Và góp phần không nhỏ vào chiến thắng của quân Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ Hai không thể không kể đến các loại phương tiện cơ giới mà lực lượng này đã sử dụng trên khắp các mặt trận. Nổi tiếng nhất trong số đó có thể kể tới mẫu xe Jeep Willys MB, phương tiện di chuyển chủ yếu của nhiều đơn vị bộ binh Đồng Minh ở Mặt trận phía Tây, theo ước tính có tới hơn 500.000 Willys MB được sản xuất trong suốt thời gian CTTG 2 diễn ra. Nguồn ảnh: Warhistory.Không chỉ là phương tiện chuyên chở, những chiếc xe Jeep còn có thể được cải biên thành những phương tiện chiến đấu dành cho lực lượng đặc biệt hoặc hổ trợ hỏa lực cho bộ binh trên chiến trường. Vũ khí trang bị cho chúng cũng khá đa dạng gồm súng máy, cối 60mm, hay thậm chí là cả súng không giật. Nguồn ảnh: Warhistory.Một mẫu phương tiện khác cũng góp mặt khá nhiều trong CTTG 2 là xe tải quân sự GMC. Những chiếc xe tải GMC này được sản xuất chủ yếu ở Canada và được vận chuyển tới khắp các mặt trận trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory.Xe tải GMC là mẫu phương tiện vận chuyển chính của quân Đồng Minh trên chiến trường và hoạt động gần như đa năng khi vừa chuyển chở hàng hóa, binh lính và cả chiến đấu khi cần thiết. Và dĩ nhiên GMC cũng được Mỹ chuyển giao cho Liên Xô trong suốt cuộc chiến, khi Moscow thiếu trầm trọng các phương tiện vận tải trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Warhistory.Cái tên tiếp theo cần được nói đến là tàu đổ bộ LCVP phương tiện đổ bộ chính của quân Đồng Minh trong những chiến dịch đổ bộ lên châu Âu như Sicily và Normandy. Đây là mẫu tàu đổ bộ khá rẻ tiền và hiệu quả, giúp đưa hàng nghìn quân từ các tàu vận tải vào bờ nhanh chóng và an toàn. Nguồn ảnh: Warhistory.Nếu trên biển bộ binh Đồng Minh có tàu LCVP thì trên không lính dù của họ lại các máy bay vận tải chiến thuật C-47 Dakota, mẫu máy bay vận tải phổ biến nhất trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Warhistory.Có khả năng chở theo khoảng 1 tiểu đội lính dù với trang thiết bị đầy đủ, máy bay vận tải Dakota có thể bay ổn định ở độ cao thấp, tầm bay tới 5000 km và đặc biệt là có khả năng leo lên độ cao 3000 mét chỉ trong 10 phút, cực kỳ thích hợp với chiến thuật đổ bộ đường không thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Warhistory.Đóng vai trò lớn nhất trong chiến thắng của quân Đồng Minh tại Mặt trận Thái Bình Dương chính là lực lượng tác chiến tàu sân bay của hải quân Mỹ khi họ phải đối đầu với lực lượng hùng mạnh của Đế quốc Nhật Bản. Nguồn ảnh: Warhistory.Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, Hải quân Mỹ đã tự trang bị thêm cho mình khoảng 1.200 tàu chiến các loại, trong đó họ có tới 27 tàu sân bay hoạt động chủ yếu ở Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Warhistory.Trên đất liền, xe tăng M4 Sherman cũng được coi là mẫu xe tăng thành công nhất của Đồng Minh ở Mặt trận phía Tây, còn ở phía Đông là T-34 của Liên Xô. M4 có sức mạnh hỏa lực chỉ ở mức tương đối, nhưng có khả năng cơ động nhanh và dễ sửa chữa hơn các dòng xe tăng của Đức cùng thời. Thậm chí trong một số giai đoạn Liên Xô cũng sử dụng M4 viện trợ từ Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistory.Đầu chiến tranh, những chiếc máy bay Zero của Nhật đã khiến Hải quân Mỹ khá vất vả vì nó quá ưu việt. Tuy nhiên sau khi tiêm kích P-51 được đưa vào sử dụng, những cuộc không chiến trên bầu trời Thái Bình Dương đã có kết cục nghiêng hẳn về phía Mỹ. P-51 được coi là một trong những chiếc máy bay tốt nhất của Đồng Minh. Nguồn ảnh: Warhistory.Nhìn chung, với nguồn lực vô tận của mình quân Đồng Minh biết cách tận dụng tối đa lợi thế của các loại phương tiện cơ giới điều họ chưa làm được trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Nhưng dù muộn còn hơn không bởi họ vẫn là người chiến thắng nhờ vào sự thay đổi kịp thời trong tác chiến hiện đại, nơi các phương tiện cơ giới đóng vai trò chủ đạo. Nguồn ảnh: Warhistory.
Và góp phần không nhỏ vào chiến thắng của quân Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ Hai không thể không kể đến các loại phương tiện cơ giới mà lực lượng này đã sử dụng trên khắp các mặt trận. Nổi tiếng nhất trong số đó có thể kể tới mẫu xe Jeep Willys MB, phương tiện di chuyển chủ yếu của nhiều đơn vị bộ binh Đồng Minh ở Mặt trận phía Tây, theo ước tính có tới hơn 500.000 Willys MB được sản xuất trong suốt thời gian CTTG 2 diễn ra. Nguồn ảnh: Warhistory.
Không chỉ là phương tiện chuyên chở, những chiếc xe Jeep còn có thể được cải biên thành những phương tiện chiến đấu dành cho lực lượng đặc biệt hoặc hổ trợ hỏa lực cho bộ binh trên chiến trường. Vũ khí trang bị cho chúng cũng khá đa dạng gồm súng máy, cối 60mm, hay thậm chí là cả súng không giật. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một mẫu phương tiện khác cũng góp mặt khá nhiều trong CTTG 2 là xe tải quân sự GMC. Những chiếc xe tải GMC này được sản xuất chủ yếu ở Canada và được vận chuyển tới khắp các mặt trận trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory.
Xe tải GMC là mẫu phương tiện vận chuyển chính của quân Đồng Minh trên chiến trường và hoạt động gần như đa năng khi vừa chuyển chở hàng hóa, binh lính và cả chiến đấu khi cần thiết. Và dĩ nhiên GMC cũng được Mỹ chuyển giao cho Liên Xô trong suốt cuộc chiến, khi Moscow thiếu trầm trọng các phương tiện vận tải trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cái tên tiếp theo cần được nói đến là tàu đổ bộ LCVP phương tiện đổ bộ chính của quân Đồng Minh trong những chiến dịch đổ bộ lên châu Âu như Sicily và Normandy. Đây là mẫu tàu đổ bộ khá rẻ tiền và hiệu quả, giúp đưa hàng nghìn quân từ các tàu vận tải vào bờ nhanh chóng và an toàn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nếu trên biển bộ binh Đồng Minh có tàu LCVP thì trên không lính dù của họ lại các máy bay vận tải chiến thuật C-47 Dakota, mẫu máy bay vận tải phổ biến nhất trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Warhistory.
Có khả năng chở theo khoảng 1 tiểu đội lính dù với trang thiết bị đầy đủ, máy bay vận tải Dakota có thể bay ổn định ở độ cao thấp, tầm bay tới 5000 km và đặc biệt là có khả năng leo lên độ cao 3000 mét chỉ trong 10 phút, cực kỳ thích hợp với chiến thuật đổ bộ đường không thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đóng vai trò lớn nhất trong chiến thắng của quân Đồng Minh tại Mặt trận Thái Bình Dương chính là lực lượng tác chiến tàu sân bay của hải quân Mỹ khi họ phải đối đầu với lực lượng hùng mạnh của Đế quốc Nhật Bản. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, Hải quân Mỹ đã tự trang bị thêm cho mình khoảng 1.200 tàu chiến các loại, trong đó họ có tới 27 tàu sân bay hoạt động chủ yếu ở Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trên đất liền, xe tăng M4 Sherman cũng được coi là mẫu xe tăng thành công nhất của Đồng Minh ở Mặt trận phía Tây, còn ở phía Đông là T-34 của Liên Xô. M4 có sức mạnh hỏa lực chỉ ở mức tương đối, nhưng có khả năng cơ động nhanh và dễ sửa chữa hơn các dòng xe tăng của Đức cùng thời. Thậm chí trong một số giai đoạn Liên Xô cũng sử dụng M4 viện trợ từ Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đầu chiến tranh, những chiếc máy bay Zero của Nhật đã khiến Hải quân Mỹ khá vất vả vì nó quá ưu việt. Tuy nhiên sau khi tiêm kích P-51 được đưa vào sử dụng, những cuộc không chiến trên bầu trời Thái Bình Dương đã có kết cục nghiêng hẳn về phía Mỹ. P-51 được coi là một trong những chiếc máy bay tốt nhất của Đồng Minh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nhìn chung, với nguồn lực vô tận của mình quân Đồng Minh biết cách tận dụng tối đa lợi thế của các loại phương tiện cơ giới điều họ chưa làm được trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Nhưng dù muộn còn hơn không bởi họ vẫn là người chiến thắng nhờ vào sự thay đổi kịp thời trong tác chiến hiện đại, nơi các phương tiện cơ giới đóng vai trò chủ đạo. Nguồn ảnh: Warhistory.