Ít ai biết rằng Nga-Mỹ từng là đồng minh thân thiết trong suốt nhiều thập niên, khi mối quan hệ giữa Đế quốc Nga và Mỹ có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tốt đến mức trong quá khứ quân đội Nga Hoàng đã từng chiến đấu trên đất Mỹ chống lại kẻ thù chung của cả hai nước là Anh và Pháp. Nguồn ảnh: Wiki.Khi Cách mạng tháng 10 Nga nổ ra, Đế quốc Nga do Nga Hoàng đứng đầu bị lực lượng Bolsheviks lật đổ, Mỹ cũng nhiều nước Đồng Minh khác đã trực tiếp đưa quân sang hổ trợ cho Quân đội Bạch vệ (tàn dư Đế quốc Nga cũ) chống lại quân đội cách mạng của những người Bolsheviks khi đó. Nguồn ảnh: Getty Images.Cụ thể, trong thời gian từ năm 1918 tới năm 1920, mặc dù Nga Hoàng Nikolai II lúc này đã bị lực lượng cách mạng xử tử nhưng quân Đồng Minh vẫn tiếp tục đổ quân sang Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông, Nga để hỗ trợ lực lượng quân đội Bạch Vệ đang trôi dạt về đây sau khi bại trận ở Moscow. Nguồn ảnh:Wiki.Dưới sự hỗ trợ từ người Mỹ mà cụ thể là Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là Woodrow Wilson, hơn 40.000 quân Tiệp Khắc đã thực hiện hành trình hàng nghìn km từ Đông Âu tới tận Vladivostok để gia nhập vào lực lượng viễn chinh Mỹ ở Viễn Đông. Nguồn ảnh: Army.Quân đội Mỹ đưa tới đây khoảng 5000 quân cùng với một lượng lớn các phương tiện vận tải như xe ô-tô, xe ngựa và xe chó kéo tới vùng Viễn Đông lạnh giá của Nga, phối hợp cùng tàn quân Bạch Vệ tiến hành một cuộc chiến chống lại chính quyền cách mạng Bolsheviks . Nguồn ảnh: Siberia.Mục tiêu của lực lượng này là tạo ra một vùng lãnh thổ độc lập ở vùng Viễn Đông của Nga khi đó và là một phần của Nội chiến Nga năm 1917 ngay sau Cách mạng Tháng 10. Tuy nhiên mọi chuyện lại không diễn ra như những gì người Mỹ mong muốn. Nguồn ảnh: Alamy.Ở giai đoạn đỉnh điểm, lực lượng viễn chinh Mỹ tại Viễn Đông có quân số lên đến 7.950 quân. Được trang bị các loại vũ khí hiện đại cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của lính tình nguyện Tiệp Khắc. Nguồn ảnh: Army.Mặc dù vậy, lực lượng cách mạng Bonsevik sau khi củng cố được chính quyền non trẻ của mình ở Moscow đã quyết tiến chiếm lại vùng lãnh thổ xa xôi của mình ở Viễn Đông. Đó cũng chính là thời điểm sự đối đầu giữa chính quyền Bonsevik (Liên Xô sau đó) và Mỹ diễn ra kéo dài tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Army.Nhưng với mùa đông kéo dài quá khắc nghiệt và không được tiếp tế đầy đue, lực lượng quân tình nguyện Tiệp Khắc chưa đánh đã dần tan dã, một số theo tàu sơ tán về Mỹ, một phần nhỏ dạt xuống Mông Cổ, Trung Quốc, số còn lại đầu hàng chính quyền cách mạng Bonsevik, định cư sinh sống ngay tại Viễn Đông. Nguồn ảnh: Getty Images.Không có con số chính thức về quân số quân đội cách mạng c(Hồng quân) tham gia cuộc chiến với Mỹ và lính tình nguyện Tiệp Khắc tại vùng Viễn Đông. Tuy nhiên theo ước tính có khoảng 235 lính Hồng quân thiệt mạng trong các cuộc sung đột và thời tiết khắc nghiệt tại đây. Nguồn ảnh: Military.Phía Mỹ có khoảng 189 lính thiệt mạng trong suốt thời gian tham chiến tại vùng Viễn Đông, mặc dù vậy các tài liệu của Mỹ có ghi nhận rằng phần lớn binh lính của họ thiệt mạng do mùa đông "khắc nghiệt ngoài dự tính". Trong ảnh là trang bị của các binh lính Đồng Minh tham chiến tại vùng Viễn Đông trong năm 1919. Nguồn ảnh: Wiki.Nhìn chung cuộc chiến giữa Mỹ và chính quyền Bonsevik (tiền thân của Liên Xô) diễn ra ở Vladivostok và một số vùng khác ở Viễn Đông chỉ diễn ra ở quy mô hạn chế và hầu như không có giao tranh lớn. Tuy nhiên nó lại tác động lớn lịch sử thế giới sau này, khi cả Mỹ và Liên Xô đều trở thành các cường quốc ở hai thái cực đối lập. Nguồn ảnh: HistoryNet.Người lính Mỹ cuối cùng rút lui khỏi vùng Viễn Đông Nga vào ngày 1/4/1920. Kể từ đó đến nay, Liên Xô cũ và Nga ngày nay luôn có một mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Mỹ, dù hai nước đã từng là đồng minh thân thiết cách đây đúng 100 năm . Nguồn ảnh: Sebiria.
Ít ai biết rằng Nga-Mỹ từng là đồng minh thân thiết trong suốt nhiều thập niên, khi mối quan hệ giữa Đế quốc Nga và Mỹ có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tốt đến mức trong quá khứ quân đội Nga Hoàng đã từng chiến đấu trên đất Mỹ chống lại kẻ thù chung của cả hai nước là Anh và Pháp. Nguồn ảnh: Wiki.
Khi Cách mạng tháng 10 Nga nổ ra, Đế quốc Nga do Nga Hoàng đứng đầu bị lực lượng Bolsheviks lật đổ, Mỹ cũng nhiều nước Đồng Minh khác đã trực tiếp đưa quân sang hổ trợ cho Quân đội Bạch vệ (tàn dư Đế quốc Nga cũ) chống lại quân đội cách mạng của những người Bolsheviks khi đó. Nguồn ảnh: Getty Images.
Cụ thể, trong thời gian từ năm 1918 tới năm 1920, mặc dù Nga Hoàng Nikolai II lúc này đã bị lực lượng cách mạng xử tử nhưng quân Đồng Minh vẫn tiếp tục đổ quân sang Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông, Nga để hỗ trợ lực lượng quân đội Bạch Vệ đang trôi dạt về đây sau khi bại trận ở Moscow. Nguồn ảnh:Wiki.
Dưới sự hỗ trợ từ người Mỹ mà cụ thể là Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là Woodrow Wilson, hơn 40.000 quân Tiệp Khắc đã thực hiện hành trình hàng nghìn km từ Đông Âu tới tận Vladivostok để gia nhập vào lực lượng viễn chinh Mỹ ở Viễn Đông. Nguồn ảnh: Army.
Quân đội Mỹ đưa tới đây khoảng 5000 quân cùng với một lượng lớn các phương tiện vận tải như xe ô-tô, xe ngựa và xe chó kéo tới vùng Viễn Đông lạnh giá của Nga, phối hợp cùng tàn quân Bạch Vệ tiến hành một cuộc chiến chống lại chính quyền cách mạng Bolsheviks . Nguồn ảnh: Siberia.
Mục tiêu của lực lượng này là tạo ra một vùng lãnh thổ độc lập ở vùng Viễn Đông của Nga khi đó và là một phần của Nội chiến Nga năm 1917 ngay sau Cách mạng Tháng 10. Tuy nhiên mọi chuyện lại không diễn ra như những gì người Mỹ mong muốn. Nguồn ảnh: Alamy.
Ở giai đoạn đỉnh điểm, lực lượng viễn chinh Mỹ tại Viễn Đông có quân số lên đến 7.950 quân. Được trang bị các loại vũ khí hiện đại cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của lính tình nguyện Tiệp Khắc. Nguồn ảnh: Army.
Mặc dù vậy, lực lượng cách mạng Bonsevik sau khi củng cố được chính quyền non trẻ của mình ở Moscow đã quyết tiến chiếm lại vùng lãnh thổ xa xôi của mình ở Viễn Đông. Đó cũng chính là thời điểm sự đối đầu giữa chính quyền Bonsevik (Liên Xô sau đó) và Mỹ diễn ra kéo dài tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Army.
Nhưng với mùa đông kéo dài quá khắc nghiệt và không được tiếp tế đầy đue, lực lượng quân tình nguyện Tiệp Khắc chưa đánh đã dần tan dã, một số theo tàu sơ tán về Mỹ, một phần nhỏ dạt xuống Mông Cổ, Trung Quốc, số còn lại đầu hàng chính quyền cách mạng Bonsevik, định cư sinh sống ngay tại Viễn Đông. Nguồn ảnh: Getty Images.
Không có con số chính thức về quân số quân đội cách mạng c(Hồng quân) tham gia cuộc chiến với Mỹ và lính tình nguyện Tiệp Khắc tại vùng Viễn Đông. Tuy nhiên theo ước tính có khoảng 235 lính Hồng quân thiệt mạng trong các cuộc sung đột và thời tiết khắc nghiệt tại đây. Nguồn ảnh: Military.
Phía Mỹ có khoảng 189 lính thiệt mạng trong suốt thời gian tham chiến tại vùng Viễn Đông, mặc dù vậy các tài liệu của Mỹ có ghi nhận rằng phần lớn binh lính của họ thiệt mạng do mùa đông "khắc nghiệt ngoài dự tính". Trong ảnh là trang bị của các binh lính Đồng Minh tham chiến tại vùng Viễn Đông trong năm 1919. Nguồn ảnh: Wiki.
Nhìn chung cuộc chiến giữa Mỹ và chính quyền Bonsevik (tiền thân của Liên Xô) diễn ra ở Vladivostok và một số vùng khác ở Viễn Đông chỉ diễn ra ở quy mô hạn chế và hầu như không có giao tranh lớn. Tuy nhiên nó lại tác động lớn lịch sử thế giới sau này, khi cả Mỹ và Liên Xô đều trở thành các cường quốc ở hai thái cực đối lập. Nguồn ảnh: HistoryNet.
Người lính Mỹ cuối cùng rút lui khỏi vùng Viễn Đông Nga vào ngày 1/4/1920. Kể từ đó đến nay, Liên Xô cũ và Nga ngày nay luôn có một mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Mỹ, dù hai nước đã từng là đồng minh thân thiết cách đây đúng 100 năm . Nguồn ảnh: Sebiria.