Tại một trận địa tên lửa phòng không của Ukraine nằm gần Kherson, cách mặt trận khoảng 25 km, radar trinh sát của hệ thống phòng không IRIS-T đã bị phá hủy bởi bom lượn có điều khiển của Không quân Nga.Thông tin này được nhà báo người Đức Julian Röpcke, phóng viên cao cấp của tờ của Bild, chia sẻ trên mạng xã hội X (mạng Twitter trước đây). Röpcke khẳng định, bom lượn của Nga có sức tàn phá khủng khiếp và được thả chính xác.Phóng viên Röpcke đã chỉ ra những khó khăn của Ukraine với Thủ tướng Đức Olaf Scholz rằng, “Ukraine sẽ không thể chiếm ưu thế nếu chúng ta chỉ cung cấp cho nước này những hệ thống phòng thủ như IRIS-T và Patriot, mà không trang bị vũ khí tấn công hoặc bật đèn xanh để Kiev tấn công các sân bay quân sự của Nga”.Röpcke cũng khẳng định, đài radar của hệ thống phòng không IRIS-T bị phá hủy không phải là “mục tiêu giả bằng cao su” hay “hình nộm”. Ông làm rõ điều này khi trả lời câu hỏi liệu việc đặt radar ở ngoài khu vực trống trải, không được ngụy trang có phải là điều tốt hay không.Trong phân tích của mình về hệ thống radar IRIS-T của Ukraine đã bị phá hủy, Röpcke mô tả đó là một trong ba hệ thống radar IRIS-T mà Ukraine đang sở hữu. Theo phóng viên Röpcke, cho đến nay, Đức đã cung cấp 3 hệ thống như vậy và dự kiến sẽ có thêm 6 hệ thống nữa trong những tháng tới.Tính đến ngày 28/12, Ukraine đã có ba hệ thống phòng không IRIS-T và tất cả đều do Đức viện trợ. Tài khoản Twitter Ukraine Weapons Tracker vào tháng 8/2023 đã đưa một đoạn video về việc Nga phá hủy hệ thống phòng không IRIS-T SLM đầu tiên của Ukraine bằng vũ khí UAV tự sát Lancet-3.Tuy nhiên, thông tin của Weapons Tracker được xác nhận là UAV Lancet của Nga đã đánh trúng vào mục tiêu IRIS-T giả, rất có thể là mồi nhử bằng gỗ hoặc bằng cao su. Theo thông tin do Bộ Quốc phòng Đức công bố hồi tháng 8/2023, Quân đội Ukraine được Berlin viện trợ hai hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T SLM, cùng với một radar trinh sát TRML-4D.Hiện tại, Ukraine dường như đã sở hữu thêm một hệ thống IRIS-T, nhưng hệ thống thứ ba dường như sẽ không được sử dụng trong thời gian tới, cho đến khi một radar mới được bàn giao; hoặc radar bị phá hủy vào ngày 28/12 vừa qua được sửa chữa.Hiện một số chuyên gia quân sự thắc mắc, tại sao lực lượng phòng không Ukraine lại bố trí hệ thống IRIS-T của họ ở nơi gần khu vực chiến tuyến như vậy? Có một lời giải thích đơn giản đó là, với tầm bắn của IRIS-T, trận địa phải bố trí ở gần mặt trận, chính xác là 25 km.Với cự ly như vậy, hệ thống IRIS-T trở thành mục tiêu của nhiều loại vũ khí tấn công, khi Nga cố gắng vô hiệu hóa nó bằng mọi vũ khí mà họ có; thậm chí là bằng cả tên lửa dẫn đường phóng từ trên không, tên lửa chống bức xạ, tên lửa Kinzhal, tên lửa đạn đạo Iskander và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất.Đặc biệt là các mục tiêu nằm gần khu vực mặt trận của Ukraine, có một thứ vũ khí của Nga đặc biệt nguy hiểm đe dọa, đó là những quả bom lượn có điều khiển, giống như bom lượn JDAM-ER của Mỹ. Oleg Katkov, Tổng biên tập của Defense Express, đã làm sáng tỏ mối đe dọa này trong cuộc phỏng vấn với HB.Ông Katkov minh họa: “Những quả bom lượn có điều khiển của Nga có đặc điểm khí động học vượt trội và có thể bay được quãng đường tương đối xa. Mặc dù đó chỉ là những quả bom thường, nhưng nhờ có cánh lượn, nó có thể bay vài chục km, giúp phi công Nga thả bom ngoài vùng sát thương của phần lớn hệ thống phòng không Ukraine. Những quả bom lượn của Nga được lắp hệ thống dẫn đường tùy chỉnh (UMPK), giúp dẫn bom tới mục tiêu một cách chính xác. Thông thường, người Nga sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính và vệ tinh hoặc chỉ sử dụng phương pháp dẫn đường vệ tinh cho những quả bom lượn của họ”.Theo các nguồn tin phương Tây, trong mấy ngày qua, Quân đội Ukraine cũng đã mất ít nhất hai trung đội tên lửa phòng không NASAMS, do các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo Kinzhal Kh-47M2 của Không quân Nga. Truyền thông phương Tây cho biết, Nga đã sử dụng tên lửa Kinzhal tấn công với quy mô lớn vào các mục tiêu quân sự ở Ukraine, phá hủy các hệ thống phòng không NASAMS do các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine. Hệ thống tên lửa phòng không NASAMS được Na Uy và Mỹ hợp tác phát triển, về khả năng và phương thức hoạt động, tương tự như hệ thống phòng không IRIS-T của Đức; chúng đều được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay ở độ cao thấp và trung bình.Các hệ thống phòng không như IRIS-T hay NASAMS đều có khả năng tiêu diệt UAV, trực thăng, máy bay cánh bằng, tên lửa hành trình, một số mục tiêu trên không khác và chúng đều sử dụng loại tên lửa không đối không có đầu tự dẫn, được cải tiến để có thể phóng đi từ các bệ phóng mặt đất. Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, Kiev đã nhận được một số hệ thống phòng NASAMS của Mỹ và Na Uy viện trợ, đó đều là mục tiêu bị Nga săn lùng ráo riết. Mục đích là giúp máy bay của Nga không phải đối mặt với những mối đe dọa từ những hệ thống phòng không chết người này. Nghi vấn bom lượn có điều khiển của Nga phá hủy radar của hệ thống phòng không IRIS-T của Ukraine tại Kherson. Nguồn: Bulgarian Military.
Tại một trận địa tên lửa phòng không của Ukraine nằm gần Kherson, cách mặt trận khoảng 25 km, radar trinh sát của hệ thống phòng không IRIS-T đã bị phá hủy bởi bom lượn có điều khiển của Không quân Nga.
Thông tin này được nhà báo người Đức Julian Röpcke, phóng viên cao cấp của tờ của Bild, chia sẻ trên mạng xã hội X (mạng Twitter trước đây). Röpcke khẳng định, bom lượn của Nga có sức tàn phá khủng khiếp và được thả chính xác.
Phóng viên Röpcke đã chỉ ra những khó khăn của Ukraine với Thủ tướng Đức Olaf Scholz rằng, “Ukraine sẽ không thể chiếm ưu thế nếu chúng ta chỉ cung cấp cho nước này những hệ thống phòng thủ như IRIS-T và Patriot, mà không trang bị vũ khí tấn công hoặc bật đèn xanh để Kiev tấn công các sân bay quân sự của Nga”.
Röpcke cũng khẳng định, đài radar của hệ thống phòng không IRIS-T bị phá hủy không phải là “mục tiêu giả bằng cao su” hay “hình nộm”. Ông làm rõ điều này khi trả lời câu hỏi liệu việc đặt radar ở ngoài khu vực trống trải, không được ngụy trang có phải là điều tốt hay không.
Trong phân tích của mình về hệ thống radar IRIS-T của Ukraine đã bị phá hủy, Röpcke mô tả đó là một trong ba hệ thống radar IRIS-T mà Ukraine đang sở hữu. Theo phóng viên Röpcke, cho đến nay, Đức đã cung cấp 3 hệ thống như vậy và dự kiến sẽ có thêm 6 hệ thống nữa trong những tháng tới.
Tính đến ngày 28/12, Ukraine đã có ba hệ thống phòng không IRIS-T và tất cả đều do Đức viện trợ. Tài khoản Twitter Ukraine Weapons Tracker vào tháng 8/2023 đã đưa một đoạn video về việc Nga phá hủy hệ thống phòng không IRIS-T SLM đầu tiên của Ukraine bằng vũ khí UAV tự sát Lancet-3.
Tuy nhiên, thông tin của Weapons Tracker được xác nhận là UAV Lancet của Nga đã đánh trúng vào mục tiêu IRIS-T giả, rất có thể là mồi nhử bằng gỗ hoặc bằng cao su.
Theo thông tin do Bộ Quốc phòng Đức công bố hồi tháng 8/2023, Quân đội Ukraine được Berlin viện trợ hai hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T SLM, cùng với một radar trinh sát TRML-4D.
Hiện tại, Ukraine dường như đã sở hữu thêm một hệ thống IRIS-T, nhưng hệ thống thứ ba dường như sẽ không được sử dụng trong thời gian tới, cho đến khi một radar mới được bàn giao; hoặc radar bị phá hủy vào ngày 28/12 vừa qua được sửa chữa.
Hiện một số chuyên gia quân sự thắc mắc, tại sao lực lượng phòng không Ukraine lại bố trí hệ thống IRIS-T của họ ở nơi gần khu vực chiến tuyến như vậy? Có một lời giải thích đơn giản đó là, với tầm bắn của IRIS-T, trận địa phải bố trí ở gần mặt trận, chính xác là 25 km.
Với cự ly như vậy, hệ thống IRIS-T trở thành mục tiêu của nhiều loại vũ khí tấn công, khi Nga cố gắng vô hiệu hóa nó bằng mọi vũ khí mà họ có; thậm chí là bằng cả tên lửa dẫn đường phóng từ trên không, tên lửa chống bức xạ, tên lửa Kinzhal, tên lửa đạn đạo Iskander và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất.
Đặc biệt là các mục tiêu nằm gần khu vực mặt trận của Ukraine, có một thứ vũ khí của Nga đặc biệt nguy hiểm đe dọa, đó là những quả bom lượn có điều khiển, giống như bom lượn JDAM-ER của Mỹ. Oleg Katkov, Tổng biên tập của Defense Express, đã làm sáng tỏ mối đe dọa này trong cuộc phỏng vấn với HB.
Ông Katkov minh họa: “Những quả bom lượn có điều khiển của Nga có đặc điểm khí động học vượt trội và có thể bay được quãng đường tương đối xa. Mặc dù đó chỉ là những quả bom thường, nhưng nhờ có cánh lượn, nó có thể bay vài chục km, giúp phi công Nga thả bom ngoài vùng sát thương của phần lớn hệ thống phòng không Ukraine.
Những quả bom lượn của Nga được lắp hệ thống dẫn đường tùy chỉnh (UMPK), giúp dẫn bom tới mục tiêu một cách chính xác. Thông thường, người Nga sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính và vệ tinh hoặc chỉ sử dụng phương pháp dẫn đường vệ tinh cho những quả bom lượn của họ”.
Theo các nguồn tin phương Tây, trong mấy ngày qua, Quân đội Ukraine cũng đã mất ít nhất hai trung đội tên lửa phòng không NASAMS, do các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo Kinzhal Kh-47M2 của Không quân Nga.
Truyền thông phương Tây cho biết, Nga đã sử dụng tên lửa Kinzhal tấn công với quy mô lớn vào các mục tiêu quân sự ở Ukraine, phá hủy các hệ thống phòng không NASAMS do các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
Hệ thống tên lửa phòng không NASAMS được Na Uy và Mỹ hợp tác phát triển, về khả năng và phương thức hoạt động, tương tự như hệ thống phòng không IRIS-T của Đức; chúng đều được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay ở độ cao thấp và trung bình.
Các hệ thống phòng không như IRIS-T hay NASAMS đều có khả năng tiêu diệt UAV, trực thăng, máy bay cánh bằng, tên lửa hành trình, một số mục tiêu trên không khác và chúng đều sử dụng loại tên lửa không đối không có đầu tự dẫn, được cải tiến để có thể phóng đi từ các bệ phóng mặt đất.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, Kiev đã nhận được một số hệ thống phòng NASAMS của Mỹ và Na Uy viện trợ, đó đều là mục tiêu bị Nga săn lùng ráo riết. Mục đích là giúp máy bay của Nga không phải đối mặt với những mối đe dọa từ những hệ thống phòng không chết người này.
Nghi vấn bom lượn có điều khiển của Nga phá hủy radar của hệ thống phòng không IRIS-T của Ukraine tại Kherson. Nguồn: Bulgarian Military.