Bảng xếp hạng được mở ra bởi tiêm kích Su-35 của không quân Ai Cập. Có thông tin cho rằng Cairo đã ký hợp đồng mua các máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ 4,5 của Nga vào năm 2018 và chỉ công bố trong năm 2019.Su-35 được coi là hiệu quả nhất không chỉ ở Trung Đông mà còn toàn châu Phi. Máy bay có một số công nghệ tiên tiến, bao gồm giảm diện tích phản xạ radar, động cơ có vectơ lực đẩy 3 chiều, radar mạnh và nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả tên lửa không đối không tầm bắn 400 km.Ai Cập dự định mua 20 chiếc Su-35 theo hợp đồng đầu tiên và có thể sẽ ký hợp đồng thứ hai với số lượng lớn hơn. Trong lực lượng không quân nước này, chúng sẽ thay thế F-16 đã lỗi thời và trang bị kém.Ở vị trí thứ hai là F-15SA (Saudi Advanced) của Saudi Arabia. Tiêm kích tấn công hạng nặng này là phiên bản tiên tiến nhất của F-15 trong biên chế nhiều quốc gia hiện nay.Máy bay bắt đầu được giao vào năm 2016, hiện có hơn 70 chiếc F-15SA đang hoạt động cũng như khoảng 70 chiếc F-15S đang được nâng cấp lên tiêu chuẩn F-15SA và 81 máy bay F-15C/D cũ hơn.Theo công bố, F-15SA thiếu động cơ F119 và khả năng tàng hình của F-22. Nhưng nó vẫn có các công nghệ tiên tiến, bao gồm kiến trúc máy tính mới và hệ thống tác chiến điện tử tinh vi, màn hình buồng lái và liên kết dữ liệu.F-15SA cơ động tốt ở tốc độ nhanh và có khả năng chiến đấu ở độ cao lớn. Nhờ radar mạnh và lớn, máy bay nhận biết tình huống tuyệt vời, nhưng đáng tiếc nó không thể sử dụng các tên lửa mới nhất như AIM-120D hoặc Meteor.Ở vị trí thứ ba là máy bay chiến đấu tàng hình F-35I Adir đang được biên chế cho không quân Israel. Đây là tiêm kích tàng hình duy nhất được sử dụng trong thành phần tác chiến của các nước Trung Đông.F-35 có rất nhiều công nghệ và chức năng tiên tiến, nó có thể tàng hình trước radar và hệ thống tác chiến điện tử, đồng thời chú trọng lấy tác chiến mạng làm trung tâm.Tuy vậy F-35I có các chỉ số rất khiêm tốn về tầm bay, độ cao, tốc độ và khả năng cơ động. Các khoang vũ khí bên trong chỉ chứa được 4 tên lửa không đối không, so với 12 ở F-15SA và 14 của Su-35.Vấn đề chính của F-35 bị xem là không chuẩn bị tốt cho các trận chiến cường độ cao hoặc thậm chí trung bình, nhiều lỗi thiết kế của nó dự kiến sẽ không được giải quyết cho đến năm 2025.Vị trí thứ 4 do tiêm kích F-14A của không quân Iran chiếm giữ. Mặc dù hoạt động từ thập niên 1970 nhưng các chuyên gia Iran đã nâng cấp với sự giúp đỡ từ Trung Quốc, có thể nói rằng máy bay chiến đấu này đã nhận được thêm nhiều khả năng.Những cải tiến đáng chú ý bao gồm radar mạnh mẽ và tên lửa không đối không mới. Tên lửa F-14 Fakour 90 là một phiên bản của AIM-54 có tầm bắn ước tính 300 km và tốc độ trên Mach 5, khiến nó trở thành một trong những tên lửa không đối không mạnh nhất thế giới.Mặc dù vậy, tạp chí Mỹ lưu ý rằng tên lửa này hóa ra lại quá nặng và do đó máy bay chiến đấu F-14 chỉ có thể mang 6 quả đạn như vậy.Vị trí thứ năm được trao cho chiếc Eurofighter Typhoon của không quân Hoàng gia Saudi Arabia, họ là người đầu tiên thuộc vùng Vịnh mua loại máy bay chiến đấu này, mặc dù hiệu quả tác chiến không rõ ràng và được nhận xét là bởi lý do chính trị hơn là thực chiến.Trong không quân Saudi Arabia, tiêm kích Eurofighter Typhoon thường được sử dụng như một máy bay hỗ trợ đáng tin cậy khi tác chiến bên cạnh F-15.Không giống như phiên bản Tranche 3 hiện đại hơn nhiều mà Kuwait đặt hàng gần đây, máy bay của Saudi Arabia thiếu một số tính năng tiên tiến như radar AESA hoặc tên lửa không đối không tầm xa Meteor.Do đó tiêm kích Eurofighter Typhoon Tranche 2 của Riyadh có khả năng chiến đấu rất tầm thường ở khoảng cách xa và việc hiện đại hóa loại máy bay này vẫn chưa được lên kế hoạch.
Bảng xếp hạng được mở ra bởi tiêm kích Su-35 của không quân Ai Cập. Có thông tin cho rằng Cairo đã ký hợp đồng mua các máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ 4,5 của Nga vào năm 2018 và chỉ công bố trong năm 2019.
Su-35 được coi là hiệu quả nhất không chỉ ở Trung Đông mà còn toàn châu Phi. Máy bay có một số công nghệ tiên tiến, bao gồm giảm diện tích phản xạ radar, động cơ có vectơ lực đẩy 3 chiều, radar mạnh và nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả tên lửa không đối không tầm bắn 400 km.
Ai Cập dự định mua 20 chiếc Su-35 theo hợp đồng đầu tiên và có thể sẽ ký hợp đồng thứ hai với số lượng lớn hơn. Trong lực lượng không quân nước này, chúng sẽ thay thế F-16 đã lỗi thời và trang bị kém.
Ở vị trí thứ hai là F-15SA (Saudi Advanced) của Saudi Arabia. Tiêm kích tấn công hạng nặng này là phiên bản tiên tiến nhất của F-15 trong biên chế nhiều quốc gia hiện nay.
Máy bay bắt đầu được giao vào năm 2016, hiện có hơn 70 chiếc F-15SA đang hoạt động cũng như khoảng 70 chiếc F-15S đang được nâng cấp lên tiêu chuẩn F-15SA và 81 máy bay F-15C/D cũ hơn.
Theo công bố, F-15SA thiếu động cơ F119 và khả năng tàng hình của F-22. Nhưng nó vẫn có các công nghệ tiên tiến, bao gồm kiến trúc máy tính mới và hệ thống tác chiến điện tử tinh vi, màn hình buồng lái và liên kết dữ liệu.
F-15SA cơ động tốt ở tốc độ nhanh và có khả năng chiến đấu ở độ cao lớn. Nhờ radar mạnh và lớn, máy bay nhận biết tình huống tuyệt vời, nhưng đáng tiếc nó không thể sử dụng các tên lửa mới nhất như AIM-120D hoặc Meteor.
Ở vị trí thứ ba là máy bay chiến đấu tàng hình F-35I Adir đang được biên chế cho không quân Israel. Đây là tiêm kích tàng hình duy nhất được sử dụng trong thành phần tác chiến của các nước Trung Đông.
F-35 có rất nhiều công nghệ và chức năng tiên tiến, nó có thể tàng hình trước radar và hệ thống tác chiến điện tử, đồng thời chú trọng lấy tác chiến mạng làm trung tâm.
Tuy vậy F-35I có các chỉ số rất khiêm tốn về tầm bay, độ cao, tốc độ và khả năng cơ động. Các khoang vũ khí bên trong chỉ chứa được 4 tên lửa không đối không, so với 12 ở F-15SA và 14 của Su-35.
Vấn đề chính của F-35 bị xem là không chuẩn bị tốt cho các trận chiến cường độ cao hoặc thậm chí trung bình, nhiều lỗi thiết kế của nó dự kiến sẽ không được giải quyết cho đến năm 2025.
Vị trí thứ 4 do tiêm kích F-14A của không quân Iran chiếm giữ. Mặc dù hoạt động từ thập niên 1970 nhưng các chuyên gia Iran đã nâng cấp với sự giúp đỡ từ Trung Quốc, có thể nói rằng máy bay chiến đấu này đã nhận được thêm nhiều khả năng.
Những cải tiến đáng chú ý bao gồm radar mạnh mẽ và tên lửa không đối không mới. Tên lửa F-14 Fakour 90 là một phiên bản của AIM-54 có tầm bắn ước tính 300 km và tốc độ trên Mach 5, khiến nó trở thành một trong những tên lửa không đối không mạnh nhất thế giới.
Mặc dù vậy, tạp chí Mỹ lưu ý rằng tên lửa này hóa ra lại quá nặng và do đó máy bay chiến đấu F-14 chỉ có thể mang 6 quả đạn như vậy.
Vị trí thứ năm được trao cho chiếc Eurofighter Typhoon của không quân Hoàng gia Saudi Arabia, họ là người đầu tiên thuộc vùng Vịnh mua loại máy bay chiến đấu này, mặc dù hiệu quả tác chiến không rõ ràng và được nhận xét là bởi lý do chính trị hơn là thực chiến.
Trong không quân Saudi Arabia, tiêm kích Eurofighter Typhoon thường được sử dụng như một máy bay hỗ trợ đáng tin cậy khi tác chiến bên cạnh F-15.
Không giống như phiên bản Tranche 3 hiện đại hơn nhiều mà Kuwait đặt hàng gần đây, máy bay của Saudi Arabia thiếu một số tính năng tiên tiến như radar AESA hoặc tên lửa không đối không tầm xa Meteor.
Do đó tiêm kích Eurofighter Typhoon Tranche 2 của Riyadh có khả năng chiến đấu rất tầm thường ở khoảng cách xa và việc hiện đại hóa loại máy bay này vẫn chưa được lên kế hoạch.