Đầu những năm 1990, Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 tiêm kích Su-27 phiên bản SK và UBK (huấn luyện), các máy bay này đã được bàn giao đầy đủ trong năm 1995, sau đó Việt Nam ký hợp đồng đặt mua thêm 6 chiếc Su-27 nữa nâng tổng số chiến đấu cơ thế hệ 4 trong biên chế Không quân Việt Nam lên con số 12.Thời điểm Việt Nam mua các tiêm kích Su-27 là lúc mà tình hình biển Đông vô cùng phức tạp, trong khi các máy bay Su-22M và MiG-21 đang dần lạc hậu. Trong khi đó tình hình nội bộ Nga cũng có nhiều thay đổi, là cơ hội tốt để Việt Nam có thể mua các máy bay với giá tốt bởi nước Nga lúc đó quá thừa vũ khí nhưng lại thiếu những vật dụng thiết yếu khác. Ảnh: 6 phi công tiêm kích Su-27 đầu tiên của Việt Nam trong những ngày huấn luyện cùng huyền thoại Liên Xô/Nga Viktor Geogiyevich Pugachev.Gần đây, chúng ta có cơ hội được tiếp cận với hình ảnh hiếm hoi về ngày đầu những tiêm kích Su-27 được gia nhập biên chế Không quân ta. Đây là bức ảnh chuyến bay đầu tiên trên Su-27SK của Việt Nam do hai phi công huyền thoại Nguyễn Đức Soát và phi công Võ Văn Tuấn diễn ra vào năm 1995 trên bầu trời tổ quốc. Nguồn ảnh: Thượng tướng Võ Văn Tuấn.Hai người phi công được trao trọng trách thiêng liêng này chính là Trung tướng Nguyễn Đức Soát - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, là một trong số những phi công ACE của Việt Nam với chiến công hạ 6 máy bay Mỹ (lúc đó đang là Thiếu tướng) và phi công Võ Văn Tuấn lúc đó đang là trung đoàn trưởng trung đoàn không quân 937. Ảnh: Phi công Võ Văn Tuấn sau khi thực hiện chuyến bay an toàn.Sang năm 1996, Trung đoàn 937 được đón đồng chí Nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh đến thăm, phi công Võ Văn Tuấn một lần nữa được giao trọng trách vinh dự được bay trên chiếc Su-27SK trình diễn báo cáo với chủ tịch nước. Ảnh: Nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh nói chuyện đồng chí trung đoàn trưởng trung đoàn 937 Võ Văn Tuấn sau khi thực hiện xuất sắc chuyến bay của mình.Hình ảnh hiếm về quá trình bốc dỡ chiếc Su-27 của Việt Nam xuống từ máy bay vận tải An-22 Antaeus của Nga.Su-27 là một tiêm kích thế hệ 4, có chiều dài 21.9m, sải cánh 14.7m, trọng lượng cất cánh tối đa 23.000kg với sức mang 8.000kg vũ khí. Phiên bản Su-27SK là phiên bản chiến đấu 1 chỗ ngồi với số lượng 7 chiếc có trong biên chế, trong khi Su-27UBK là phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi, Việt Nam mua với số lượng 5 chiếc. Hiện nay Việt Nam đã mất một chiếc Su-27SK số hiệu 6007 vào năm 1998 và một máy bay Su-27SK cháy động cơ hoàn toàn số hiệu 6005 do chim bay vào động cơ. Ảnh: Tiêm kích Su-27SK của Việt NamSu-27 sử dụng hai động cơ tuabin phản lực AL-31F cho phép máy bay đạt vận tốc tối đa Mach 2.35, trần bay tối đa 18.5km, vận tốc leo cao 325m/s. Máy bay cũng có tầm bay tối đa 1.340km trên biển và lên đến 3.530 trên đất liền hoặc ở độ cao lớn. Ảnh: Tiêm kích Su-27SK của Việt Nam.Máy bay sử dụng loại radar N001 Mech cho phép Su-27 đồng thời theo dõi 10 mục tiêu bay và đồng thời tấn công 2 mục tiêu, với tầm phát hiện tới 80km ở bán cầu trước và 30-40km ở bán cầu sau đối với mục tiêu có bề mặt tán xạ radar 3 m2.Hiện nay, sau một thời gian dài sử dụng, các máy bay Su-27 của Không quân Việt Nam đã được nâng cấp ở cả nhà máy A32 trong nước cũng như ở nước ngoài, tiếp tục nâng cao sức mạnh chiến đấu, sát cánh cùng những chiến đấu cơ Su-30MK2 đàn em bảo vệ vững chắc bầu trời tổ quốc. Ảnh: Một chiếc Su-27SK Việt Nam sau nâng cấp ở Belarus với màu sơn cỏ mía mới tương tự màu sơn của Su-30MK2. Video Xem tiêm kích Su-27 Việt Nam ném bom tiêu diệt mục tiêu - Nguồn: QPVN
Đầu những năm 1990, Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 tiêm kích Su-27 phiên bản SK và UBK (huấn luyện), các máy bay này đã được bàn giao đầy đủ trong năm 1995, sau đó Việt Nam ký hợp đồng đặt mua thêm 6 chiếc Su-27 nữa nâng tổng số chiến đấu cơ thế hệ 4 trong biên chế Không quân Việt Nam lên con số 12.
Thời điểm Việt Nam mua các tiêm kích Su-27 là lúc mà tình hình biển Đông vô cùng phức tạp, trong khi các máy bay Su-22M và MiG-21 đang dần lạc hậu. Trong khi đó tình hình nội bộ Nga cũng có nhiều thay đổi, là cơ hội tốt để Việt Nam có thể mua các máy bay với giá tốt bởi nước Nga lúc đó quá thừa vũ khí nhưng lại thiếu những vật dụng thiết yếu khác. Ảnh: 6 phi công tiêm kích Su-27 đầu tiên của Việt Nam trong những ngày huấn luyện cùng huyền thoại Liên Xô/Nga Viktor Geogiyevich Pugachev.
Gần đây, chúng ta có cơ hội được tiếp cận với hình ảnh hiếm hoi về ngày đầu những tiêm kích Su-27 được gia nhập biên chế Không quân ta. Đây là bức ảnh chuyến bay đầu tiên trên Su-27SK của Việt Nam do hai phi công huyền thoại Nguyễn Đức Soát và phi công Võ Văn Tuấn diễn ra vào năm 1995 trên bầu trời tổ quốc. Nguồn ảnh: Thượng tướng Võ Văn Tuấn.
Hai người phi công được trao trọng trách thiêng liêng này chính là Trung tướng Nguyễn Đức Soát - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, là một trong số những phi công ACE của Việt Nam với chiến công hạ 6 máy bay Mỹ (lúc đó đang là Thiếu tướng) và phi công Võ Văn Tuấn lúc đó đang là trung đoàn trưởng trung đoàn không quân 937. Ảnh: Phi công Võ Văn Tuấn sau khi thực hiện chuyến bay an toàn.
Sang năm 1996, Trung đoàn 937 được đón đồng chí Nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh đến thăm, phi công Võ Văn Tuấn một lần nữa được giao trọng trách vinh dự được bay trên chiếc Su-27SK trình diễn báo cáo với chủ tịch nước. Ảnh: Nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh nói chuyện đồng chí trung đoàn trưởng trung đoàn 937 Võ Văn Tuấn sau khi thực hiện xuất sắc chuyến bay của mình.
Hình ảnh hiếm về quá trình bốc dỡ chiếc Su-27 của Việt Nam xuống từ máy bay vận tải An-22 Antaeus của Nga.
Su-27 là một tiêm kích thế hệ 4, có chiều dài 21.9m, sải cánh 14.7m, trọng lượng cất cánh tối đa 23.000kg với sức mang 8.000kg vũ khí. Phiên bản Su-27SK là phiên bản chiến đấu 1 chỗ ngồi với số lượng 7 chiếc có trong biên chế, trong khi Su-27UBK là phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi, Việt Nam mua với số lượng 5 chiếc. Hiện nay Việt Nam đã mất một chiếc Su-27SK số hiệu 6007 vào năm 1998 và một máy bay Su-27SK cháy động cơ hoàn toàn số hiệu 6005 do chim bay vào động cơ. Ảnh: Tiêm kích Su-27SK của Việt Nam
Su-27 sử dụng hai động cơ tuabin phản lực AL-31F cho phép máy bay đạt vận tốc tối đa Mach 2.35, trần bay tối đa 18.5km, vận tốc leo cao 325m/s. Máy bay cũng có tầm bay tối đa 1.340km trên biển và lên đến 3.530 trên đất liền hoặc ở độ cao lớn. Ảnh: Tiêm kích Su-27SK của Việt Nam.
Máy bay sử dụng loại radar N001 Mech cho phép Su-27 đồng thời theo dõi 10 mục tiêu bay và đồng thời tấn công 2 mục tiêu, với tầm phát hiện tới 80km ở bán cầu trước và 30-40km ở bán cầu sau đối với mục tiêu có bề mặt tán xạ radar 3 m2.
Hiện nay, sau một thời gian dài sử dụng, các máy bay Su-27 của Không quân Việt Nam đã được nâng cấp ở cả nhà máy A32 trong nước cũng như ở nước ngoài, tiếp tục nâng cao sức mạnh chiến đấu, sát cánh cùng những chiến đấu cơ Su-30MK2 đàn em bảo vệ vững chắc bầu trời tổ quốc. Ảnh: Một chiếc Su-27SK Việt Nam sau nâng cấp ở Belarus với màu sơn cỏ mía mới tương tự màu sơn của Su-30MK2.
Video Xem tiêm kích Su-27 Việt Nam ném bom tiêu diệt mục tiêu - Nguồn: QPVN