Trong một cuộc tập trận mới đây, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã triển khai cặp đôi tàu hộ vệ lớp Naresuan để hộ tống cho tàu sân bay HTMS Charki Naruebet. Trong ảnh, một trong 2 tàu lớp Narusean chạy bên phải tàu sân bay, trên trời là biên đội tiêm kích JAS-39 Gripen C/D. Nguồn ảnh: SinaMặc dù chỉ là hoạt động phối hợp trong diễn tập, nhưng không loại trừ khả năng Hải quân Hoàng gia Thái Lan “mặc định” cặp tàu Naresuan sẽ là “vệ sĩ”, là “thần hộ mệnh” bảo vệ an toàn cho tàu sân bay Charki Naruebet vốn không có vũ khí tự vệ mạnh. Nguồn ảnh: SinaMặc dù có tàu chiến cỡ lớn trên 2.000 tấn đã lâu, thế nhưng suốt một thời gian dài Hải quân Thái Lan không có một chiến hạm nào đủ năng lực phòng không mạnh nhằm bảo vệ cho HTMS Charki Naruebet – tàu sân bay độc nhất ở Đông Nam Á. Và bây giờ, sau khi cặp tàu Narusean được nâng cấp xong, họ cuối cùng đã tìm ra “vệ sĩ”. Nguồn ảnh: SinaHiện Hải quân Thái Lan đang có trong tay hai chiếc lớp Naresuan mang tên HTMS Naresuan (421) và HTMS Taksin (422) do Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) chế tạo năm 1993-1994. Từ năm 2011, hai tàu được Thái Lan hiện đại với hệ vũ khí – radar chuẩn phương Tây tăng đáng kể sức mạnh. Nguồn ảnh: SinaChiến hạm lớp Naresuan có lượng giãn nước toàn tải 2.985 tấn, dài 120m, rộng 13,7m, mớn nước 6m. Con tàu được trang bị một động cơ tuabin khí LM2500 và 2 máy diesel MTU cùng hai chân vịt cho tốc độ tối đa 32 hải lý/h, dự trữ hành trình 7.400km. Nguồn ảnh: SinaTrước khi hiện đại hóa, lớp Naresuan không được đánh giá cao về năng lực chiến đấu khi hỏa lực phòng không chỉ có pháo 37mm, không có tên lửa. Sau nâng cấp, nó được lột xác hoàn toàn với đầy đủ hệ thống tên lửa phòng không, vũ khí chống ngầm…, bổ sung hệ thống radar mạng pha bị động GIRAFFE có thể phát hiện máy bay tàng hình (tầm trinh sát 10-470km) và radar trinh sát báo động sớm tầm xa Thales LW08. Nguồn ảnh: SinaCận cảnh bệ phóng thẳng đứng (VLS) Mk.41 được trang bị cho tàu hộ vệ HTMS Naresuan (421). Nguồn ảnh: SinaBệ phóng Mk.41 có thể triển khai 32 tên lửa hải đối không RIM-162 ESSM được thiết kế chuyên chống tên lửa hành trình siêu thanh. Nó có tầm bắn khoảng 50km, sử dụng đầu tự dẫn radar bán chủ động pha cuối. Nguồn ảnh: SinaCận cảnh thượng tầng đuôi tàu với hai bên hông được trang bị pháo phòng thủ tự động DS30M Mark 2 cỡ 30mm được thiết kế để tiêu diệt các mối đe dọa trên không, trên mặt biển. Tuy nhiên, với tốc độ bắn chỉ 100-200 phát/phút, DS30M được cho là không thể đánh trả tên lửa chống hạm của đối phương. Nguồn ảnh: SinaNgay đằng sau đài chỉ huy là hai module bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon tương đương loại Kh-35 Uran-E của Việt Nam. Nguồn ảnh: SinaPháo hạm 127mm Mk45 có tầm bắn 24km trên tàu chiến Thái Lan. Nguồn ảnh: SinaCó một điều không nhiều người biết rằng, cặp đôi tàu chiến Naresuan này từng là tâm điểm tranh cãi quan hệ quốc phòng Thái Lan - Trung Quốc. Cụ thể, sau khi Trung Quốc bàn giao tàu, Thái Lan đã phát hiện ra rằng nó tồn tại rất nhiều lỗi kỹ thuật. Ví dụ như các dây điện trong tàu dường như là hàng cũ; hệ thống kiểm soát thiệt hai trận chiến rất hạn chế, hệ thống chữa cháy kém. Nguồn ảnh: wikipedia
Trong một cuộc tập trận mới đây, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã triển khai cặp đôi tàu hộ vệ lớp Naresuan để hộ tống cho tàu sân bay HTMS Charki Naruebet. Trong ảnh, một trong 2 tàu lớp Narusean chạy bên phải tàu sân bay, trên trời là biên đội tiêm kích JAS-39 Gripen C/D. Nguồn ảnh: Sina
Mặc dù chỉ là hoạt động phối hợp trong diễn tập, nhưng không loại trừ khả năng Hải quân Hoàng gia Thái Lan “mặc định” cặp tàu Naresuan sẽ là “vệ sĩ”, là “thần hộ mệnh” bảo vệ an toàn cho tàu sân bay Charki Naruebet vốn không có vũ khí tự vệ mạnh. Nguồn ảnh: Sina
Mặc dù có tàu chiến cỡ lớn trên 2.000 tấn đã lâu, thế nhưng suốt một thời gian dài Hải quân Thái Lan không có một chiến hạm nào đủ năng lực phòng không mạnh nhằm bảo vệ cho HTMS Charki Naruebet – tàu sân bay độc nhất ở Đông Nam Á. Và bây giờ, sau khi cặp tàu Narusean được nâng cấp xong, họ cuối cùng đã tìm ra “vệ sĩ”. Nguồn ảnh: Sina
Hiện Hải quân Thái Lan đang có trong tay hai chiếc lớp Naresuan mang tên HTMS Naresuan (421) và HTMS Taksin (422) do Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) chế tạo năm 1993-1994. Từ năm 2011, hai tàu được Thái Lan hiện đại với hệ vũ khí – radar chuẩn phương Tây tăng đáng kể sức mạnh. Nguồn ảnh: Sina
Chiến hạm lớp Naresuan có lượng giãn nước toàn tải 2.985 tấn, dài 120m, rộng 13,7m, mớn nước 6m. Con tàu được trang bị một động cơ tuabin khí LM2500 và 2 máy diesel MTU cùng hai chân vịt cho tốc độ tối đa 32 hải lý/h, dự trữ hành trình 7.400km. Nguồn ảnh: Sina
Trước khi hiện đại hóa, lớp Naresuan không được đánh giá cao về năng lực chiến đấu khi hỏa lực phòng không chỉ có pháo 37mm, không có tên lửa. Sau nâng cấp, nó được lột xác hoàn toàn với đầy đủ hệ thống tên lửa phòng không, vũ khí chống ngầm…, bổ sung hệ thống radar mạng pha bị động GIRAFFE có thể phát hiện máy bay tàng hình (tầm trinh sát 10-470km) và radar trinh sát báo động sớm tầm xa Thales LW08. Nguồn ảnh: Sina
Cận cảnh bệ phóng thẳng đứng (VLS) Mk.41 được trang bị cho tàu hộ vệ HTMS Naresuan (421). Nguồn ảnh: Sina
Bệ phóng Mk.41 có thể triển khai 32 tên lửa hải đối không RIM-162 ESSM được thiết kế chuyên chống tên lửa hành trình siêu thanh. Nó có tầm bắn khoảng 50km, sử dụng đầu tự dẫn radar bán chủ động pha cuối. Nguồn ảnh: Sina
Cận cảnh thượng tầng đuôi tàu với hai bên hông được trang bị pháo phòng thủ tự động DS30M Mark 2 cỡ 30mm được thiết kế để tiêu diệt các mối đe dọa trên không, trên mặt biển. Tuy nhiên, với tốc độ bắn chỉ 100-200 phát/phút, DS30M được cho là không thể đánh trả tên lửa chống hạm của đối phương. Nguồn ảnh: Sina
Ngay đằng sau đài chỉ huy là hai module bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon tương đương loại Kh-35 Uran-E của Việt Nam. Nguồn ảnh: Sina
Pháo hạm 127mm Mk45 có tầm bắn 24km trên tàu chiến Thái Lan. Nguồn ảnh: Sina
Có một điều không nhiều người biết rằng, cặp đôi tàu chiến Naresuan này từng là tâm điểm tranh cãi quan hệ quốc phòng Thái Lan - Trung Quốc. Cụ thể, sau khi Trung Quốc bàn giao tàu, Thái Lan đã phát hiện ra rằng nó tồn tại rất nhiều lỗi kỹ thuật. Ví dụ như các dây điện trong tàu dường như là hàng cũ; hệ thống kiểm soát thiệt hai trận chiến rất hạn chế, hệ thống chữa cháy kém. Nguồn ảnh: wikipedia