Trung bình mỗi năm lực lượng Không quân Trung Quốc tuyển khoảng 45 chỉ tiêu nữ giới, tuy nhiên chặng đường từ lúc thi đỗ tới khi được tung cánh trên bầu trời là rất gian nan và không phải cô gái nào cũng có thể đi được đến cái đích cuối cùng là trở thành một nữ phi công. Nguồn ảnh: Sina.Xian JH-7 là loại tiêm kích - bom có khả năng mang theo tối đa tới 9 tấn bom treo dưới bụng và hai cánh. Đây là loại chiến đấu cơ hai chỗ ngồi với một vị trí điều khiển hỏa lực và một vị trí phi công chính. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù nhiệm vụ điều khiển hỏa lực và điều khiển máy bay được phân chia rõ ràng nhưng cả hai phi công đều có khả năng đảm nhận được công việc của người còn lại. Trong trường hợp một phi công mất khả năng chiến đấu, người còn lại vẫn có thể tiếp tục một mình điều khiển máy bay quay về căn cứ an toàn hoặc thậm chí là tham chiến chỉ với một người lái. Nguồn ảnh: Sina.Trên những chiếc máy bay hai vị trí như Xian JH-7, các nữ phi công Trung Quốc thường đảm nhận vị trí ngồi phía sau-người điều khiển hỏa lực chính kiêm hoa tiêu. Giác quan nhạy bén và tính cẩn thận của phụ nữ thường làm tốt nhiệm vụ hoa tiêu hơn so với các đấng mày râu. Nguồn ảnh: Sina.Vị trí ngồi phía sau của phi công nữ cũng đồng nghĩa với việc cô sẽ là người chịu trách chính trong việc điều khiển 9 tấn bom trên chiếc Xian JH-7. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù có thể lực thua kém hơn so với nam giới, tuy nhiên toàn bộ những bài tập huấn luyện của các nữ phi công này đều giống hệt so với các bài tập dành cho các đồng nghiệp nam, vì đơn giản, khi đã ngồi lên máy bay thì mọi áp lực họ phải chịu là như nhau, không ngoại lệ. Nguồn ảnh: Sina.Máy bay ném bom Xian JH-7 của Trung Quốc có tốc độ bay tối đa lên tới Mach 1,75 tương đương với khoảng 1808 km/h. Tầm bay tối đa của chiếc cường kích chiến đấu này vào khoảng 3700 km và có trần bay khoảng 16000 m. Nguồn ảnh: Sina.Khi máy bay vào cua ở tốc độ tối đa, các nữ phi công sẽ phải chịu áp lực nặng gấp 6 lần trọng lượng cơ thể đè lên ngực. Ngoài các thiết bị hỗ trợ, các nữ phi công còn cần phải có một nền tảng thể lực thật tốt và sự tập trung cao độ vào từng nhịp thở để không bị ngất xỉu. Nguồn ảnh: Sina.Được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 1992, tới năm 2014 phía Trung Quốc đã có tổng cộng 240 chiếc chiến đấu cơ Xian JH-7 phục vụ trong biên chế, tuy nhiên do những đòi hỏi quá khắt khe về thể lực nên mới chỉ có hơn 10 phi công nữ điều khiển các máy bay ném bom-tấn công loại này. Nguồn ảnh: Sina.
Trung bình mỗi năm lực lượng Không quân Trung Quốc tuyển khoảng 45 chỉ tiêu nữ giới, tuy nhiên chặng đường từ lúc thi đỗ tới khi được tung cánh trên bầu trời là rất gian nan và không phải cô gái nào cũng có thể đi được đến cái đích cuối cùng là trở thành một nữ phi công. Nguồn ảnh: Sina.
Xian JH-7 là loại tiêm kích - bom có khả năng mang theo tối đa tới 9 tấn bom treo dưới bụng và hai cánh. Đây là loại chiến đấu cơ hai chỗ ngồi với một vị trí điều khiển hỏa lực và một vị trí phi công chính. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù nhiệm vụ điều khiển hỏa lực và điều khiển máy bay được phân chia rõ ràng nhưng cả hai phi công đều có khả năng đảm nhận được công việc của người còn lại. Trong trường hợp một phi công mất khả năng chiến đấu, người còn lại vẫn có thể tiếp tục một mình điều khiển máy bay quay về căn cứ an toàn hoặc thậm chí là tham chiến chỉ với một người lái. Nguồn ảnh: Sina.
Trên những chiếc máy bay hai vị trí như Xian JH-7, các nữ phi công Trung Quốc thường đảm nhận vị trí ngồi phía sau-người điều khiển hỏa lực chính kiêm hoa tiêu. Giác quan nhạy bén và tính cẩn thận của phụ nữ thường làm tốt nhiệm vụ hoa tiêu hơn so với các đấng mày râu. Nguồn ảnh: Sina.
Vị trí ngồi phía sau của phi công nữ cũng đồng nghĩa với việc cô sẽ là người chịu trách chính trong việc điều khiển 9 tấn bom trên chiếc Xian JH-7. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù có thể lực thua kém hơn so với nam giới, tuy nhiên toàn bộ những bài tập huấn luyện của các nữ phi công này đều giống hệt so với các bài tập dành cho các đồng nghiệp nam, vì đơn giản, khi đã ngồi lên máy bay thì mọi áp lực họ phải chịu là như nhau, không ngoại lệ. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay ném bom Xian JH-7 của Trung Quốc có tốc độ bay tối đa lên tới Mach 1,75 tương đương với khoảng 1808 km/h. Tầm bay tối đa của chiếc cường kích chiến đấu này vào khoảng 3700 km và có trần bay khoảng 16000 m. Nguồn ảnh: Sina.
Khi máy bay vào cua ở tốc độ tối đa, các nữ phi công sẽ phải chịu áp lực nặng gấp 6 lần trọng lượng cơ thể đè lên ngực. Ngoài các thiết bị hỗ trợ, các nữ phi công còn cần phải có một nền tảng thể lực thật tốt và sự tập trung cao độ vào từng nhịp thở để không bị ngất xỉu. Nguồn ảnh: Sina.
Được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 1992, tới năm 2014 phía Trung Quốc đã có tổng cộng 240 chiếc chiến đấu cơ Xian JH-7 phục vụ trong biên chế, tuy nhiên do những đòi hỏi quá khắt khe về thể lực nên mới chỉ có hơn 10 phi công nữ điều khiển các máy bay ném bom-tấn công loại này. Nguồn ảnh: Sina.