm đầu tiên của nhân loại được thực hiện thành công và người ghi dấu ấn là một phi công Chck Yeager - Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Có kinh nghiệm hàng nghìn giờ bay với chiếc chiến đấu cơ P-51 hiện đại bậc nhất thế giới thời bấy giờ, Yeager có nằm mơ cũng không tưởng tượng được rằng mình sẽ trở thành người đầu tiên bay với tốc độ siêu âm. Năm nay, Yeager vẫn còn sống và đã bước qua tuổi 95 nhưng những dấu ấn về cuộc "dạo chơi" ở tốc độ âm thanh này chắc vẫn sẽ là những kỷ niệm khó quên với ông. Nguồn ảnh: BI.
Phương tiện đưa Yeager vượt tốc độ âm thanh là chiếc máy bay tên lửa Bell X-1. Cần lưu ý rằng, đây là chiếc máy bay dùng động cơ tên lửa không phải là động cơ tuabin phản lực trên các máy bay chiến đấu phản lực sau CTTG 2 và hiện tại. Nguồn ảnh: BI.
Được thiết kế để bay ở tốc độ lên tới 2600 km/h - đây là chiếc máy bay nhanh hơn mọi loại máy bay từng được ra đời và được coi là một trong những chiếc máy bay tên lửa nhanh nhất cho tới tận thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: BI.
Đúng với tên gọi của mình, X-1 sử dụng động cơ tên lửa thay vì động cơ phản lực để đạt tốc độ bay kinh hồn bạt vía đến như vậy. Những chiếc X-1 đầu tiên được ra đời từ tháng 1/1946 nhưng phải mãi tới tháng 10/1947, người ta mới dám cho nó bay hết công suất để đạt tốc độ siêu âm. Nguồn ảnh: BI.
Động cơ đẩy của chiếc siêu cơ Bell X-1 là loại XLR-11RM3 sử dụng nhiên liệu lỏng. Lượng nhiên liệu nó mang theo đủ để nó có thể bay trong thời gian 5 phút ở tốc độ tối đa. Mặc dù về lý thuyết Bell X-1 được thiết kế để bay với tốc độ 2600 km/h nhưng thực tế thử nghiệm cho thấy nó không thể vượt quá 1500 km/h. Nguồn ảnh: BI.
Khác với một chiếc máy bay đúng nghĩa, Bell X-1 không thể tự cất cánh mà nó sẽ được gắn vào bụng chiếc B-50 - một loại máy bay ném bom hạng nặng được gọi là "máy bay mẹ". Khi đạt độ cao khoảng 10.000 mét và ở tốc độ hơn 700 km/h, chiếc Bell X-1 sẽ được thả ra như một quả bom và nó sẽ bắt đầu sử dụng động cơ tên lửa của mình để tăng tốc. Nguồn ảnh: BI.
Sau năm phút bay ở tốc độ tối đa, chiếc Bell X-1 sẽ hết nhiên liệu và khi này, tốc độ tối đa của nó sẽ được ghi lại. Nhiệm vụ của phi công lái thử đó là điều chỉnh quỹ đạo bay của X-1 thật hợp lý để nó có thể hạ cánh thành công xuống đường băng. Nguồn ảnh: BI.
Nhiều chuyên gia cho rằng, tốc độ của Bell X-1 có thể cao hơn nữa nhưng do sự thiếu hiểu biết của các kỹ sư trong lĩnh vực hàng không và vũ trụ của Mỹ thời bấy giờ, người ta sợ rằng chiếc X-1 có thể vượt ra ngoài quỹ đạo và bay thẳng vào không gian nến như nó bay quá nhanh. Thực tế thì độ cao tối đa mà X-1 có thể với tới cũng mới chỉ đến 22.000 mét. Nguồn ảnh: BI.
Cận cảnh bộ quần áo bay của phi hành gia đầu tiên trong lịch sử nhân loại bay với tốc độ siêu âm. 75 năm kể từ chuyến bay này, ngày này rất nhiều loại phương tiện bay cả dân sự và quân sự đều đã có khả năng đạt được tốc độ bay siêu âm. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Máy bay Yak 141 của Liên Xô với khả năng bay siêu âm và hạ cánh đường băng ngắn.