Vào hồi 2h52 sáng ngày 7/8/2020 tại Hà Nội, Nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam - Thượng tướng Lê Khả Phiêu đã từ trần sau một thời gian lâm bệnh nặng. Mặc dù được Đảng, Nhà nước và tập thể các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã không qua khỏi, hưởng thọ 89 tuổi.
Ảnh: Nguyên Tổng bí thư - Thượng tướng Lê Khả Phiêu.Suốt cuộc đời mình, Thượng tướng Lê Khả Phiêu đã dành trọn vẹn cho Tổ quốc, với gần 50 năm công tác trong quân đội, là một người cán bộ chính trị quân sự dày dạn kinh nghiệm tổ chức, chỉ huy chiến đấu. Ông như một tấm gương sáng, mẫu mực của toàn quân học tập, noi theo, một người chiến sĩ trung kiên, mẫu mực.
Ảnh: Đại tướng Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội thăm hỏi đồng chí Lê Khả Phiêu. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sinh ngày 27/12/1931 tại xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra và lớn lên trong một dòng họ nổi tiếng, được hun đúc truyền thống yêu nước quật cường, ông đã sớm giác ngộ Cách mạng và nhiệt huyết tham gia các phong trào ở địa phương. Năm 18 tuổi, đồng chí chính thức được kết nạp Đảng.
Ảnh: Nguyên Tổng bí thư - Thượng tướng Lê Khả Phiêu.Tháng 5/1950, đồng chí được điều động vào hàng ngũ quân đội và cống hiến cho con đường binh nghiệp gần 50 năm, cầm súng chiến đấu qua các nẻo đường kháng chiến, từ Bắc vào Nam và khắp các chiến trường Đông Dương, chống Pháp, chống Mỹ và 10 năm ròng rã giúp nước bạn Campuchia đánh đổ quân diệt chủng Pol Pot, xây dựng chế độ mới.
Ảnh: Đoàn cán bộ cấp cao đi kiểm tra chiến trường Tây Nam trên máy bay của Trung đoàn 918 trong đó có Tướng Lê Khả Phiêu (áo đen, phía bên phải ảnh, lúc đó đang mang hàm Thượng tá).Trong cuộc Tổng tiến công Mậu thân 1968, đồng chí trên cương vị Chính ủy Trung đoàn kiêm Trung đoàn trưởng đã chỉ đạo lực lượng tấn công làm chủ cố đô Huế và chốt giữ, bảo vệ suốt 26 ngày đêm. Tháng 5/1974, đồng chí được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn 2, và một năm sau, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nổ ra, giải phóng hoàn toàn Miền nam, đơn vị của ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ảnh: Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm Sư đoàn không quân 370 trong năm 1997 lúc còn đang đương nhiệm.Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ hoàn toàn thắng lợi, đồng chí Lê Khả Phiêu được điều động làm Phó Bí thư Quân ủy, Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9. Dù vậy, bước sang năm 1979 khốc liệt, quân diệt chủng Khmer - Đỏ tràn vào nước ta, gây hấn trên toàn tuyến biên giới, đồng chí một lần nữa lại cầm quân chỉ huy những trận đánh chống quân xâm lược điều tiên, rồi từ đó đảm đương nhiều chức vụ cho đến Phó Tư lệnh về chính trị Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia cho đến ngày thắng lợi trở về vào mùa thu năm 1989.
Ảnh: Thủ tướng Campuchia - Hun Sen sang thăm hỏi Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tại nhà riêng.Là một người lính đã chiến đấu và cống hiến đời mình vì độc lập tự do, Tướng Lê Khả Phiêu không thể quên được một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc giữa lòng biển khơi, nơi là thành đồng của đất nước, những người chiến sĩ Hải quân đang ngày đêm căng mình trước gió bão, khắc nghiệt của khí hậu để giữ gìn chủ quyền Quốc gia. Tháng 5/1992, Thượng tướng Lê Khả Phiêu (lúc đó đang là Trung tướng - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) đã cùng đoàn cấp cao ra thăm các đảo ở quần đảo Trường Sa, đồng chí đã đến tận nơi thăm hỏi động viên đời sống của cán bộ, chiến sĩ bằng những tình cảm chân thành nhất.
Ảnh: Tướng Lê Khả Phiêu chụp ảnh lưu niệm cùng thuyền trưởng tàu HQ-957 tại Trường Sa.Từ người cán bộ chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trận mạc, đồng chí đã được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vào tháng 9/1991. Ông được thăng hàm Thiếu tướng tháng 4/1984, Trung tướng tháng 6/1988 và Thượng tướng tháng 7/1992, là đại biểu Quốc hội khóa IX và X.
Ảnh: Nguyên Tổng bí thư - Thượng tướng Lê Khả Phiêu và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Trên cương vị là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), đồng chí đã cùng tập thể Quân ủy, Bộ Quốc phòng chăm lo xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị, Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp vầ mọi mặt của Đảng đối với Quân đội.
Ảnh: Đồng chí Lê Khả Phiêu gặp mặt đồng chí Đại tá Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, tháng 6/1991, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, và tháng 6/1992, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Bí thư Trung ương Đảng. Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, tháng 1/1994, đồng chí được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1996, tại Đại hội VIII của Đảng, đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị.
Ảnh: Đồng chí Lê Khả Phiêu thăm hỏi đồng bào tỉnh Quảng Nam.Tháng 12/1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trên cương vị là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1997 đến 4/2001), đồng chí Lê Khả Phiêu đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh: Đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm hỏi nhân dân đồng bào.Như vậy, trải qua cuộc đời phấn đấu và cống hiến, đóng góp to lớn cho Tổ quốc, Đảng, Quân đội và nhân dân, với danh hiệu cao quý 70 năm tuổi Đảng, trải qua các chức vụ từ chỉ huy trung đoàn cho đến Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, đồng chí Lê Khả Phiêu đã luôn phấn đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ, trọng trách của mình, xứng đáng là người chiến sĩ trung kiên, mẫu mực, xuất sắc của thời đại Hồ Chí Minh.
Ảnh: Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm trung đoàn Phòng không 93 vận hành tổ hợp tên lửa S-300 PMU1. Video Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần - Nguồn: Vietnamnet
Vào hồi 2h52 sáng ngày 7/8/2020 tại Hà Nội, Nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam - Thượng tướng Lê Khả Phiêu đã từ trần sau một thời gian lâm bệnh nặng. Mặc dù được Đảng, Nhà nước và tập thể các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã không qua khỏi, hưởng thọ 89 tuổi.
Ảnh: Nguyên Tổng bí thư - Thượng tướng Lê Khả Phiêu.
Suốt cuộc đời mình, Thượng tướng Lê Khả Phiêu đã dành trọn vẹn cho Tổ quốc, với gần 50 năm công tác trong quân đội, là một người cán bộ chính trị quân sự dày dạn kinh nghiệm tổ chức, chỉ huy chiến đấu. Ông như một tấm gương sáng, mẫu mực của toàn quân học tập, noi theo, một người chiến sĩ trung kiên, mẫu mực.
Ảnh: Đại tướng Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội thăm hỏi đồng chí Lê Khả Phiêu.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sinh ngày 27/12/1931 tại xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra và lớn lên trong một dòng họ nổi tiếng, được hun đúc truyền thống yêu nước quật cường, ông đã sớm giác ngộ Cách mạng và nhiệt huyết tham gia các phong trào ở địa phương. Năm 18 tuổi, đồng chí chính thức được kết nạp Đảng.
Ảnh: Nguyên Tổng bí thư - Thượng tướng Lê Khả Phiêu.
Tháng 5/1950, đồng chí được điều động vào hàng ngũ quân đội và cống hiến cho con đường binh nghiệp gần 50 năm, cầm súng chiến đấu qua các nẻo đường kháng chiến, từ Bắc vào Nam và khắp các chiến trường Đông Dương, chống Pháp, chống Mỹ và 10 năm ròng rã giúp nước bạn Campuchia đánh đổ quân diệt chủng Pol Pot, xây dựng chế độ mới.
Ảnh: Đoàn cán bộ cấp cao đi kiểm tra chiến trường Tây Nam trên máy bay của Trung đoàn 918 trong đó có Tướng Lê Khả Phiêu (áo đen, phía bên phải ảnh, lúc đó đang mang hàm Thượng tá).
Trong cuộc Tổng tiến công Mậu thân 1968, đồng chí trên cương vị Chính ủy Trung đoàn kiêm Trung đoàn trưởng đã chỉ đạo lực lượng tấn công làm chủ cố đô Huế và chốt giữ, bảo vệ suốt 26 ngày đêm. Tháng 5/1974, đồng chí được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn 2, và một năm sau, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nổ ra, giải phóng hoàn toàn Miền nam, đơn vị của ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ảnh: Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm Sư đoàn không quân 370 trong năm 1997 lúc còn đang đương nhiệm.
Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ hoàn toàn thắng lợi, đồng chí Lê Khả Phiêu được điều động làm Phó Bí thư Quân ủy, Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9. Dù vậy, bước sang năm 1979 khốc liệt, quân diệt chủng Khmer - Đỏ tràn vào nước ta, gây hấn trên toàn tuyến biên giới, đồng chí một lần nữa lại cầm quân chỉ huy những trận đánh chống quân xâm lược điều tiên, rồi từ đó đảm đương nhiều chức vụ cho đến Phó Tư lệnh về chính trị Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia cho đến ngày thắng lợi trở về vào mùa thu năm 1989.
Ảnh: Thủ tướng Campuchia - Hun Sen sang thăm hỏi Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tại nhà riêng.
Là một người lính đã chiến đấu và cống hiến đời mình vì độc lập tự do, Tướng Lê Khả Phiêu không thể quên được một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc giữa lòng biển khơi, nơi là thành đồng của đất nước, những người chiến sĩ Hải quân đang ngày đêm căng mình trước gió bão, khắc nghiệt của khí hậu để giữ gìn chủ quyền Quốc gia. Tháng 5/1992, Thượng tướng Lê Khả Phiêu (lúc đó đang là Trung tướng - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) đã cùng đoàn cấp cao ra thăm các đảo ở quần đảo Trường Sa, đồng chí đã đến tận nơi thăm hỏi động viên đời sống của cán bộ, chiến sĩ bằng những tình cảm chân thành nhất.
Ảnh: Tướng Lê Khả Phiêu chụp ảnh lưu niệm cùng thuyền trưởng tàu HQ-957 tại Trường Sa.
Từ người cán bộ chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trận mạc, đồng chí đã được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vào tháng 9/1991. Ông được thăng hàm Thiếu tướng tháng 4/1984, Trung tướng tháng 6/1988 và Thượng tướng tháng 7/1992, là đại biểu Quốc hội khóa IX và X.
Ảnh: Nguyên Tổng bí thư - Thượng tướng Lê Khả Phiêu và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trên cương vị là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), đồng chí đã cùng tập thể Quân ủy, Bộ Quốc phòng chăm lo xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị, Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp vầ mọi mặt của Đảng đối với Quân đội.
Ảnh: Đồng chí Lê Khả Phiêu gặp mặt đồng chí Đại tá Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, tháng 6/1991, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, và tháng 6/1992, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Bí thư Trung ương Đảng. Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, tháng 1/1994, đồng chí được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1996, tại Đại hội VIII của Đảng, đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị.
Ảnh: Đồng chí Lê Khả Phiêu thăm hỏi đồng bào tỉnh Quảng Nam.
Tháng 12/1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trên cương vị là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1997 đến 4/2001), đồng chí Lê Khả Phiêu đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh: Đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm hỏi nhân dân đồng bào.
Như vậy, trải qua cuộc đời phấn đấu và cống hiến, đóng góp to lớn cho Tổ quốc, Đảng, Quân đội và nhân dân, với danh hiệu cao quý 70 năm tuổi Đảng, trải qua các chức vụ từ chỉ huy trung đoàn cho đến Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, đồng chí Lê Khả Phiêu đã luôn phấn đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ, trọng trách của mình, xứng đáng là người chiến sĩ trung kiên, mẫu mực, xuất sắc của thời đại Hồ Chí Minh.
Ảnh: Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm trung đoàn Phòng không 93 vận hành tổ hợp tên lửa S-300 PMU1.
Video Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần - Nguồn: Vietnamnet