Động thái của Mỹ diễn ra giữa căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Với việc điều động dàn khí tài “khủng”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đang đảm bảo rằng Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) đã sẵn sàng kiềm chế Iran và/hoặc các lực lượng ủy nhiệm của nước này nếu Tehran tấn công Israel trong vài ngày tới.
Theo Hải quân Mỹ, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Georgia được trang bị tên lửa hành trình, đã hoạt động ở Biển Địa Trung Hải trong những ngày gần đây, và vừa hoàn thành khóa huấn luyện gần Italia. Hoạt động di chuyển của tàu ngầm Mỹ hiếm khi được công bố công khai và các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hoạt động gần như hoàn toàn bí mật.
USS Georgia ban đầu là một "tàu ngầm tấn công" lớp Ohio được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân, sau đó trải qua quá trình chuyển đổi công nghệ cao thành tàu ngầm tấn công tên lửa dẫn đường thông thường.
Con tàu có lượng giãn nước 18.750 tấn khi lặn và chiều dài 175 m. Nó có thể mang được 154 tên lửa hành trình Tomahawk trong 22 ống phóng. Thêm vào đó là một bộ liên lạc cực kỳ tiên tiến, USS Georgia có thể tự mình "soi thẳng" vào Iran.
Tàu USS Georgia đã tham gia các cuộc tập trận ở châu Âu và đang có mặt ở Đông Địa Trung Hải. Tên lửa Tomahawk có tầm bắn đến 1.600 km, đạt tầm bắn vào tận Iran.
Ngoài ra, ngày 11/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng ra lệnh nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln tăng tốc triển khai tới khu vực này. Trước đó, nhóm tác chiến USS Abraham Lincoln đã được lệnh đến Trung Đông để thay thế nhóm tác chiến USS Theodore Roosevelt. Hiện chưa rõ nhóm tác chiến sẽ đến khu vực này nhanh hơn thế nào so với kế hoạch ban đầu.Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln bao gồm tàu sân bay, hoạt động với các máy bay tiêm kích tàng hình F-35C, cũng như một số tàu khu trục. Trong khi đó, Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã hoạt động ở vùng biển Trung Đông trong nhiều tuần, giúp Mỹ duy trì sự hiện diện đáng gờm trong khu vực.Cuộc khủng hoảng Trung Đông buộc CENTCOM phải duy trì một tàu sân bay ở khu vực biển Đỏ gần như không ngừng nghỉ trong 10 tháng và cần 4 tàu sân bay (Ford, Eisenhower, Roosevelt và Lincoln) để đáp ứng nhiệm vụ. Việc di chuyển tàu Lincoln thực sự khiến Hải quân Mỹ thiếu một tàu sân bay ở Thái Bình Dương.Ngay sau 2 tàu sân bay kể trên là phi đội F-35C trên tàu sân bay do Thủy quân Lục chiến điều hành. Những máy bay phản lực tàng hình trên tàu sân bay này có radar và các khả năng cảm biến khác rất mạnh, được biết đến là có thể đe dọa Iran.Trong một diễn biến bất thường, một phi đội Thủy quân Lục chiến Mỹ điều khiển F-35C. Các Thủy quân Lục chiến khác lái biến thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng F-35B với tàu đổ bộ. Thế nhưng, phi đội tiêm kích tàu sân bay (VMFA 314), biệt danh Hiệp sĩ đen, huấn luyện và bay như một phần của Phi đội Không quân Tàu sân bay 9.Ngoài ra phải kể đến F/A-18EF Superhornets, máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay kiêm máy bay tấn công. Lực lượng đang phục vụ trên tàu Theodore Roosevelt là Không đoàn tàu sân bay số 11 (CVW-11) có 3 phi đội F/A-18E. Lực lượng này bận rộn cả ngày lẫn đêm với các cuộc tuần tra trên không ứng phó với Houthi ở biển Đỏ.Lựa chọn tấn công hàng đầu được chuyên gia Rebecca Grant điểm tên là tiêm kích F-15E Strike Eagles. Những chiếc F-15E có thể mang tên lửa đối không và hầu hết các vũ khí đang có của Không quân Mỹ.Đài Fox News ngày 12/8 cũng cho biết, các “xạ thủ” hàng đầu của Mỹ đang di chuyển vào vị trí ở Trung Đông. Các phi công tiêm kích "chim ăn thịt" F-22 của Không quân Mỹ đã dỡ hành lý tại một căn cứ ở Trung Đông, sau khi họ tới đây vào ngày 8/8. Chia sẻ trên Fox News, chuyên gia chính trị người Mỹ Rebecca Grant liệt kê thêm nhiều lựa chọn khí tài hàng đầu khác của Washington.Việc Bộ trưởng Austin lựa chọn triển khai các khí tài tấn công hàng đầu nêu trên nhằm ngăn chặn và hạn chế các lựa chọn chiến thuật của Iran khi nước này cân nhắc các kế hoạch trả đũa. (Nguồn ảnh: Public Domain, Flickr, Wikipedia, Navy.mil).
Động thái của Mỹ diễn ra giữa căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Với việc điều động dàn khí tài “khủng”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đang đảm bảo rằng Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) đã sẵn sàng kiềm chế Iran và/hoặc các lực lượng ủy nhiệm của nước này nếu Tehran tấn công Israel trong vài ngày tới.
Theo Hải quân Mỹ, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Georgia được trang bị tên lửa hành trình, đã hoạt động ở Biển Địa Trung Hải trong những ngày gần đây, và vừa hoàn thành khóa huấn luyện gần Italia. Hoạt động di chuyển của tàu ngầm Mỹ hiếm khi được công bố công khai và các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hoạt động gần như hoàn toàn bí mật.
USS Georgia ban đầu là một "tàu ngầm tấn công" lớp Ohio được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân, sau đó trải qua quá trình chuyển đổi công nghệ cao thành tàu ngầm tấn công tên lửa dẫn đường thông thường.
Con tàu có lượng giãn nước 18.750 tấn khi lặn và chiều dài 175 m. Nó có thể mang được 154 tên lửa hành trình Tomahawk trong 22 ống phóng. Thêm vào đó là một bộ liên lạc cực kỳ tiên tiến, USS Georgia có thể tự mình "soi thẳng" vào Iran.
Tàu USS Georgia đã tham gia các cuộc tập trận ở châu Âu và đang có mặt ở Đông Địa Trung Hải. Tên lửa Tomahawk có tầm bắn đến 1.600 km, đạt tầm bắn vào tận Iran.
Ngoài ra, ngày 11/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng ra lệnh nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln tăng tốc triển khai tới khu vực này. Trước đó, nhóm tác chiến USS Abraham Lincoln đã được lệnh đến Trung Đông để thay thế nhóm tác chiến USS Theodore Roosevelt. Hiện chưa rõ nhóm tác chiến sẽ đến khu vực này nhanh hơn thế nào so với kế hoạch ban đầu.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln bao gồm tàu sân bay, hoạt động với các máy bay tiêm kích tàng hình F-35C, cũng như một số tàu khu trục. Trong khi đó, Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã hoạt động ở vùng biển Trung Đông trong nhiều tuần, giúp Mỹ duy trì sự hiện diện đáng gờm trong khu vực.
Cuộc khủng hoảng Trung Đông buộc CENTCOM phải duy trì một tàu sân bay ở khu vực biển Đỏ gần như không ngừng nghỉ trong 10 tháng và cần 4 tàu sân bay (Ford, Eisenhower, Roosevelt và Lincoln) để đáp ứng nhiệm vụ. Việc di chuyển tàu Lincoln thực sự khiến Hải quân Mỹ thiếu một tàu sân bay ở Thái Bình Dương.
Ngay sau 2 tàu sân bay kể trên là phi đội F-35C trên tàu sân bay do Thủy quân Lục chiến điều hành. Những máy bay phản lực tàng hình trên tàu sân bay này có radar và các khả năng cảm biến khác rất mạnh, được biết đến là có thể đe dọa Iran.
Trong một diễn biến bất thường, một phi đội Thủy quân Lục chiến Mỹ điều khiển F-35C. Các Thủy quân Lục chiến khác lái biến thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng F-35B với tàu đổ bộ. Thế nhưng, phi đội tiêm kích tàu sân bay (VMFA 314), biệt danh Hiệp sĩ đen, huấn luyện và bay như một phần của Phi đội Không quân Tàu sân bay 9.
Ngoài ra phải kể đến F/A-18EF Superhornets, máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay kiêm máy bay tấn công. Lực lượng đang phục vụ trên tàu Theodore Roosevelt là Không đoàn tàu sân bay số 11 (CVW-11) có 3 phi đội F/A-18E. Lực lượng này bận rộn cả ngày lẫn đêm với các cuộc tuần tra trên không ứng phó với Houthi ở biển Đỏ.
Lựa chọn tấn công hàng đầu được chuyên gia Rebecca Grant điểm tên là tiêm kích F-15E Strike Eagles. Những chiếc F-15E có thể mang tên lửa đối không và hầu hết các vũ khí đang có của Không quân Mỹ.
Đài Fox News ngày 12/8 cũng cho biết, các “xạ thủ” hàng đầu của Mỹ đang di chuyển vào vị trí ở Trung Đông. Các phi công tiêm kích "chim ăn thịt" F-22 của Không quân Mỹ đã dỡ hành lý tại một căn cứ ở Trung Đông, sau khi họ tới đây vào ngày 8/8. Chia sẻ trên Fox News, chuyên gia chính trị người Mỹ Rebecca Grant liệt kê thêm nhiều lựa chọn khí tài hàng đầu khác của Washington.
Việc Bộ trưởng Austin lựa chọn triển khai các khí tài tấn công hàng đầu nêu trên nhằm ngăn chặn và hạn chế các lựa chọn chiến thuật của Iran khi nước này cân nhắc các kế hoạch trả đũa. (Nguồn ảnh: Public Domain, Flickr, Wikipedia, Navy.mil).